Trong suốt 75 năm qua từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Tỉnh uỷ Hà Nam, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Lục đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để cùng cả nước đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH.
Đảng bộ huyện Bình Lục là Đảng bộ được hình thành từ rất sớm đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của dân tộc. Bình Lục, mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đội ngũ tri thức học sinh sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - lênin, đó chính là những nhân tố quan trọng để phát triển rộng khắp các phong trào cách mạng trong toàn huyện. Qua đấu tranh và thử thách, Bình Lục nổi lên như một cái nôi cách mạng kiên cường của tỉnh Hà Nam và cả nước trong những ngày Đảng mới ra đời. Những truyền thống vẻ vang đó chính là tiền đề tiến tới thành lập Đảng bộ Bình Lục ngay trong những năm tháng kẻ thù vừa khủng bố ác liệt ở địa phương.
Nhiều năm qua, Đảng bộ huyện Bình Lục vẫn luôn vững mạnh, lãnh đạo nhân dân Bình Lục luôn vươn lên trong đời sống.
Tháng 7/1998, Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) đã ra Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương, Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện Bình Lục đã chỉ đạo các cấp, ngành văn hoá thực hiện tốt Nghị quyết nhằm nâng cao các hoạt động văn hoá và đời sống văn hoá của nhân dân trên toàn địa bàn huyện. Huyện uỷ chủ trương “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phát triển xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh để bài trừ các hủ tục, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội; tiếp tục đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở vùng xa” [59, 9].
Vì vậy Huyện uỷ, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo ngay từ khi TW phát động. Phong trào này thực sự phát triển mạnh mẽ sau khi có Nghị quyết TW5 (khoá VIII). Thực hiện Kế hoạch số 02 - KH/TU, ngày 09/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam, Ban Thường vụ Huyện uỷ Bình Lục đã triển khai, tổ chức quán triệt thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV.
Đại hội đã xác định Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng “về việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là Nghị quyết quan trọng có tầm chiến lược về văn hoá, Huyện uỷ đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, học tập. Trong đó: 01 hội nghị cán bộ chủ chốt, 21 hội nghị ở Đảng bộ xã, thị trấn và 03 hội nghị cho cán bộ, đảng viên các khối nội chính, văn hoá tư tưởng và hành chính (sự nghiệp) với tỉ lệ cán bộ, đảng viên tham dự học tập đạt 93,5% [59, 01].
Cùng với việc chỉ đạo tổ chức tốt việc quán triệt, học tập Nghị quyết, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, ngành Văn hoá - thông tin, Đài truyền thanh từ huyện tới cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết. Việc tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp trong toàn huyện; đồng thời được tổ chức thành các đợt cao điểm nhằm nâng cao nhận thức và hành động của toàn dân, nhất là trong việc xây dựng làng, xóm văn hoá, gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần Chỉ thị số 27 - CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII).
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bình Lục lần thứ 24 đã được diễn ra (từ ngày 11 đến ngày 13/10/2000). Đại hội đã thảo luận vấn đề xây dựng đời sống văn hóa thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ. Đại hội chủ trương: “Tập trung
phát động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH, coi phong trào là nội dung
trọng tâm [3, 448].
Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” đi vào cuô ̣c sống và thực hiện thành công NQ TƯ 5 (Khóa VIII ) của Đảng , tổ chức Đảng các cấp trong toàn huyện đều vào cuộc , gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo , chỉ đạo toàn dân thực hiện phong trào tại địa bàn dân cư ở mỗi địa phương.
Do thực hiện tốt công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền đã nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hoá, nắm vững tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Đảng bộ huyện còn chủ trương “phát triển văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” [59, 2]. Cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
MTTQ và các đoàn thể quần chúng tích cực vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, bài trừ các hủ tục lạc hậu, đấu tranh, ngăn chặn các sản phẩm văn hoá độc hại và các tệ nạn xã hội, đồng thuận với chủ trương xã hội hoá văn hoá…
Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo UBND huyện xây dựng kế hoạch, phát động và triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào từ huyện đến các xã, thị trấn do 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Ban chỉ đạo các cấp đã kịp thời tham mưu với cấp uỷ, chính quyền xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản lãnh đạo, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, lồng ghép nội dung hoạt động các phong trào từng cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn huyện Bình Lục với mục đích:
Một là, tạo sự chuyển biến nhận thức trong cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các ngành, các cấp, mỗi cán bộ, Đảng viên và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa to lớn của văn hoá đối với đời sống xã hội. Từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực, sáng tạo trong xây dựng đời sống văn hoá ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, thống nhất trong phong trào lớn của cả nước là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Hai là, giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, hình thành dần những tập quán mới văn minh, tiến bộ, sống và làm việc theo pháp luật.
Ba là, huy động mọi nguồn lực xã hội tăng cường cơ sở vật chất, các thiết chế văn hoá cho các hoạt động sáng tạo xây dựng đời sống văn hoá, làm khởi sắc đời sống văn hoá cơ sở, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ngày 20/12/2004, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện đã ra Nghị quyết 14 - NG/HU “về phát triển văn hoá - xã hội và xây dựng thiết chế văn hoá” và thống nhất chương trình thực hiện kết luận của Hội nghị TW 10 (khoá IX), tiếp tục thực hiện
Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Huyện uỷ Bình Lục đã ra Chương trình số 14 - CTr/HU năm 2007 về “phát triển toàn diện đời sống văn hoá đến năm 2010”. Sau chương trình số 14, toàn dân trên địa bàn huyện đã được tuyên truyền một cách sâu sắc về vấn đề phát triển ĐSVH, người người, nhà nhà đều tham gia nhiệt tình.
UBND huyện xây dựng kế hoạch 34/2005/KH - UBND về xây dựng thiết chế văn hoá; Ra chương trình phát triển đời sống văn hoá cơ sở đến năm 2005 và 2010.
Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện đã xây dựng 15 kế hoạch hàng năm và hàng chục văn bản chỉ đạo. Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã, thị trấn xây dựng các nghị quyết và chương trình, kế hoạch hoạt động theo sự chỉ đạo của huyện, trong đó chú trọng đến các tiêu chí về xây dựng thiết chế VHTT - TDTT, xây dựng Làng văn hoá, Gia đình văn hoá, Cơ quan đơn vị văn hoá, nhằm nâng cao chất lượng của phong trào, làm cho phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền vững. Nhờ những văn bản chỉ đạo được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân mà phong trào đã thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Bình Lục.
Để chủ trương của Đảng bộ, của Tỉnh uỷ về việc triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” thực sự đi sâu vào cuộc sống và thấm nhuần vào từng người dân thì Đảng bộ huyện Bình Lục đã theo sát và tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề trong Đảng, chính quyền MTTQ, các đoàn thể phụ nữ, thanh niên để triển khai học tập và thực hiện nội dung của các chỉ thị, văn bản. Công tác chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện được đề ra một cách rõ ràng, xuyên suốt trên toàn địa bàn huyện.
Huyện uỷ Bình Lục đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện, triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch. Làm điểm phong trào xây dựng Làng văn hoá tại xã An Nội (thôn Trại Cầu), sau đó triển khai nhân rộng ra các miền là các xã: An Ninh, Mỹ Thọ, Bình Nghĩa, Tràng An, Trung Lương, Tiêu Động,... Ngoài ra Huyện uỷ còn chỉ đạo ngành VHTT, Uỷ Ban MTTQ, Hội phụ nữ, nông dân, CCB, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động nội dung phong trào cho từng đối tượng cụ thể với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia tổ chức Hội nghị Đảng bộ cơ sở, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị và triển khai các Chương trình, Kế hoạch xây dựng đời sống văn hoá cơ sở; Tổ chức Hội nghị chi bộ,
thôn làng, các đơn vị cơ quan thảo luận, triển khai tổ chức thực hiện cụ thể tại đơn vị mình; Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền cổ động hàng năm từ huyện đến cơ sở, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, qua đội ngũ báo cáo viên Đảng uỷ các cấp, qua các hoạt động của các cơ quan, ban ngành đoàn thể, tuyên truyền đến khu dân cư, thôn làng, dòng họ, nêu gương điển hình biểu dương người tốt việc tốt; Để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” thực sự trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, Huyện uỷ, UBND, HĐND Bình Lục đã chỉ rõ các biện pháp cụ thể:
Củng cố và nâng cao nhận thức. Tiếp tục quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào.
Đưa ra các chỉ tiêu nhiệm vụ xây dựng ĐSVH, nhât là các mục tiêu về xây dựng Gia đình văn hoá, Làng văn hoá và Đơn vị văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá và mức hưởng thụ về văn hoá của nhân dân vào nghị quyết của cấp uỷ, HĐND, kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành đoàn thể để chỉ đạo thực hiện. Củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban chỉ đạo các cấp.
Tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền vận động, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường theo phương châm “Lấy xây để chống”. Hình thành cơ chế tự quản cộng đồng, phát huy vai trò chủ động sáng tạo, coi “Văn hoá là sự nghiệp của toàn dân”.
Tăng cường công tác cán bộ và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
Bên cạnh đó, Huyện uỷ nhấn mạnh: Cần tập trung đánh giá những chuyển biến tích cực, nét văn minh, văn hoá. Thông qua việc đánh giá tổng kết, Kế hoạch nhấn mạnh vào việc biểu dương những mô hình mới, nhân tố mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu của cuộc vận động [59, 9].
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của TW, Đảng bộ Huyện Bình Lục đã cụ thể hoá thành những hành động, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” trên địa bàn huyện bước lên một tầm cao mới, nhanh chóng được triển khai và nhận được sự đồng tình ủng hộ cao trong quần chúng nhân dân. Nhờ đó trong 10 năm xây dựng ĐSVH (2000 -
2010), Đảng bộ và nhân dân huỵên Bình Lục đã đạt được những thành tựu to lớn.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà văn hoá, Huyện uỷ Bình Lục đã chủ trương “Đẩy mạnh xây dựng các thiết
chế văn hoá, nhà văn hoá nhằm tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân hưởng thụ những giá trị văn hoá một cách thường xuyên, trực tiếp”[60, 6].
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm. Nhà nước đã có các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở với những Đề án và hàng loạt các dự án lớn, việc đầu tư và phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa được chú trọng.
Các thiết chế văn hoá - thể thao gồm Nhà văn hoá, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, Trung tâm thể dục thể thao, các loại hình Câu lạc bộ Văn hoá nghệ thuật, các đội văn nghệ, đội thông tin lưu động, công viên, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách báo, phòng thể dục thể hình, điểm bưu điện văn hoá xã, bảo tàng, rạp chiếu phim,... đã và đang đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Đồng thời, Đảng bộ huyện đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng thiết chế văn hoá - thông tin - thể thao đạt chuẩn quốc gia, tạo điểm sinh hoạt văn hoá cho nhân dân ở cơ sở.
Để củng cố, hoàn thiện và áp dụng các thể chế văn hoá của Đảng và Nhà nước, các cấp uỷ đảng, HĐND, UBND từ huyện đến các xã, thị trấn đã xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo để huy động sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển văn hoá ở địa phương. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay, thực hiện Đề án xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở tỉnh Hà Nam đến năm 2010, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 34/KH - UBND về việc xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở huyện Bình Lục đến năm 2010.
Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng cao, công tác xã hội hoá xây dựng các thiết chế văn hoá được nhân dân tích cực ủng hộ, đóng góp kinh phí xây dựng; các xã, thị trấn đưa nội dung xây dựng các thiết chế văn hoá vào nghị quyết để tổ chức thực hiện. Đến nay, hầu hết các thôn, xóm trên địa bàn huyện đã dành được quỹ đất để xây dựng nhà văn hoá hoặc khu vui chơi giải trí. Trong những năm tiếp theo, các thiết chế văn hoá như: nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn, xóm, hệ thống thư viện tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh uỷ Hà Nam chủ trương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển hệ thống thông tin đại chúng, trong đó tập trung vào củng cố, nâng cao chất lượng hoạt