HĐTN chủ đề: Phòng cháy chữa cháy trong gia đình

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 65 - 70)

Hình 3.4 : Biểu đồ phân phối tần suất số điểm kiểm tra của hai lớp

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. HĐTN chủ đề: Phòng cháy chữa cháy trong gia đình

HĐTN CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Xác định một số vật dễ cháy, các nguyên nhân gây cháy.

- Phỏng đoán và xác định được các phương pháp phòng cháy chữa cháy có thể thực hiện ở trong gia đình.

2. Năng lực: ❖ Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất và tính chất của chất + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất.

❖ Năng lực khoa học tự nhiên

+ Xác định một số vật dễ cháy, các nguyên nhân gây cháy.

+ Phỏng đoán và xác định được các phương pháp phòng cháy chữa cháy có thể thực hiện ở trong gia đình

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất

57

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

+ Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập. + Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

II. Hình thức tổ chức HĐTN

Hoạt động được tổ chức theo hình thức có tính khám phá. Bao gồm:

- Quan sát, thảo luận: Mỗi nhóm HS tiến hành quan sát, thảo luận và phân loại các chất dễ cháy, chất gây cháy, cách phòng cháy chữa cháy

- Ghi chép: Sau khi phân loại, các thành viên trong một nhóm thảo luận để rút ra các chất dễ cháy, chất gây cháy, cách phòng cháy chữa cháy.

- Liên hệ thực tế: Liên hệ với kiến thức thực tiễn, bằng sự quan sát thực tế hằng ngày, các nhóm thảo luận để đưa ra các phương pháp phòng cháy chữa cháy thích hợp.

- Đóng vai: nhóm học sinh đưa ra các trường hợp có thể gây cháy ở nhà và đề xuất phương pháp phòng cháy và chữa cháy

III. Tiến trình thực hiện GV chia nhóm:

Lớp hình thành 3 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp học để phân nhóm đều nhau), GV phân công nhóm trưởng cho mỗi nhóm.

GV giao nhiệm vụ và HS trải nghiệm:

1. Hoạt động 1: HS tiến hành thu thập thông tin (ở nhà)

GV yêu cầu HS thu thập thông tin, hình ảnh về các vật dễ cháy, Những nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống cháy nổ, kỹ năng thóat hiểm trong đám cháy

58

Bằng kiến thức đã được học và hiểu biết thực tế, các em trong một nhóm cùng nhau quan sát, thảo luận và thống nhất về thông tin thu thập được.

3. Hoạt động 3: Xây dựng tình huống (15 phút)

Sau khi có kết quả, mỗi nhóm xây dựng một tình huống có thể gây cháy ở nhà và đề xuất phương pháp phòng cháy và chữa cháy. Trong đó lồng ghép các yếu tố bài học như: nếu tên chất dễ cháy, nguyên nhân gây cháy, cách chữa cháy và cuối cùng là bài học rút ra.

4. Hoạt động 4: Báo cáo kết quả hoạt động (15 phút)

- Bằng kết quả thu được từ hoạt động 3, mỗi nhóm tiến hành đóng vai, diễn xuất tình huống hoạt động của nhóm mình trong thời gian 3 phút. Nội dung báo cáo phải đảm bảo:

+ Trình bày được chất cháy là gì?

+ Thể hiện được cách giải quyết tình huống hợp lý.

- Sau khi báo cáo, mỗi nhóm tự điều hành quá trình thảo luận về kết quả hoạt động trong thời gian 2 phút.

5. GV tổng kết nội dung kiến thức và rút ra kết luận khoa học (5 phút)

Sau khi 4 nhóm tiến hành báo cáo, thảo luận. GV tổng kết nội dung kiến thức cho HS. Giải quyết các vấn đề “mâu thuẫn” mà các nhóm chưa giải quyết được. Đồng thời, rút ra các kết luận khoa học về phòng cháy chữa cháy trong gia đình.

1. Các chất cháy:

* Chất cháy: là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy. - Phân loại chất cháy

+ Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vài, giấy, xăng dầu, rượu...

59

+ Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ: đồng, thép,...

+ Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ: gạch, đá, bêtông...

+ Chất rắn cháy: là những chất tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vài, sợi, cao su...

+ Chất cháy khí: là những chất tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, khí gas… + Chất lỏng cháy: là những chất tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu...

2. Nguồn nhiệt

Nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.

Ví dụ: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), chập điện,...

3. Phương pháp phòng cháy chữa cháy a. Phương pháp làm loãng:

Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để chữa cháy,…). Do đó, sự cháy không được duy trì.

b. Phương pháp làm lạnh:

Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ làm ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy …).

c. Phương pháp cách ly:

Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó đám cháy tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).

60

Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).

GV đánh giá NL tìm hiểu tự nhiên đạt được và hình thành nguyên lí khoa học tự nhiên của HS thông qua bài tập kiểm tra đánh giá năng lực (15 phút)

CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Câu 1: Em hãy nêu 3 nguồn có thể gây cháy ở trong nhà của em?

... ... ... ... ... Câu 2: Em hãy nêu ít nhất 2 phương pháp phòng cháy chữa cháy?

... ... ... ... ... Câu 3: Trong khi đun nấu, gia đình em cần chú ý điều gì để phòng cháy ? ... ... ... ... ...

61

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)