Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 75 - 89)

Chƣơng 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.1. Đáng giá chung về công tác lãnh đạo xâydựng đời sốngvăn hóa ở Bình Lục

4.1.1. Những thành tựu cơ bản

Trong những năm 2000 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở của huyện Bình Lục được đẩy mạnh và nâng cao về chất lượng. Chính điều đó đã góp phần tạo ra diện mạo mới, làm cho môi trường văn hoá ở khắp các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và trường học trên địa bàn huyện.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo định hướng đúng đắn trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam ở giai đoạn mới. Đồng thời, đây cũng chính là điều kiện để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW5 (khóa VIII). Nhìn lại thực tiễn 10 năm qua (2000 - 2010) có thể tổng kết ra được những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo

đúng đắn của Đảng uỷ Bình Lục.

Về xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở:

Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của TW, Đảng bộ Huyện Bình Lục đã cụ thể hoá thành những hành động, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” trên địa bàn huyện bước lên một tầm cao mới, nhanh chóng được triển khai và nhận được sự đồng tình ủng hộ cao trong quần chúng nhân dân. Nhờ đó trong 10 năm xây dựng các thiết chế văn hoá (2000 - 2010), Đảng bộ và nhân dân huỵên Bình Lục đã đạt được những thành tựu to lớn.

Trước năm 2000, các thôn làng chủ yếu sinh hoạt nhờ đình làng, nhà trẻ, trụ sở HTX và nhà dân, chưa có nhà văn hoá thôn làng. Từ năm 2000 đến nay toàn huyện đã xây dựng được 197 nhà văn hoá thôn, làng, 7 nhà văn hoá xã, số thôn làng cố điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng đạt >95%... Đây là phong trào có hiệu quả cao, là sự nỗ lực đầu tư của các xã, thị trấn và các thôn làng trong toàn huyện. Đến nay 4 xã đã xây dựng xong NVH tại các thôn làng đó là: xã An Ninh, xã Mỹ Thọ, Thị trấn Bình Mỹ, xã Đinh Xá [59, 6].

Thực hiện chủ trương của Đảng từ năm 2000, sau 5 năm phấn đấu của Đảng bộ, của các cấp, các ngành và cố gắng nỗ lực của toàn dân, đến 2005, toàn huyện có 155 thôn xóm đã xây dựng nhà văn hóa, đưa số thôn xóm có nhà văn hóa và điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng đạt 80% [3, 470].

Hệ thống các thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa, sân thể thao, câu lạc bộ, nhà giáo dục cộng đồng... đã được xây dựng rộng khắp làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Hầu hết các đơn vị đều có hoạt động văn hóa, nhân dân được đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến, xem biểu diễn nghệ thuật, xóa các "điểm trắng" về hoạt động văn hóa.

Về cơ chế hỗ trợ cho xây dựng thiết chế văn hoá, nhà văn hoá: huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/NVH; đến năm 2009 nâng mức hỗ trợ lên 20 triệu đồng/NVH thôn và hỗ trợ 60 triệu đồng/NVH xã; còn lại là nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách xã và các nguồn khác [59, 6].

Khu trung tâm huyện được quy hoạch xây dựng quy mô lớn với NVH trung tâm huyện 400 chỗ ngồi, 02 nhà tập luyện thi đấu thể thao, nhà văn hóa thiếu nhi, nhà thư viện huyện; tôn tạo tu sửa sân vận động huyện, sân bóng đá, bóng chuyền… Tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng thiết chế văn hóa toàn huyện trong 15 năm qua đạt ~ 100 tỷ đồng.

Hoạt động của mạng lưới thư viện từ huyện đến cơ sở vẫn thường xuyên duy trì được lượng độc giả đến tham gia đọc sách và tìm hiểu. Công tác luân chuyển sách báo đảm bảo đúng thời gian và chu kỳ. Việc đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, bổ sung sách báo, tạp chí cho thư viện được quan tâm thường xuyên.

Hoạt động của Bảo tàng huyện cũng đa nhiều khởi sắc, đã có nhiều hiện vật trưng bày phục vụ du khách trong và ngoài huyện, tỉnh đến tham quan, học tập, nghiên cứu nhằm phát huy giá trị của di sản văn hóa. Đảng bộ luôn chú trọng đầu tư xây dựng bảo tàng, phát huy nét đẹp trong việc bảo tồn các di sản di vật lịch sử còn sót lại.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của nông thôn, nâng cao chất lượng hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thầm cho nhân dân, tưng bước hoàn thành các tiêu chí và chỉ tiêu chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong trình hình hiện nay.

Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội:

Sau 10 năm thực hiện (2000 - 2010), về cơ bản, hầu hết các đám cưới thực hiện đúng Luật Hôn nhân, gia đình; các thủ tục, nghi lễ đơn giản, ngắn gọn, văn minh và tiết kiệm; trong đám cưới tùy điều kiện gia đình, do mối quan hệ và quy mô dòng họ nên có khách nhiều hay ít nhưng nhìn chung không tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài nhiều ngày, không hút thuốc lá trong đám cưới. Và các đám cưới đã được tiến hành, tổ chức tại NVH thôn. Bình quân mỗi năm toàn huyện có trên 600 đám cưới thực hiện tốt nếp sống văn hóa, được tổ chức trên cơ sở tìm hiểu, tự nguyện của đôi nam nữ, đảm bảo thực hiện đúng Luật hôn nhân gia đình. Vì vậy, hiện tượng tảo hôn hầu như không còn. Các đôi nam nữ trước khi cưới đều đến đăng ký tại UBND xã, phường. Có nhiều cơ sở chính quyền đã tổ chức trao giấy đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND xã một cách trang trọng và lịch sự.

Nghi lễ cưới vẫn được tiến hành theo phong tục cổ truyền nhưng được rút gọn lại nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, địa phương và sự tiến bộ chung của xã hội. Nhiều đám cưới đã được tổ chức gọn trong một ngày, không mời ăn tràn lan, mà chủ yếu chỉ tổ chức ăn trong nội tộc và người thân. Các đám cưới thực hiện nếp sống văn minh ngày càng nhiều và được nhân rộng ra toàn huyện. Một điểm đáng mừng là các hộ gia đình trong huyện đã tự nguyện không thách cưới, không đua tranh làm cỗ to gây lãng phí. Các đơn vị điển hình thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới là thị trấn Bình Mỹ, xã An Ninh, La Sơn, Đinh Xá [59, 7].

Đến nay nhiều địa phương, nhiều gia đình, dòng họ đã thực hiện tốt việc không hút thuốc lá trong đám cưới. Theo thống kê được thì có 78% đám cưới không hút thuốc lá, phát động 100% đoàn thanh niên khối công chức, viên chức nhà nước đi đầu thực hiện đám cưới theo nếp sống văn minh.

Đối với việc tang:

Việc tang lễ ở các cơ sở trong huyện hầu hêt được tiến hành một cách chu đáo và trang nghiêm, thể hiện tình cảm tiếc thương của người đang sống đối với người đã chết. Địa phương nào cũng thành lập Ban tang lễ, bao gồm đại diện Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, mặt trận và gia đình tang chủ.

Tại các thôn, làng, tiểu khu khi có người qua đời, các đám tang đều thành lập Ban tang lễ giúp gia đình tổ chức tang lễ chu đáo, văn minh, phù hợp với phong tục và cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Nhiều làng thành lập đội nhạc hiếu phục vụ gia đình tang chủ. Do vậy, ở hầu hết các đám

tang được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước, của địa phương về thời gian khâm liệm, địa điểm an táng, xóa bỏ các thủ tục rườm rà gây lãng phí tốn kém như: gọi hồn, yểm bùa, lăn đường,…không để thi hài người quá cố trong nhà quá thời gian quy định. Việc tổ chức đám tang trang trọng và tiết kiệm, không tổ chức ăn uống linh đình, không lợi dụng đám tang để hành nghề mê tín dị đoan, an táng đảm bảo hợp vệ sinh đúng quy định. Điển hình như xã Ngọc Lũ với trên 60 dòng họ trước kia khi có người quá cố, gia đình tang chủ phải làm cỗ cho những người đến phúng viếng ăn, đến nay xã Ngọc Lũ là một trong những đơn vị thực hiện tốt nhất nếp sống văn minh trong việc tang. Các xã như Bối Cầu, An Ninh, Đinh Xá, Tràng An đã làm tốt công tác vận động hội viên người cao tuổi và nhân dân không phúng viếng câu đối, bức trướng, không mời thuốc lá trong đám tang, nhiều thôn làng thực hiện vận động bơ gạo tình thương giúp đỡ gia đình tang chủ, điển hình như Thôn Mai Động xã Trung Lương. Các nghi lễ tập tục rườm rà như phúng viềng mâm xôi, thủ lợn ở một số thôn làng trong huyện đến nay từng bước được xoá bỏ, việc cúng 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, bốc mộ được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, chỉ làm trong phạm vi gia đình, nội tộc [59, 8].

Đối với lễ hội:

Trên địa bàn huyện có khá nhiều các di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã có 30 di tích được Nhà nước xếp hạng. Toàn huyện hiện có 412 di tích, trong đó có 133 đình, 114 chùa, 61 đền, 58 phủ, 20 miếu, 18 điếm, 7 nhà thờ dòng họ và 01 điện thờ. Có 34 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 24 di tích cấp quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh.

Tiêu biểu như: di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Cả (xã Vũ Bản, Bình Lục) và Đền Đinh (xã Đinh Xá, Bình Lục) đã được công nhận xếp hạng là di tích quốc gia. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sắc diện đa dạng cho các lễ hội ở Bình Lục.

Bình Lục là một huyện có nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như lễ hội thả diều (La Sơn, Tràng An), lễ hội rước Thành Hoàng Làng (Đồn Xá, An Mỹ, …), Lễ Dâng hương tưởng nhớ cụ Nguyễn Khuyến (Trung Lương) thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Bình Lục nói chung và người dân làng Vị Hạ, xã Trung Lương nói riêng. Ngoài ra còn có một số lễ hội làng, hội thôn, tiêu biểu như rước kiệu thôn An Thái, lễ đình làng thôn Tiên Lý, xã Đồn Xá,… Nhìn chung các lễ hội đều được tổ chức theo quy chế của Sở Văn hóa thông tin, đảm bảo sự vui tươi, lành mạnh, an toàn và tránh lãng phí.

Các lễ hội đều mang tính xã hội hóa cao. Kinh phí tổ chức lễ hội phần lớn là do người dân tự đóng góp. Nội dung các lễ hội đều mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với bản sắc văn hóa và góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt các tệ nạn xã hội, nhất là mê tín dị đoan đã được hạn chế đến mức thấp nhất. Trong các lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội, phần lễ được thể hiện một cách trang trọng, kết hợp hài hòa các nghi lễ truyền thống và hiện đại. Phần hội thì bao gồm nhiều hoạt động phong phú như: cờ người, chơi đu, trọi gà, bóng chuyền, thả diều,…phục vụ nhân dân trong suốt thời gian mở hội. Các hoạt động này đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh gắn liền với tham quan du lịch và hưởng thụ văn hóa, thể thao vui chơi giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân trong huyện và khách thập phương.

Về phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan đơn vị văn hoá:

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Huyện uỷ cho biết những năm qua đã có hàng chục phong trào cụ thể được phát động ở cả Trung ương và địa phương như: “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng, ấp, khu phố văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xóa đói, giảm nghèo; “Người tốt, việc tốt”; “Đền ơn đáp nghĩa”; “Sản xuất - kinh doanh giỏi”… thu hút mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Nhiều người đã trở thành tấm gương sáng trong lao động sản xuất, trong tư tưởng, đạo đức và lối sống; đóng góp tích cực cho việc xây dựng đời sống văn hóa. Cảm động nhất, cao quý nhất là phong trào đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn, thể hiện rõ trong phong trào cả nước hướng về đồng bào miền Trung trong những trận lũ lụt vừa qua. Trong đó đã có những tấm gương hy sinh thân mình để cứu giúp đồng bào, đồng chí.

Đối với phong trào xây dựng gia đình văn hoá:

Qua nhiều năm kiên trì, bền bỉ tuyên truyền, vận động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, huyện Bình Lục đã đạt những thành tựu to lớn như: nhiều gia đình đã được công nhận là gia đình văn hoá. Phong trào đã giúp người dân có ý thức tự quản, gắn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, tệ nạn xã hội giảm đáng kể…Có thể khẳng định, xây dựng gia đình văn hoá là đã hỗ trợ tích cực cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tôn vinh nét đẹp truyền thống gia đình Việt Nam.

Phong trào đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về tầm quan trọng và vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao nhận thức cho các gia đình chống lại sự xâm nhập của tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng tiến bộ. Các gia đình văn hoá trên địa bàn đều ý thức thực hiện tốt nêp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nhiều phong tục tập quán truyền thống dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy; các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi. Đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình trên địa bàn được nâng cao rõ rệt.

“Tỷ lệ hộ gia đình đăng ký Gia đình văn hoá hàng năm đạt trên 95% và qua bình xét tỷ lệ hộ đạt dạnh hiệu Gia đình văn hoá là trên 88,5%.Tỷ lệ hộ đạt chuẩn từ 80% trở lên. Năm 2010, gia đình văn hoá đạt 85,3%” [59, 5].

Các đơn vị có kết quả tốt là các xã: An Ninh, Bình Mỹ, Mỹ Thọ, An Lão, Bình Nghĩa, Tràng An,…

Qua thực hiện phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá”, những giá trị văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam được giữ gìn và phát huy: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng thuỷ chung, anh em hoà thuận. Có nhiều gia đình vẫn giữ được nếp sống có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau hoà thuận, có ý thức chăm lo, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tình làng nghĩa xóm; các gia đình cùng nhau thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em, việc thực hiện Luật bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình. Vai trò của người phụ nữ và gia đình được đề cao hơn, cùng nhau thực hiện tốt nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cùng các phòng trào “đền ơn đáp nghĩa”, “chăm sóc người có công”, công tác XHH các hoạt động Văn hoá - Thể thao thu hút đông đảo các gia đình tham gia.

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” được gắn kết chặt chẽ với các phòng trào thi đua của các đoàn thể phát động như: Phong trào “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá” theo 5 tiêu chuẩn của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cự học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hành phúc”, xây dựng gia đình theo ngành, đoàn thể phát động đã góp phần tạo nên đời sống tinh thần lành mạnh trong mỗi gia đình, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã

hội, khích lệ, động viên các gia đình gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2001/ QĐ - TTg về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Quán triệt theo tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô phỏng và thiết kế bộ biến đổi điện tối ưu cho máy phát điện đa năng lượng sóng (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)