Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 73 - 77)

Tiết dạy thứ b a : Bài tập về mắt

3.5 Tiến trình thực nghiệm sư phạm

- Chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án, các đồ dùng, thiết bị trước khi tiến hành các tiết dạy, nhắc HS ôn tập lại kiến thức về Thấu kính mỏng, đọc và nghiên cứu trước kiến thức về Mắt, các tật của Mắt.

- Tiến hành dạy học 3 tiết học theo giáo án đã thiết kế. - Tổ chức hoạt động ngoại khoá.

- Thực hiện bài kiểm tra 45’ thông qua google form. - Phân tích, đánh giá các kết quả học tập của HS.

 Tại lớp thực nghiệm:

- Ở tiết học thứ nhất: việc áp dụng các tình huống mà HS hào hứng trong việc trình bày cấu tạo của mắt mặc dù cấu tạo của mắt phức tạp, các em đưa ra ý kiến tự tin; hăng hái bổ sung kiến thức khi bạn trước đó phát biểu chưa đầy đủ. Một số em có kĩ năng thuyết trình rất tốt như : Trần Tuấn Hưng, Nguyễn Văn Thành, Phạm Vân Anh,...Nội dung kiến thức về sự điều tiết của mắt, góc trông vật, năng suất phân li cũng trở nên dễ hiểu, dễ nhớ hơn hơn với các em

65

HS để tìm ra câu trả lời cho tình huống đặt ra trước thông qua sự gợi ý của GV. GV đóng vai trò giống như người đồng hành cùng chinh phục tri thức nên không khí lớp học diễn ra sôi nổi, tự nhiên.

- Ở tiết học thứ 2 : Các HS thích thú với các kiến thức gắn với thực tiễn về mắt cận thị; các em đã đưa ra tương đối đầy đủ các nguyên nhân dẫn tới cận thị, viễn thị, lão thị. Một HS giơ tay có câu hỏi : “Em không mắc cận thị nhưng em thấy các bạn khác đeo kính cũng đẹp và hay hay, vậy có phải cận thị có cũng được phải không?”. GV chưa trả lời mà để các HS khác cùng thảo luận

về câu hỏi đó. Một số bạn đã chia sẻ về ảnh hưởng của cận thị đối với sức khoẻ và sự bất tiện khi không may mắc phải tật khúc này. Sau đó, GV đã tổng hợp, bổ sung và kết luận để trả lời câu hỏi mà HS đã nêu ra. Về loạn thị, các em chưa hiểu rõ nên đã chủ động hỏi cô giáo. Với mắt cận thị, em Nguyễn Văn Thành đã có câu hỏi rất thú vị: Em bị cận thị sau này khi lớn tuổi thì bị viễn thị thì hai tật đó có bù trừ cho nhau làm cho độ cận của mắt em giảm đi được không? Nhờ có sự chuẩn bị kiến thức tốt nên GV đã trả lời thoả đáng cho

thắc mắc của HS.

Với câu hỏi phụ: các em hãy suy nghĩ ngành nghề nào đòi hỏi mắt làm việc với cường độ lớn và dễ gây tổn thương mắt? HS trong lớp đã hỗ trợ, bổ sung cho nhau, nhanh nhẹn đưa ra nhiều đáp án: những người làm về công nghệ thông tin, thợ hàn, thợ lặn, thợ sửa chữa đồng hồ, thợ may,…..

Bên cạnh đó, GV cũng lồng ghép các câu chuyện lịch sử của đất nước: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tại sao những người chiến sĩ không quân của chúng ta lại có thể chiến đấu trong nhiều ngày để quan sát màn hình radar mà không cảm thấy đau mỏi mắt, nhờ công ơn to lớn đó của biết bao người anh hùng mà chúng ta giành được chiến thắng, giành lại độc lập cho dân tộc. Ở đó, phải chăng là lòng yêu nước, là ý chí kiên cường, là lòng tin về ngày mai tốt đẹp hơn đã giúp những anh hùng dân tộc ấy trở nên phi thường như vậy. Chúng ta là thế hệ sau phải luôn ghi nhớ công ơn cao lớn của biết bao thế hệ trước, cần tu dường, rèn luyện phẩm chất đạo đức và trí tuệ để cùng góp sức ngày càng đất nước phát triển hơn”.

66

- Ở tiết dạy thứ 3: các HS đều nhớ được các công thức về mắt, các tật khúc xạ của mắt và áp dụng để làm các bài tập .

Tuy nhiên với các bài tập vận dụng cao một vài HS còn gặp khó khăn. Với một số HS đó, GV đã tìm biện pháp : cung cấp thêm các bài tập tương tự ; ghép cặp với các HS có lực học tốt hơn để các em có thể trao đổi, hỗ trợ nhau sau giờ học.

Hình 3.1 : Vận dụng kiến thức về mắt và thực tế cuộc sống tại lớp học thực nghiệm

67

Hình 3.2 : Vận dụng các công thức về mắt vào các bài tập tại lớp thực nghiệm

Hoạt động ngoại khoá : tham quan Viện mắt

Sau khi được sự cho phép của nhà trường; ban quản lí Viện Mắt tại Hạ Long – Quảng Ninh, GV đã thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khoá đối với lớp 11A5 tham quan viện mắt nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Tại thời điểm tổ chức hoạt động ngoại khoá, tình hình dịch bệnh tại địa phương vẫn được kiểm soát tốt, đảm bảo việc tổ chức hoạt động ngoại khoá diễn ra an toàn.

Khi đến Viện Mắt, HS được gặp gỡ và lắng nghe các thông tin về Mắt và các tật khúc xạ của Mắt từ chuyên gia Nguyễn Văn Đàm. Các HS rất chú ý lắng nghe khi được chuyên gia chia sẻ các thông tin hữu ích về cấu tạo mắt, mắt cận, mắt viễn và mắt lão, được quan sát trực tiếp thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ. Chuyên gia chia sẻ : “Trước kia, khi chưa có nhiều TV, máy tính, điện thoại;

chưa có internet, thì tỉ lệ người bị cận thị ít hơn. Tỉ lệ cận thị cũng khác nhau về vùng miền : ở nông thôn tỉ lệ cận thị ở HS ít ở thành phố. Ở trường chuyên và không chuyên tỉ lệ cận thị cũng khác nhau. Ở độ tuổi dưới 18 tuổi, cấu trúc mắt còn chưa hoàn chỉnh nên dễ bị tổn thương, rất chú ý giữ gìn, bảo vệ mắt; với

68

những bạn bị cận thì cần sử dụng kính phân kì để hỗ trợ mắt, kìm hãm sự tăng độ cận của mắt. Với những người trên 18 tuổi, cấu trúc mắt đã hoàn chỉnh hơn nên khó cận hơn hoặc độ cận ít tăng hơn;ở độ tuổi này có thể khắc phục bằng cách phẫu thuật”. HS chăm chú lắng nghe chuyên gia giải thích thêm về viễn

thị : “viễn thị thường xảy ra với người từ 40 tuổi trở lên, đôi khi người trẻ tuổi cũng có thể mắc viễn thị do bẩm sinh”.

Một HS đã nhanh nhẹn đặt ra câu hỏi với chuyên gia về loạn thị và được nghe chuyên gia giải thích kĩ hơn về loạn thị, nguyên nhân dẫn đến loạn thị : “loạn thị là tật khúc xạ của mắt do bẩm sinh, do tai nạn làm cho nhãn cầu

mắt bị biến dạng (rất khó chữa) hoặc có thể do sinh lí của con người ; do thói quen hằng ngày như xem TV nhiều (có thể chữa được).

Thông qua việc lắng nghe và trao đổi thông tin với chuyên gia, HS lớp 11A5 đã được bổ sung thêm kiến thức về mắt và có ý thức trong việc bảo vệ mắt của bản thân. Sau đó, lần lượt HS còn được chuyên gia kiểm tra độ tụ của mắt mình. Điều đó làm cho buổi ngoại khoá lại càng thêm thú vị và ý nghĩa; đặc biệt với một số bạn đã lâu chưa khám mắt. Trước khi kết thúc hoạt động ngoại khoá, HS lớp 11A5 được quan sát các kính mắt tại Viện Mắt.

Sau buổi tham quan Viện mắt, HS được củng cố kiến thức thông qua google form với các câu hỏi của GV, nhằm kiểm tra nhận thức, kĩ năng và năng lực Vật lí, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS cũng như đánh giá được hiệu quả học tập bằng hình thức hoạt động ngoại khoá.

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)