Góc trông vật

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 50 - 59)

42 hình về góc trông vật.

GV giải thích công thức tính năng sất phân li của mắt.

vì góc trông chưa đạt tới năng suất phân li của mắt

b. Năng suất phân li

Đối với mắt bình thường:

Tiết dạy thứ hai

CÁC TẬT KHÚC XẠ CỦA MẮT – CÁCH KHẮC PHỤC. HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT

Mục tiêu : Tìm hiểu các tật của mắt (cận thị, viễn thị, lão thị) và cách phòng tránh và khắc phục; hiện tương lưu ảnh của mắt.

- Phương pháp dạy học : Dạy học theo trạm – góc

- Hình thức tổ chức : Dạy học theo nhóm (chia lớp thành 4 trạm)

- Chuẩn bị : Hình ảnh về các tật của mắt, hiện tượng lưu ảnh của mắt ; phiếu học tập

Hướng dẫn HS tham gia học tập theo trạm/góc

+ GV giới thiệu với HS cách phân chia không gian lớp học thành 4 trạm học tập. Tại mỗi trạm đã chuẩn bị các dụng cụ học tập.

+ Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm nhận trước nhiệm vụ thông qua 4 phiếu học tập tương ứng với 4 trạm và nghiên cứu kĩ nhiệm vụ ở nhà. + Trên lớp, dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm nhận nhiệm vụ tại mỗi trạm học tập. Sau một khoảng thời gian nhất định, các nhóm đổi trạm cho nhau theo chiều kim đồng hồ cho đến khi mỗi nhóm đều thực hiện xong 4 nhiệm vị ứng với 4 trạm.

TRẠM 1 : MẮT CẬN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Dụng cụ học tập : + Sách giáo khoa hình 31.5, 31.6, mục IV,1 trang 199 - 200 và các nguồn thông tin.

+ Giấy, bút, thước

43 + Phiếu học tập

Nhiệm vụ : + Tìm hiểu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục + Hoàn thành phiếu học tập số 2

Nội dung kiến thức mắt cận thị:

Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết, tiêu cự của thấu kính mắt nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính mắt thường, tức là khi chưa điều tiết, tiêu điểm ảnh chính F’ ở phía trước màng lưới ; vật ở xa vô cực cho ảnh ở tiêu diện ảnh nằm trước màng lưới nên mắt cận thị không thấy được vật ở xa vô cực.

Khi vật từ vô cực đến gần mắt cận thị, nếu mắt không điều tiết, ảnh sẽ di chuyển cùng chiều, tức là tiến về phía màng lưới từ phía trước, cho đến khi ảnh này nằm trên màng lưới thì mắt bắt đầu thấy, lúc đó vật nằm ở khoảng xa nhất mà mắt có thể thấy rõ được, vị trí đó là ở điểm cực viễn CV.

Cho vật tiếp tục từ CV tiến đến gần mắt, mắt bắt đầu phải điều tiết để ảnh vẫn ở màng lưới, cho đến điểm gẫn mắt nhất là điểm cực cận CC thì mắt điều tiết tối đa. Nếu vật tiến đến gần hơn nữa, mắt sẽ không thể điều tiết nhiều hơn nên ảnh vượt ngoài màng lưới ; mắt không thấy nữa.

Tóm lại, đối với mắt cận thị, điểm cực viễn CV và điểm cực cận CCđều gần hơn đối với mắt thường.

Ta có fmax < OV

Phiếu học tập số 2

Trạm học tập 1 : Mắt cận và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Chào mừng các bạn học sinh đã đến với trạm 1. Tại đây các bạn cần nghiên cứu tài liệu về mắt cận và hợp tác với các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ 1 : Nêu đặc điểm của tật cận thị.

……… Nhiệm vụ 2 : Vẽ sơ đồ minh hoạ đặc điểm quang học của mắt cận. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tật cận thị.

44 ……… Nhiệm vụ 4 : Cách khắc phục tật cận thị ...……… Nhiệm vụ 5 : Tìm hiểu các cách phòng tránh cận thị ………

Câu trả lời mong đợi ở HS:

Trạm học tập số 1 : Mắt cận và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Nhiệm vụ 1 : Đặc điểm của tật cận thị

- Mắt cận có độ tụ lớn hơn mắt bình thường. Một chùm tia sáng song song truyền tới mắt cận sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm ở trước màng lưới :

𝒇𝒎𝒂𝒙 < OV

- Hệ quả : + Khoảng cách OCV hữu hạn.

+ Điểm CC gần mắt hơn bình thường.

Nhiệm vụ 2 : Sơ đồ minh hoạ đặc điểm quang học của mắt cận

Nhiệm vụ 3 : Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị : Tật cận thị có thể do bẩm sinh, do đọc sách hay học bài ở chỗ không có đủ độ sáng hay đặt sách quá gần trong một thời gian dài (Cận thị xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức, làm ánh sáng không lọt vào võng mạc, dẫn đến các vật quan sát bị mờ đi khi ở vị trí xa).

Nhiệm vụ 4 : Cách khắc phục tật cận thị

- Đeo kính phân kì

- Phẫu thuật để thay đổi độ cong

fmax

V fmax = OF' < OV

45

của thể thuỷ tinh (đối với người bị cận có độ tụ mắt cao và trên 18 tuổi).

Nhiệm vụ 5 : Các cách phòng tránh cận :

1. Học tập, vui chơi ở nơi đủ sáng.

2. Khi đọc sách, học bài cần giữ khoảng cách giữa sách và mắt phù hợp, ngồi học đúng tư thế.

3. Không xem điện thoại, máy tính,…quá lâu. 4. Luyện tập sức khoẻ mắt hằng ngày.

5. Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt.

6. Giữ gìn sức khoẻ, tinh thần, lối sống lành mạnh.

7. Khám mắt định kì.

8. Tránh các tác nhân không tốt đến mắt

TRẠM HỌC TẬP SỐ 2 : MẮT VIỄN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Dụng cụ học tập : + Sách giáo khoa hình 31.7, mục IV,2 trang 199 -200 và các nguồn thông tin.

+ Giấy, bút, thước + Phiếu học tập

Nhiệm vụ : + Tìm hiểu đặc điểm của mắt viễn và cách khắc phục + Hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 3

Trạm học tập 2 : Mắt viễn và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Chào mừng các bạn h đã đến với trạm 2. Tại đây các bạn cần nghiên cứu tài liệu về mắt viễn – cách khắc phục và hợp tác với các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ 1 : Nêu đặc điểm của tật viễn thị.

……… 𝑂𝐾 𝐹𝑘′ 𝐶𝑉 V (∞)

46

Nhiệm vụ 2 : Vẽ sơ đồ minh hoạ đặc điểm quang học của mắt viễn.

Nhiệm vụ 3 : Cách khắc phục tật viễn thị

...………..

Phiếu học tập số 3

Trạm học tập số 2 : Mắt viễn và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Nhiệm vụ 1 : Đặc điểm của tật viễn thị.

Nhiệm vụ 2 : Vẽ sơ đồ minh hoạ đặc điểm quang học của mắt viễn.

Nhiệm vụ 3 : Cách khắc phục tật viễn thị

.

- Đeo kính kính hội tụ thích hợp với độ tụ của mắt.

TRẠM HỌC TẬP SỐ 3 : MẮT LÃO VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CC F’ fmax CC mắt bình thường 𝑂𝐾 CC F’ fmax = OF' > OV fmax > OV

47

Dụng cụ học tập : + Sách giáo khoa hình 31.8, mục IV,3 trang 199 -200 và các nguồn thông tin.

+ Giấy, bút, thước… + Phiếu học tập.

Nhiệm vụ : + Tìm hiểu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục. + Nghiên cứu ví dụ 2.

+ Hoàn thành phiếu học tập.

Phiếu học tập số 4

Trạm học tập 3 : Mắt lão và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Chào mừng các bạn học sinh đã đến với trạm 3. Tại đây các bạn cần nghiên cứu tài liệu về mắt lão – cách khắc phục và hợp tác với các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ 1 : Nêu đặc điểm của mắt lão

……… Nhiệm vụ 2 : Cách khắc phục lão thị

……… Nhiệm vụ 3 (Ví dụ 2) : Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 50cm – 67 cm.

Tình độ tụ của các kính phải đeo để người này có thể :

 Nhìn xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết.

 Đọc được sách khi đặt gần mắt, cách mắt gần nhất 25 cm. Coi kính đeo sát mắt.

48

Câu trả lời mong đợi từ HS :

Phiếu học tập số 4

Trạm học tập 3 : Mắt lão và cách khắc phục

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Nhiệm vụ 1 : Đặc điểm của mắt lão :

- Mắt lão là tật của mắt với hầu hêt mọi người kể từ tuổi trung niên, khả năng điều tiết của mắt giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thuỷ tinh trở nên cứng hơn, dẫn tới điểm cực cận CC dời xa mắt hơn.

- Mắt lão có những đặc điểm khác mắt viễn.

Nhiệm vụ 2 : Cách khắc phục lão thị

- Để khắc phục tật khúc xạ này của mắt phải đeo kính hội tụ phù hợp với độ tụ của từng mắt.

Người cận thị khi lớn tuổi có thể phải đeo kính hai tròng, kính đa tròng. - Người có mắt cận khi lớn tuổi thường phải :

+ Đeo kính phân kì để nhìn xa. + Đeo kính hội tụ để nhìn gần.

 Kính hai tròng

Nhiệm vụ 3 (Ví dụ 2) :

 Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết, người đó phải đeo kính phân kì có tiêu cự :

ƒ1= − OkCv = − 67cm ≈ −23 m

 D1 = 1

ƒ1 = − 1,5 dp

 Để đọc sách đặt cách mắt gần nhất 25 cm, người đó phải đeo kính hội tụ có tiêu cự ƒ2 xác định bởi :

V

𝑂𝐾

𝐶𝑉

|ƒ1| (∞)

49

D2 = 1

ƒ2 = 2 dp

TRẠM HỌC TẬP SỐ 4 : HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT

Dụng cụ học tập : + Sách giáo khoa hình 31.9, 31.10, mục V trang 201 và các nguồn thông tin.

+ Giấy, bút… + Phiếu học tập

Nhiệm vụ : + Tìm hiểu về hiện tượng lưu ảnh của mắt và ứng dụng. + Hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 5

Trạm học tập 4 : Hiện tượng lưu ảnh của mắt và ứng dụng

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Chào mừng các bạn học sinh đã đến với trạm 1. Tại đây các bạn cần nghiên cứu tài liệu về mắt hiện tượng lưu ảnh của mắt - ứng dụng và hợp tác với các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ 1 : Sự phát hiện ra hiện tượng lưu ảnh của mắt như thế nào? Thế nào là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

……….. Nhiệm vụ 2 : Hiện tượng lưu ảnh của mắt được ứng dụng như thế nào ? ……….. Nhiệm vụ 3 : Trình bày nguyên lí hoạt động của phim hoạt hình.

...……… …… ………... 1 25 - 1 50 = 1 ƒ2 => ƒ2 = 50 cm = 0,5 m

50 Câu trả lời mong đợi ở HS

Phiếu học tập số 5

Trạm học tập số 4 : Hiện tượng lưu ảnh của mắt và ứng dụng

(Thời gian tại trạm : 8 phút)

Nhiệm vụ 1 : Sự phát hiện ra hiện tượng lưu ảnh của mắt như thế nào? Nêu khái niệm về hiện tượng lưu ảnh của mắt.

Năm 1829, nhà Vật lí người Bỉ Plan – tô phát hiện ra cảm nhận do tác động của ánh sáng lên các tế bào màng lưới tiếp tục tồn tại trong khoảng 1/10 giây sau khi chùm sáng tắt. Khi ảnh của vật không được tạo ra trên màng lưới nhưng mắt vẫn có thể “thấy vật”, đó là hiện tượng lưu ảnh của mắt.

Nhiệm vụ 2 : Hiện tượng lưu ảnh của mắt được ứng dụng như thế nào ?

Hiện tượng lưu ảnh của mắt được ứng dụng trong chiếu phim, trên màn hình TV, ….

Nhiệm vụ 3 : Trình bày nguyên lí hoạt động của phim hoạt hình.

Trong Tiếng anh, hoạt hình bắt nguồn từ animate – có nghĩa là tạo ra sự sống, hoạt hình nghĩa là nghệ thuật tạo ra sự sống từ những vật vô tri vô giác.

Để làm ra phim hoạt hình, đầu tiên phải có nhiều bức tranh về đề tài cần làm, sau đó trình chiếu liên tiếp các bức tranh ấy. Các bức tranh khác nhau đó được nối tiếp nhau thành chuỗi hình ảnh, từ đó sẽ tạo thành ảo ảnh của thị giác về sự chuyển động, khi nó xâu chuỗi trong 1 khoảng thời gian nhất định (24 hình/ giây)

Một phần của tài liệu “Tổ chức dạy học chương “mắt các dụng cụ quang học” – vật lí 11 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)