Kiểm soát các yếu tố gây mất an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an toàn trong công tác tuyển dụng nhân sự tại UBND huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

2.3. Thực trạng đảm bảo an toàntrong công tác tuyển dụng nhân sự tại UBND

2.3.2. Kiểm soát các yếu tố gây mất an toàn

Kết quả điều tra và phỏng vấn Lãnh đạo UBND huyện,Lãnh đạo Phòng Nội vụ và những ngƣời làm công tác tuyển dụng về các công tác kiểm soát các yếu tố gây mất an toàn mà UBND huyện đang sử dụng, tác giả thu nhận đƣợc UBND huyện Thanh Oai đang sử dụng các nhóm giải pháp để kiểm soát các yếu tố gây mất an toàn trong công tác tuyển dụng nhân sự tại UBND huyện, nhƣ sau:

2.3.2.1. Mất an toàn trong việc lập kế hoạch tuyển dụng;

Giải pháp hạn chế các yếu tố gây mất an toàn trong lập kế hoạch tuyển dụng

UBND huyện xác định mất an toàn trong lập kế hoạch tuyển dụng hoặc là sẽ gây lãng phí về nhân lực, tiền lƣơng (thừa lao động) hoặc không có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vây, trƣớc khi đƣa ra yêu cầu tuyển dụng chính thức, ngƣời quản lý phải xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng của đơn vị. Đồng thời xác định những kỹ năng cần thiết để một ứng viên có thể đảm nhận đƣợc một vị trí mà UBND huyện đang tuyển. Việc này có thể đƣợc thực hiện một cách hiệu quả thông qua lập bản mô tả vị trí việc làm đầy đủ, chi tiết nhất, xác định rõ ràng, đầy đủ các nhiệm vụ mà mỗi vị trí cần đảm nhiệm, yêu cầu công việc, về quyền hạn, chức năng, những phúc lợi đƣợc hƣởng,…

Ngoài ra, cũng cần chú ý tới việc nghiên cứu và đƣa ra một tỷ lệ sàng lọc thích hợp. Từ đó có thể thu hút đƣợc những ứng viên tốt nhất.

2.3.2.2. Mất an toàn trong việc xác định nguồn tuyển dụng;

Giải pháp cho những yếu tố gây mất an toàn từ nguồn tuyển dụng:

Mất an toàn từ nguồn tuyển dụng là những yếu tố mang tính chất khách quan và bản chất. Trong chừng mực có thể kiểm soát đối khi nhà tuyển dụng cần phải biết chấp nhận những yếu tố nhƣ thế này, thay vào đó, tập trung sâu và chặt chẽ hơn trong công tác triển khai tuyển dụng và hậu tuyển dụng.

2.3.2.3. Mất an toàn trong quá trình thực hiện việc tuyển dụng;

Xây dựng quy trình hoạt động chuẩn và thƣờng xuyên có các hoạt động kiểm tra, giám sát để hạn chế các yếu tố gây mất an toàn từ sự sai sót trong quá trình thực hiện việc tuyển dụng. Ngoài ra, thƣờng xuyên nhắc nhở những ngời làm công tác tuyển dụng phải minh bạch, công bằng, công khai và khách quan. Trong quy trình tuyển dụng, UBND huyện cũng chú trọng đến các thiết bị công nghệ, đầu tƣ những thiết bị hiện đại, ứng dụng trong việc ra đề, sao in đề, giám sát thi, chấm thi để hạn chế sai sót và tiêu cực của yếu tố con ngƣời.

2.3.2.4. Mất an toàn trong đánh giá quá trình tuyển dụng;

Việc đánh giá quá trình tuyển dụng một cách chính xác, khách quan nhằm đảm bảo đƣợc việc rút kinh nghiệm cho các lần tuyển dụng tiếp theo là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, công việc này cần đƣợc giao cho những ngƣời có năng lực và đảm bảo về sự chính trực, đáng tin cậy, luôn hết lòng với công việc đƣợc giao.

2.3.2.5. Mất an toàn trong hướng dẫn tập sự, thử việc;

Giải pháp giảm thiếu những yếu tố gây mất an toàntrong hƣớng dẫn tập sự,,thử việc cần đƣợc đảm bảo thực hiện nghiêm túc, khách quan, đúng quy định và có ngƣời chịu trách nhiệm.

2.3.2.6. Mất an toàn bắt nguồn từ phía ứng viên.

Cần thắt chặt quy trình tuyển dụng. Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho những ngƣời tham gia hoạt động tuyển dụng. Thực tế những sự gian lận trong công tác tuyển dụng và ứng tuyển là khó có thể kiểm soát hay cấm đoán. Do vậy, cẩn trọng trong từng bƣớc của quy trình tuyển dụng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nhất có thể những nguy cơ gây tổn thất cho nhà tuyển dụng.

Trong thực tế có những trƣờng hợp phải chấp nhận nhận một nhân viên kém chất lƣợng vì những lý do bất khả kháng (nhƣ: thân quen, do sức ép,…) luôn tồn tại, trong tình huống đó, điều cần chú trọng làm là tập trung vào công tác phân bổ công việc làm sao cho tổn thất đƣợc giảm thiểu đến mức thấp nhất.

Thông qua những kênh thông tin khác nhau để thu thập thông tin về ứng viên. Nếu nhà tuyển dụng đang phân vân trong việc tuyển chọn một ứng viên nào đó cho một vị trí thì có thể tham khảo nguồn thông tin từ những cộng sự cũ của ứng viên để đánh giá xem có nên chọn ngƣời đó không. Nếu ứng viên là ngƣời hòa đồng trong công việc, nhiệt tình và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì thật tốt. Nhƣng nếu là ngƣợc lại, thì một điều có thể

tiên liệu đƣợc là nhà tuyển dụng sẽ phải tốn kém hơn nữa vì chi phí đào tạo hoặc sa thải đối với ngƣời này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đảm bảo an toàn trong công tác tuyển dụng nhân sự tại UBND huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)