Sơ đồ thể hiện quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn KHTN

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 53)

Bước 1: GV đề xuất nhiệm vụ

GV đề xuất một nhiệm vụ cho chủ đề, đó phải là nhiệm vụ vừa sức với học sinh, tạo ra được sản để làm căn cứ đánh giá sau khi kết thúc hoạt động.

Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn

Ở giai đoạn này, HS tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính trong quá trình này HS chiếm lĩnh được kiến thức và hình thành năng lực và nguyên lí khoa học tự nhiên. Trong giai đoạn này, cần xác định được là HS trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp và có người hướng

Bước 1: GV đề xuất nhiệm vụ

Bước 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn.

Bước 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm.

Bước 4: Học sinh trình bày, thảo luận tập thể các báo cáo trải nghiệm.

Bước 5: tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của HS

1. HS kết luận, thể chế kiến thức thu được qua trải nghiệm.

2. HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

45

dẫn HS trải nghiệm hay không, nếu có thì là ai trong số những người như GV bộ môn, GV chủ nhiệm, GV trong trường, phụ huynh HS hoặc các chuyên gia, chủ cơ sở mà HS đến trải nghiệm.

Bước 3: HS làm báo cáo kết quả trải nghiệm

HS phải làm báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc. Ở bước này cần chỉ rõ HS phải báo cáo kết quả hoạt động theo nhóm về sản phẩm, về quá trình hoạt động của nhóm, quá trình học tập của nhóm diễn ra như thế nào. Đồng thời, cũng phải yêu cầu cá nhân HS báo cáo các kiến thức chiếm lĩnh được, cảm xúc của bản thân và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình trải nghiệm để tạo tình huống, cơ hội cho HS khẳng định giá trị bản thân và đối diện với tập thể, điều chỉnh hành vi, thái độ của mình.

Bước 4: Học sinh trình bày, thảo luận tập thể các báo cáo trải nghiệm

HS phải báo cáo nhiệm vụ và quá trình trải nghiệm của mình trước tập thể. Khi đó, cần tổ chức, bố trí và lựa chọn tập thể để báo cáo kết quả và nhiệm vụ đã thực hiện. Có thể tạo môi trường báo cáo cho HS ở trong hoặc ngoài nhà trường. Đây là cơ hội để HS xác nhận kết quả hoạt động trải nghiệm và khẳng định giá trị của mình trước tập thể. Giai đoạn này là giai đoạn rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân HS tham gia HĐTN.

Bước 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của HS

Ở bước này, GV cần thể chế hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS, cùng HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực mà HS thu được.

46

Đối với đánh giá chủ đề: Sự đa dạng của chất quanh ta, ngoài đánh giá bằng bài tập kiểm tra như ở phần thiết kế quy trình, tôi còn tiến hành đánh giá HS như sau:

- Tập thể lớp đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn bằng hình thức giơ thẻ đánh giá

(Thẻ đỏ: Mức cao (giỏi); thẻ xanh: mức trung bình; thẻ vàng: mức thấp)Lưu ý: Kết quả phải đạt trên 50% số lượng thẻ đánh giá.

Nếu không GV tiến hành cho nhóm đó thảo luận lại kết quả làm việc. - Cá nhân tự đánh giá/đánh giá đóng góp của các thành viên trong

nhóm theo các mức độ 0, 1, 2, 3, 4.

Tên thành viên Mức độ đóng góp

- Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D.

Nội dung

Tinh thần làm việc nhóm

Hiệu quả làm việc nhóm

Trao đổi, thảo luận trong nhóm

Mức độ

47

2.3. Một số HĐTN trong dạy học chương II – KHTN 6.

2.3.1. HĐTN chủ đề: Ngôi nhà của em.

HĐTN CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CỦA EM

I. Mục tiêu

- Kiến thức

+ Nêu được sự đa dạng của chất.

+ Nêu được một số tính chất vật lý tính chất hóa học của chất.

+ Trình bày được sự đa dạng của chất có trong gia đình.

- Năng lực:

❖ Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất và tính chất của chất.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất.

❖ Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được sự đa dạng của chất.

+ Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất.

- Phẩm chất:

48

+ Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

+ Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập. + Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

II. Hình thức tổ chức

Hoạt động được tổ chức theo hình thức có tính khám phá. Bao gồm:

- Quan sát, thảo luận: Mỗi nhóm HS tiến hành quan sát, thảo luận và phân loại các vật thể, các chất, các thể, sự đa dạng của chất.

- Ghi chép: Sau khi tìm kiếm, các thành viên cùng nhau thảo luận kết quả hoạt động cá nhân để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

- Liên hệ thực tế: Liên hệ với kiến thức thực tiễn, bằng sự quan sát thực tế hằng ngày, các nhóm thảo luận để đưa ra các phương pháp phòng cháy chữa cháy thích hợp.

- Báo cáo: HS tiến hành báo cáo theo yêu cầu của GV

III. Tiến trình thực hiện

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin

a. Mục tiêu.

Biết và hiểu rõ thông tin về các vật thể, các chất, các thể, và sự đa dạng của chất. b. Nội dung- Tổ chức thực hiện.

49

Cá nhân đọc bài Bài 9: Sự đa dạng của chất – Chương II: Chất quanh ta – SGK Khoa học Tự nhiên – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhóm trưởng phân công thành viên tìm kiếm thông tin trên Internet và các nguồn khác về: các vật thể, các chất, các thể, sự đa dạng của chất.

Hoạt động 2: Thu thập thông tin.

a. Mục tiêu.

Hệ thống, phân loại thông tin chính xác

b. Nội dung- Tổ chức thực hiện.

Mỗi cá nhân tiến hành đọc, tìm kiếm, liên hệ với gia đình để tìm các vật thể đúng với yêu cầu của nhóm trưởng.

Hoạt động 3: Phân loại các vật thể và hoàn thành sản phẩm

a. Mục tiêu.

Sản phẩm trình bày đúng, đủ nội dung, logic, sáng tạo.

b. Nội dung- Tổ chức thực hiện.

Sau khi tìm kiếm, các thành viên cùng nhau thảo luận kết quả hoạt động cá nhân để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Tổng hợp thông tin theo từng phân loại vật thể và trình bày trên giấy A2.

Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm và cuộc thi kể tên đồ vật.

a. Mục tiêu.

- Thể hiện được nội dung đã chuẩn bị, thu hút, hợp lý. - Thái độ: tự tin, làm việc nhóm.

50 b. Nội dung- Tổ chức thực hiện.

GV đưa chủ đề ví dụ như: vật dụng bằng gỗ, vật dụng bằng nhựa, các chất ở thể lỏng, các vật sống trong nhà của em,... Các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt lên bảng ghi tên đồ vật trong 1 phút. Nhóm nào ghi được nhiều đồ vật chính xác hơn sẽ là đội thắng. Cuộc thi chia thành 2 hoặc 3 vòng tùy thuộc vào số học sinh của lớp.

IV. Đánh giá kết quả làm việc. 1. Tiêu chí đánh giá

- Về sản phẩm: Bài trình bày trên giấy A2 đầy đủ nội dung cơ bản, có kiến thức mở rộng và kiến thức có thể áp dụng vào thực tiễn, cách trình bày nội dung sáng tạo, sạch đẹp, dễ hiểu, logic.

- Về hoạt động : Có sự tham gia nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhóm. Hợp tác làm việc nhóm hiệu quả, kết hợp nhịp nhàng và có sự phân công rõ ràng các hoạt động cho mỗi cá nhân

2. Các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá HS trong quá trình trải nghiệm.

Đối với HĐTN: Ngôi nhà của em, tôi tiến hành xây dựng bài tập kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp kiểm tra tự luận nhằm đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên và nguyên lý khoa học tự nhiên của HS sau trải nghiệm. Cụ thể như sau:

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN LÍ HÌNH THÀNH

CHỦ ĐỀ: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT XUNG QUANH EM

Thời giạn: 15 phút

51

Câu 1: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất?

A. Nến cháy thành khí cacbon dioxide và hơi nước. B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu.

C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời. D. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 2: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.

B. Vật thể tự nhiên là vật sống.

C. Vật không sống là vật thể nhân tạo

D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.

Câu 4: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

A. Con mèo, xe máy, con người. B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su.

C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối. D. Cây cam, quả nho, bánh ngọt.

Câu 5: Dãy gồm các vật sống là:

A. Cây nho, cây cầu, đường mía B. Con chó, cây bàng, con cá.

C. Cây cối, đồi núi, con chim. D. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam.

Câu 6: Hãy trình bày các đặc điểm chứng tỏ sự đa dạng của chất? (3 thể và ít nhất 5 chất) ... ... ... ... ...

52

Câu 7: Em hãy kể những công việc mà em thực hiện để tìm hiểu về sự đa dạng của chất xung quanh em. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm này, em có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? ... ... ... ... ... ... ... Câu 8: Trong thế giới tự nhiên, tất cả các vật thể đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều chất. Theo em, chúng ta có cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không? Em sẽ vận dụng vào thực tiễn như thế nào?

... ... ... ... ... Câu 9: Theo em, hoạt động trải nghiệm: Ngôi nhà của em có đem lại hiệu quả học tập không? Nếu không, giải thích lý do và đề xuất ý kiến đóng góp.

... ... ... ... ...

53

... ...

- Giáo viên đánh giá sản phẩm

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm của GV

Nội Dung

Đầy đủ kiến thức cơ bản 25 Kiến thức mở rộng và áp dụng

được trong thực tiễn. 10

Cách trình bày rõ ràng, sáng tạo, dễ hiểu, logic 20 Không mắc lỗi chính tả 5 Bài thuyết trình

Người thuyết trình lôi cuốn, hấp

dẫn 20

Thu hút người nghe 10

Sức thuyết phục của bài 10

Tổng 100 Xếp loại:  Tốt ( 80-100đ)  Khá (65-79đ)  Trung bình (40-59đ)  Yếu (<40đ)

- Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0, 1, 2, 3, 4.

Tên thành viên Mức độ đóng góp

54

- Đánh giá cá nhân: Mỗi cá nhân trong nhóm hoàn thiện phiếu đánh giá sau:

ĐÁNH GIÁ SAU HOẠT ĐỘNG

Đánh giá bằng cách khoanh tròn vào mức độ phù hợp

1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Cần cố gắng I. Ý thức chuẩn bị

4 3 2 1 A. Bạn làm đầy đủ những câu hỏi lí thuyết mà GV giao tại bước nghiên cứu.

4 3 2 1 B. Bạn và nhóm bạn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu theo yêu cầu.

4 3 2 1 C. Bạn đã đọc trước tài liệu và nhận biết được các nội dung bài học

II.Làm việc nhóm

4 3 2 1 A. Bạn và nhóm bạn phân chia công việc hợp lí. 4 3 2 1 B. Bạn luôn hoàn thành mọi công việc được giao. 4 3 2 1 C. Nhóm bạn quản lí tốt thời gian.

4 3 2 1 D. Bạn tích cực tham gia vào hoạt động.

4 3 2 1 E. Bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

III. Giải quyết vấn đề

4 3 2 1 A. Nhóm bạn hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra. 4 3 2 1 B. Bạn tuân theo đúng quy trình thiết kế sản phẩm 4 3 2 1 C. Bạn nghĩ ra ý tưởng sáng tạo hơn cho sản phẩm.

IV. Giao tiếp

4 3 2 1 A. Bài thuyết trình của nhóm bạn làm nổi bật được ý tưởng của nhóm.

55

4 3 2 1 B. Bài thuyết trình của nhóm hấp dẫn, thu hút người nghe. 4 3 2 1 C. Bài thuyết trình của nhóm cung cấp những thông tin

chính xác cho người nghe.

4 3 2 1 D. Thời lượng trình bày đúng với yêu cầu.

4 3 2 1 E. Bài thuyết trình tiếp nhận tích cực các góp ý, đánh giá của GV và các nhóm khác.

V. Kiến thức

4 3 2 1 B. Bạn hiểu biết hơn về chủ đề so với khi bắt đầu hoạt động. 4 3 2 1 C. Bạn vận dụng những kiến thức mới này để hỗ trợ nhóm

giải quyết vấn đề và khó khăn gặp phải. Bạn có hứng thú với hoạt động này không?

Không Hứng thú Rất hứng thú

Nhiệm vụ trong nhóm của bạn là gì? Đóng góp lớn nhất của bạn trong hoạt động nhóm là gì?

Bạn có hỗ trợ các thành viên trong nhóm khác không?

Khó khăn lớn nhất mà cá nhân bạn gặp phải khi thực hiện hoạt động là gì? Điều thú vị và ý nghĩa nhất mà bạn học được sau hoạt động là gì?

- Cả nhóm tự thống nhất đánh giá sản phẩm theo các nội dung sau

Sản phẩm Tốt Khá Chưa

đạt

Hoàn thành mục đích mà bản thiết kế sản phẩm đã đặt ra.

Hình thức sản phẩm: Đầy đủ kiến thức cơ bản; kiến thức mở rộng và áp dụng được trong thực tiễn; cách trình bày rõ ràng, dễ hiểu, logic, không

56 mắc lỗi chính tả.

Sự sáng tạo: có sự sáng tạo trong cách trình bady sản phẩm

2.3.2. HĐTN chủ đề: Phòng cháy chữa cháy trong gia đình.

HĐTN CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Xác định một số vật dễ cháy, các nguyên nhân gây cháy.

- Phỏng đoán và xác định được các phương pháp phòng cháy chữa cháy có thể thực hiện ở trong gia đình.

2. Năng lực: ❖ Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất và tính chất của chất + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất.

❖ Năng lực khoa học tự nhiên

+ Xác định một số vật dễ cháy, các nguyên nhân gây cháy.

+ Phỏng đoán và xác định được các phương pháp phòng cháy chữa cháy có thể thực hiện ở trong gia đình

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất

57

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

+ Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)