Vận dụng các công thức về mắt vào các bài tập tại lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 76)

Hoạt động ngoại khoá : tham quan Viện mắt

Sau khi được sự cho phép của nhà trường; ban quản lí Viện Mắt tại Hạ Long – Quảng Ninh, GV đã thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khoá đối với lớp 11A5 tham quan viện mắt nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Tại thời điểm tổ chức hoạt động ngoại khoá, tình hình dịch bệnh tại địa phương vẫn được kiểm soát tốt, đảm bảo việc tổ chức hoạt động ngoại khoá diễn ra an toàn.

Khi đến Viện Mắt, HS được gặp gỡ và lắng nghe các thông tin về Mắt và các tật khúc xạ của Mắt từ chuyên gia Nguyễn Văn Đàm. Các HS rất chú ý lắng nghe khi được chuyên gia chia sẻ các thông tin hữu ích về cấu tạo mắt, mắt cận, mắt viễn và mắt lão, được quan sát trực tiếp thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ. Chuyên gia chia sẻ : “Trước kia, khi chưa có nhiều TV, máy tính, điện thoại;

chưa có internet, thì tỉ lệ người bị cận thị ít hơn. Tỉ lệ cận thị cũng khác nhau về vùng miền : ở nông thôn tỉ lệ cận thị ở HS ít ở thành phố. Ở trường chuyên và không chuyên tỉ lệ cận thị cũng khác nhau. Ở độ tuổi dưới 18 tuổi, cấu trúc mắt còn chưa hoàn chỉnh nên dễ bị tổn thương, rất chú ý giữ gìn, bảo vệ mắt; với

68

những bạn bị cận thì cần sử dụng kính phân kì để hỗ trợ mắt, kìm hãm sự tăng độ cận của mắt. Với những người trên 18 tuổi, cấu trúc mắt đã hoàn chỉnh hơn nên khó cận hơn hoặc độ cận ít tăng hơn;ở độ tuổi này có thể khắc phục bằng cách phẫu thuật”. HS chăm chú lắng nghe chuyên gia giải thích thêm về viễn

thị : “viễn thị thường xảy ra với người từ 40 tuổi trở lên, đôi khi người trẻ tuổi cũng có thể mắc viễn thị do bẩm sinh”.

Một HS đã nhanh nhẹn đặt ra câu hỏi với chuyên gia về loạn thị và được nghe chuyên gia giải thích kĩ hơn về loạn thị, nguyên nhân dẫn đến loạn thị : “loạn thị là tật khúc xạ của mắt do bẩm sinh, do tai nạn làm cho nhãn cầu

mắt bị biến dạng (rất khó chữa) hoặc có thể do sinh lí của con người ; do thói quen hằng ngày như xem TV nhiều (có thể chữa được).

Thông qua việc lắng nghe và trao đổi thông tin với chuyên gia, HS lớp 11A5 đã được bổ sung thêm kiến thức về mắt và có ý thức trong việc bảo vệ mắt của bản thân. Sau đó, lần lượt HS còn được chuyên gia kiểm tra độ tụ của mắt mình. Điều đó làm cho buổi ngoại khoá lại càng thêm thú vị và ý nghĩa; đặc biệt với một số bạn đã lâu chưa khám mắt. Trước khi kết thúc hoạt động ngoại khoá, HS lớp 11A5 được quan sát các kính mắt tại Viện Mắt.

Sau buổi tham quan Viện mắt, HS được củng cố kiến thức thông qua google form với các câu hỏi của GV, nhằm kiểm tra nhận thức, kĩ năng và năng lực Vật lí, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS cũng như đánh giá được hiệu quả học tập bằng hình thức hoạt động ngoại khoá.

3.6Kết quả thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về kết quả học tập của HS khi áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau :

69

Bảng 3.1: Đối sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tính khả thi

của tiến trình dạy học

- Kiến thức bài học truyền tải đến HS một cách đầy đủ.

- HS trả lời khá đầy đủ các câu hỏi do GV đặt ra và và phiếu học tập.

- GV truyền đạt đầy đủ kiến thức của bài học.

- Một số câu hỏi GV phải tự trả lời.

Tính tích cực của HS trong học tập

- HS tham gia lớp học sôi nổi, HS hào hứng để trả lời câu hỏi tình huống do GV đưa ra.

- Một số em còn rất tự tin khi đưa ra ý kiến của mình, và rất dõng dạc khi trả lời câu hỏi.

- Chủ động tìm tòi kiến thức từ các tài liệu để thực hiện các nhiệm vụ đưa ra.

- Tích cực trao đổi, hỗ trợ khi khi được giao các nhiệm vụ nhóm.

- Đưa ra được các câu hỏi hay.

- Không khí lớp học trầm, ít sôi nổi, HS ngại phát biểu hoặc đưa ra ý kiến.

- Học còn thụ động, thực hiện các nhiệm vụ đưa ra còn chậm, kém hiệu quả.

- Có HS còn chậm trễ, làm mất thời gian hoặc lảng tránh khi GV hỏi.

- Khi làm việc nhóm, HS tham gia chưa tích cực, ít có sự trao đổi với các bạn khác.

Về định lượng

Bảng 3.2 : Kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức mắt vào thực tiễn của các nhóm lớp thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá/điểm tối đa

Mức độ thể hiện Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

70

Giải thích được các vấn đề. ( 2.5 điểm)

- Giải thích được tại sao mắt có thể nhìn được một vật hoặc không nhìn được một vật

- Giải thích các tật khúc xạ của mắt cận thị, viễn thị, lão thị - Giải thích được hiện tượng lưu ảnh của mắt

2.25 2.5 2.25 2.25

Đánh giá được vấn đề

(2 điểm)

- Đánh giá được ảnh hưởng của cận thị với cuộc sống

- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng các thói quen đến mắt (sử dụng điện thoại, xem TV, chơi game,.…)

- Đánh giá tầm quan trọng của mắt trong một số ngành nghề

1.5 1.75 1.5 1.5

Đề xuất các giải pháp ( 2.5 điểm)

- - Đưa ra được các biện pháp phòng chống cận thị.

- - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quan sát khi nhìn các vật nhỏ hoặc những vật ở rất xa.

- -Đưa ra được các biện pháp giúp đỡ những người lớn tuổi bị viễn thị, lão thị.

2.25 2 1.75 2.25

Thực hiện được các giải pháp (3 điểm)

- Lập được kế hoạch bảo vệ mắt của bản thân trong năm 2022 - Thiết kế bản tuyên truyền về tầm quan trọng của mắt, các biện pháp bảo vệ mắt với các HS trong trường.

- - Lập kế hoạch trồng gấc để nâng cao sức khoẻ mắt.

- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường xung quanh (phòng chống ảnh hưởng của ánh sáng xanh ánh, chống bụi mịn,…)

2.0 2.5 2.0 2.5

71

Kết quả của bài kiểm tra 45’

Bảng 3.3 : Thống kê và so sánh kết quả bài kiểm tra 45’ tại lớp đối chứng và thực nghiệm Điểm Tần số Tần suất (%) Tần suất tích luỹ (%) ĐC TN ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 1 0 2.4 0 2.4 0 4 3 1 7.3 2.4 9.7 2,4 5 7 3 17.1 7.2 26.8 9,5 6 10 6 24.4 14.3 51.2 23,8 7 11 11 26.8 26.2 78.0 50,0 8 6 14 14.7 33.3 92.7 83,3 9 2 5 4.9 11.9 97,6 95,2 10 1 2 2.4 4.8 100 100 𝛴 41 42 100 100

Điểm trung bình bài kiểm tra 45’ của lớp đối chứng là 6.41 và điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7.36 phương pháp dạy học theo thiết kế đã soạn với lớp thực nghiệm đã đạt được kết quả tốt, điểm trung bình của lớp cao hơn, số điểm 8,9,10 nhiều hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.

72

Hình 3.3: Đồ thị tần suất điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Hình 3.4: Đồ thị tần suất tích luỹ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Từ đồ thị tần suất điểm cho thấy điểm dưới 7 thì tần suất điểm lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm., tần suất các điểm trên 7 ở lớp thực nghiệm cao hơn. Đồ thị tần số tích luỹ ở lớp thực nghiệm có độ lùi hơn đồ thị tích luỹ lớp đối chứng. Hai đồ thị trên cũng là minh chứng cho hiệu quả dạy học theo

0 5 10 15 20 25 30 35

Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

T ần s uất ( %) Điểm Xi Đồ thị tần suất Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 0 20 40 60 80 100 120

Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

T ần s uất t ích lu ( %) Điểm Xi Đồ thị tần suất tích luỹ Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

73

phương pháp dạy học đã thiết kế cao hơn phương pháp dạy học truyền thống trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức ở người học.

Tổng quát : Như vậy, thông qua đánh giá quá trình và đánh giá kết quả với các nhiều hình thức kiểm tra – đánh giá : quan sát, hoạt động nhóm, vấn – đáp, thu nhận thông tin phản hồi, kiểm tra 45’với 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan chia theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao cho thấy sau khi học bài mắt theo các phương pháp học tập khác nhau ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng thì kết quả đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đạt được ở 2 lớp là khác nhau. Ở lớp thực nghiệm, HS có thể chủ động tìm tòi các kiến thức về Mắt, giải thích các hiện tượng, các tình huống ; đề xuất nhiều biện pháp và thực hiện các giải pháp trong việc nâng cao sức khoẻ mắt của bản thân và mọi người xung quanh.

74

Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy tính đúng đắn và khả thi khi áp dụng các phương pháp dạy học mới so với phương pháp dạy truyền nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS nội dung kiến thức Mắt – Các tật của mắt và cách khắc phục.Việc sử dụng các tình huống trong dạy học đã phát triển tư duy sâu , xử lí vấn đề một cách nhanh nhạy và hiệu quả ở người học. Hệ thống bài tập đa dạng góp phần quan trọng giúp học sinh hiểu, củng cố nội dung kiến thức của bài học và phát triển các kĩ năng, năng lực ở các em.

Quá trình thực nghiệm sư phạm đã đạt được các nhiệm vụ: dạy các tiết học theo giáo án đã soạn ở lớp thực nghiệm và dạy theo phương pháp truyền thống ở lớp thực nghiệm; tổ chức hoạt động ngoại khoá tham quan viện mắt với lớp thực nghiệm; thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, so sánh các kết quả thu được ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Luận văn đã bổ sung và hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn của năng lực, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh; một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Luận văn đã nghiên cứu nội dung kiến thức, đặc điểm chương “Mắt. Các dụng cụ quang học”; thiết kế 3 tiết dạy nội dung kiến thức về Mắt với các phương pháp dạy học tích cực; xây dựng đa dạng các bài tập thực tiễn.

Thực nghiệm sư phạm với một lớp thực nghiệm theo giáo án đã thiết kế và lớp đối chứng theo phương pháp dạy học truyền thống cho thấy tính hiệu quả, khả thi khi áp dụng các phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, tình huống, dạy học theo trạm học tập và tổ chức hoạt động ngoại khoá giúp học sinh phát triển được năng lực vận dụng kiến thức mắt vào thực tiễn, nâng cao sức khoẻ mắt của học sinh, phòng chống cận thị học đường.

Luận văn cũng chứa đựng tính mới, đã dùng cách sắp xếp hiệu quả những kiến thức cơ bản, “góp nhặt” những “chất liệu quý giá từ cuộc sống” để đưa vào quá trình thực hiện đề tài; tạo nên tính “cách tân” trong phong cách nghiệp vụ sư phạm;bồi đắp những giá trị tốt đẹp của HS. Hiệu quả của việc dạy học khi thực nghiệm sư phạm cho thấy cần mở rộng khi dạy học các nội dung kiến thức khác môn Vật lí THPT tại địa phương.

Do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài, điều kiện tổ chức dạy học và tiến hành thực nghiệm trên số học sinh có hạn nên kết quả thu được cũng có phần chưa được trọn vẹn. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung và tiến hành thực nghiệm trên số lượng học sinh lớn hơn trong thời gian tới để đề tài có tính khái quát và mang lại được những hiệu quả, giá trị giáo dục tốt hơn.

76

Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí THPT nói chung và chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” – lớp 11 nói riêng, các GV cần nghiên cứu biện pháp và tổ chức dạy học hiệu quả để có thể phát triển tối đa năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cho HS; các nhà trường, các Sở giáo dục cần trang bị thêm các thiết bị, dụng cụ, tranh vẽ,… để các GV có điều kiện tốt hơn trong việc dạy học và các HS dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài học hơn. Mỗi GV cũng cần nỗ lực, khắc phục khó khăn trong quá trình truyền thụ kiến thức, đặc biệt với những vùng miền chưa thuận lợi. Mỗi GV cùng hướng tới là nguồn “truyền lửa” cho HS, đồng tâm cùng góp trí – sức vượt qua thời kì của khó khăn của lịch sử; cùng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

77

ĐỀ KIỂM TRA 45’ Mức độ nhận biết

Câu 1: Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:

A. Giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, lòng đen, dịch thuỷ tinh, võng mạc. B. Thuỷ tinh, giác mạc, thể thuỷ tinh, lòng đen, dịch thuỷ tinh, võng mạc. C. Giác mạc, thuỷ dịch, lòng đen, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc. D. Lòng đen, giác mạc, thuỷ dịch, võng mạc, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh. Câu 2: Khi mắt không điều tiết mà thấy rõ vật thì vật này đang ở

A. Vô cực C. Điểm cực viễn

B. Điểm cực cận D. Trong khoảng nhìn rõ của mắt Câu 3: Để thấy rõ được thì mắt phải điều tiết sao cho

A. Độ tụ của mắt luôn giảm xuống B. Ảnh của vật nằm trên võng mạc C. Độ tụ của mắt luôn tăng lên

D. Ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc.

Câu 4 : Bộ phận nào của mắt có các tế bào phân biệt được độ sáng - tối hay các màu sắc khác nhau ?

A. Giác mạc C. Thể thuỷ tinh

B. Lòng đen D. Võng mạc

Câu 5 : Điểm cực viễn CV của mắt là

A. Khi mắt không điều tiết, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc

B. Khi mắt điều tiết tối đa, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc.

C. Khi mắt điều tiết tối đa, điểm gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc.

D. Khi mắt không điều tiết, điểm xa nhất trên trục của mắt cho ảnh cho ảnh trên võng mạc.

78

Câu 6: Một người bị cận thị có khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến điểm cực cận là OCC và điểm cực viễn là OCV. Để sửa tật của mắt người này thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là

A. f= OCC C. f = - OCC

B. f = OCV D. f = -OCV

Mức độ thông hiểu:

Câu 7: Xét về phương diện hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ quang học nào sau đây?

A. Hệ lăng kính C. Hệ thấu kính hội tụ

B. Hệ thấu kính phân kì D. Hệ gương cầu

Câu 8: Khi nhìn thấy vật, bộ phận của mắt có vai trò như phim trong máy ảnh là

A. Võng mạc C. Giác mạc

B. Lòng đen D. Thuỷ tinh thể

Câu 9: Khi nói về các tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ các vật ở gần. B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ các vật ở xa.

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)