Đảng bộ huyện Bình Lục lãnh đạo xâydựng nếp sốngvăn hoá mới từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 40 - 60)

2000 đến năm 2010

Để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng ĐSVH và hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” của Nghị quyết TW 5 (khoá VIII), Đảng bộ huyện Bình Lục đã chính thức phát động thực hiện rộng rãi cuộc vận động này. Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào cấp huyện gồm 26 đồng chí do đồng chí Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ làm trưởng ban; đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Văn - Xã làm Phó trưởng ban; 02 cơ quan thường trực là Phòng VHTT và Uỷ Ban MTTQ cùng các thành viên là lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan.

Kiện toàn Ban chỉ đạo 21 xã, thị trấn do đồng chí Bí thư Đảng uỷ hoặc Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và Ban vận động 251 thôn làng.

Đảng bộ huyện Bình Lục chủ trương đề ra mục đích của phong trào:

Thứ nhất: Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền ban ngành, đoàn thể, từ trong cơ quan nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hoá và con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và của huyện nói riêng.

Thứ hai: Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể tạo nên sức mạnh đồng bộ, đẩy mạnh các phong trào đang triển khai như: phong trào xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng phong trào “người tốt việc tốt”, phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư”,

xây dựng “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,… đạt chuẩn văn hoá”, phong trào “Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào “Học tập, lao động sáng tạo”,…

Thứ ba: Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá văn hoá, xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng các thiết chế văn hoá thể thao cơ sở đồng bộ cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, nội dung, phương thức hoạt động và thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

Thứ tư: Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”, đồng thời bổ sung lồng ghép nội dung văn hoá và các phong trào hiện có của các ban ngành, đoàn thể ở các địa phương trong huyện.

Thứ năm: Phát huy sức mạnh tổng hợp của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH, tạo chuyển biến cơ bản trong việc: thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng môi trường văn hoá, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, giữ gìn phát huy các giá trị truyền thống lành mạnh của dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin - thể dục thể thao, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng khó khăn của huyện. Đồng thời thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của huyện.

Trong thời gian tới cần huy động sức mạnh của toàn Đảng uỷ huyện, toàn dân, mọi nguồn lực xã hội tập trung vào hai lĩnh vực cụ thể: Đoàn kết xây dựng tư tưởng đạo đức, nếp sống lành mạnh, tốt đẹp và đoàn kết xây dựng ĐSVH ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức xã hội phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Huyện uỷ Bình Lục chủ trương thực hiện: Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, phát huy các thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động được nhiều nguồn nhân lực, tạo nhiều việc làm để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh; …Trên cơ sở mục tiêu trên, Đảng uỷ huyện Bình Lục đã xác định các phong trào cụ thể để phát triển, qua đó đã xác định đây là phong trào quần chúng rộng rãi, mọi cá nhân, tập thể trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia: xây dựng người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hoá; toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; xây dựng nếp sống văn hoá ở các công sở, doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang; toàn dân rèn luyện học tập và thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại; đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo. Đồng thời loại bỏ dần những cái xấu, cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và

làm việc theo pháp luật. Huy động mọi nguồn lực của tỉnh tham gia vào các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân.

Các Nghị quyết của Huyện uỷ từ các cấp ch ính quyền cho đến cơ sở đều đã bám sát tình hình thực tế của đi ̣a phương để có biện pháp chỉ đa ̣o đúng.

Sau công tác tuyên truyền vận động, Huyện uỷ Bình Lục tiến hành công tác kiểm tra đánh giá. Chỉ đạo các cấp, Uỷ ban Kiểm tra các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác văn hoá. Chỉ đạo Phòng văn hoá và Thông tin huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ về văn hoá trên địa bàn huyện như: sách báo, băng đĩa, internet,…Đã kịp thời phát hiện và lập biên bản, tịch thu và tiêu huỷ các văn hoá phẩm không được phép lưu hành, qua đó góp phần giữ gìn môi trường văn hoá lành mạnh cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc tổ chức các lễ hội truyền thống trên địa bàn đảm bảo đúng quy định, từng bước hạn chế các hoạt động mê tín, dị đoan hoặc lợi dụng tín ngưỡng tâm linh để thương mại hoá.

Hàng năm chỉ đạo UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký xây dựng làng, xóm, cơ quan văn hoá, làng văn hoá sức khoẻ, gia đình văn hoá tiêu biểu để ra nghị quyết công nhận và tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời tại Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”. Phòng văn hoá và Thông tin tiến hành sơ kết, tổng kết định kỳ hoạt động nhằm đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, từ đó tham mưu cho cấp uỷ, UBND huyện xây dựng phương hướng, nhiệm vụ văn hoá năm tới sát thực tiến và đạt hiệu quả cao. Tổ chức sơ kết 5 năm, 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) theo sự chỉ đạo của các cấp trên đảm bảo kế hoạch và mục đích, yêu cầu đề ra.

Sau khi được thành lập và kiện toàn, Ban chỉ đạo đã kịp thời ban hành các Hướng dẫn thực hiện các chương trình của TW và của Tỉnh uỷ. Nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” về vấn đề xây dựng nếp sống văn hoá mới được tiến hành ở cấp cơ sở của huyện như: Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Thực hiê ̣n các chương trình , dự án, chỉ thị của Tỉnh ủy Hà Nam, Huyện uỷ Bình Lục với 21 xã và 1 thị trấn cũng đã triển khai thực hiện phong trào theo đúng yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh bằng việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá. Đồng thời tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương , của tỉnh về xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Trong đó, mỗi thị trấn hay mỗi xã chọn một số nội dung trọng tâm để chỉ đạo như: xây dựng mô hình huyện điểm văn hoá, xây dựng mô hình tổ chức cưới theo nếp sống văn hoá, xây dựng các mô hình dòng họ văn hoá,... Cấp ủy đảng các xã xa thị trấn thì Huyện uỷ tập trung chỉ đạo thực hiê ̣n đề án xóa đói, giảm nghèo, xây dựng mô hình ăn ở vệ sinh, xóa bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng hương ước, quy ước thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc ... Đặc biệt, cấp ủy đảng các cấp đều đã ban hành và chỉ đạo thực hiện tốt quy định về quy ước tổ chức việc cưới , việc tang, lễ hội theo tinh thần Quyết định 308/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

UBND huyện đã xây dựng 3 kế hoạch, 01 đề án, 2 chương trình và các quyết định, văn bản chỉ đạo. Kế hoạch 18/KH - UB ngày 20/3/1998 của UBND Huyện về xây dựng Làng văn hoá, Gia đình văn hoá. Huyện uỷ chỉ rõ “Xây dựng Gia đình văn hoá, Làng văn hoá và Đơn vị văn hoá là trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện” [4, 215].

Uỷ ban nhân dân huyện đã đưa vào chỉ tiêu đánh giá phong trào thi đua yêu nước, các tổ chức bình xét từ thôn làng, khu dân cư để công nhận Gia đình văn hoá, xét duyệt đề nghị công nhận Làng văn hoá một cách nghiêm túc, có hiệu quả tuyên truyền, giáo dục tốt; Đồng thời luôn luôn tổ chức kiểm tra, đánh giá hàng năm và thi đua khen thưởng kịp thời.

Ở các đảng bô ̣ xã, chi bộ cơ sở dưới dự chỉ đa ̣o của tổ chức đảng cấp trên đã nhanh chóng tổ chức quán triê ̣t, ra Nghị quyết thực hiê ̣n phong trào , coi đó là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và vận động các tầng lớp , các đoàn thể nhân dân hưởng ứng phong trào. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện phong trào , các tổ chức Đảng ở cơ sở , thông qua các thành viên trong Ban chỉ đạo đã nêu cao vai trò trách nhiệm của mình , kết hợp, phối hợp và lồng ghép các nội dung, chương trình hành động của các ngành và các đoàn thể để triển khai thực hiện có hiê ̣u quả . Huyện uỷ Bình Lục trong giai đoạn 2000 - 2010 đã cố gắng phấn đấu hoà cùng tinh thần cả nước xây dựng ĐSVH,

đã chủ trương và thực hiện việc xây dựng được một môi trường văn hoá lành mạnh, phong phúc, đa dạng.

Từ năm 1995, MTTQ các cấp trong huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”; khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) được đổi tên thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Với 6 nội dung toàn diện, thiết thực của cuộc vận động là: đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; chăm lo các gia đình có công với nước; phát huy quyền làm chủ cở sở; xây dựng đới sống văn hoá ở cơ sở và cộng đồng dân cứ; chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình; và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Đây là cuộc vận động cách mạng rộng lớn mang tính toàn dân, toàn diện, khơi dậy truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, vươn lên tự làm chủ cuộc sống bản thân, gia đình đến làm chủ cộng đồng, làm chủ xã hội.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thực sự là một cuộc vận động văn hoá lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong việc thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hoá”, chăm lo xây dựng đới sống văn hoá cho mỗi người dân, mỗi cộng đồng để văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội. Qua đó, tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tinh thần tự quản trong nhân dân để cùng nhau xây dựng, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nầng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cha ông, thực hiện nếp sống văn hoá, phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự ở thôn xóm, ngăn ngừa, đấu tranh phòng chông tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

Qua 15 năm thực hiện, các nội dung Nghị quyết được cụ thể hoá thành nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt thông qua thực hiện phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trong huyện đã tạo cho mình được một môi trường văn hoá lành mạnh đó là: văn hoá làng xã với nhưng phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông để lại đang được gìn gĩư và phát huy; đó là văn hoá công sở, văn hoá tổ chức với việc thay đổi lề lối làm việc, tác phong CNH - HĐH; văn hoá gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, ông bà, cha mẹ mẫu

mực, con cháu thảo hiền, anh em hoà thuận, vợ chồng thuỷ chung; văn hoá cá nhân, mỗi người đều mang trong mình cốt cách văn hoá dân tộc và sự rèn luyện, tiếp thu cái mới để trở thành con người mới phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị, nhân dân trong huyện đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”, xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa, tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Nếp sống văn hóa mới đã thực sự đi vào đời sống của người dân Bình Lục dưới sự chỉ đạo sáng suốt và tinh tế của Đảng bộ huyện.

Xây dựng gia đình văn hoá:

Đảng ta đã xác định từ năm 1996 đến năm 2000 là: “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, nếp sống văn minh đô thị” [3, 578].

Đối với sự nghiệp phát triển xã hội và phát triển con người thì yếu tố gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng, được coi là một đơn vị xã hội đầu tiên. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng gia đình văn hoá để gia đình thực sự trở thành một tế bào của xã hội. Cũng từ gia đình - nơi nuôi dưỡng cả đời người, bao thế hệ đã sinh ra, lớn lên, trưởng thành và phát triển. Gia đình còn là môi trường vô cùng quan trọng để hình thành nên nhân cách con người. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa và vai trò của công tác xây dựng gia đình văn hoá, Huyện uỷ Bình Lục coi đây là một nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” được Huyện uỷ triển khai sâu rộng nhanh chóng với nhiều biện pháp, hình thức khác nhau trên toàn địa bàn huyện. Ngày 20/3/1998, KH 18/1998/KH - UBND của Ban thường vụ Huyện uỷ được ban ra nhằm phổ biến sâu rộng trên toàn địa bàn huyện về những tiêu chuẩn, thủ tục công nhận danh hiệu gia đình văn hoá.

“Gia đình văn hoá” vốn được coi là hạt nhân của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” với nhiều nội dung tiêu chí cụ thể, phong phú. Ban chỉ đạo các cấp đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể hướng dẫn việc học tập, đăng ký và thực hiện các tiêu chí xây dựng “Gia đình văn hoá” như: Hội phụ nữ với Câu lạc bộ Gia đình văn hoá theo chuẩn mực no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ; Hội nông dân với

phong trào xây dựng “Gia đình nông dân văn hoá”; Uỷ ban MTTQ, Đoàn thanh niên, CCB…đều có những nội dung xây dựng gia đình thành viên theo các chuẩn mực văn hoá tạo nên phong trào rộng lớn ở cơ sở.

Theo tinh thần của Nghị quyết ngày 2/1/2002 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy chế công nhận danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 40 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)