Khái niệm chung về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 28 - 30)

1.2. Tổng quan về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình

1.2.1. Khái niệm chung về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động (2015) thì an toàn lao động là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thƣơng tật, tử vong đối với con ngƣời trong quá trình lao động. Yếu tố nguy hiểm ở đây đƣợc hiểu là các yếu tố hay nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn, làm tổn thƣơng hoặc gây tử vong cho con ngƣời trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao

động là các giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại hay nguyên nhân gián tiếp gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con ngƣời trong quá trình lao động. Yếu tố có hại ở đây đƣợc hiểu là các yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con ngƣời trong quá trình lao động, đƣợc xem là các yếu tố gián tiếp gây mất an toàn lao động. Nhƣ vậy, quan điểm của Luật an toàn vệ sinh lao động có sự tách bạch giữa hai khái niệm an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đồng thời, Luật cũng làm rõ các yếu tố nguy hiểm và các yếu tố có hại gây mất an toàn lao động. Còn theo Nguyễn Ngọc Quân (2004) thì an toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Trong đó, điều kiện lao động tại nơi làm việc đƣợc hiểu là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động nhƣ vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên trạng thái chức năng của cơ thể con ngƣời, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng nhƣ về lâu dài. Thực tế, khi làm việc trong những điều kiện lao động không thuận lợi, hay gây nguy hiểm, ngƣời lao động có thể gặp những rủi ro gây mất an toàn lao động. Ngoài ra, nếu vệ sinh trong môi trƣờng lao động không tốt có thể nảy sinh các bệnh tật cho ngƣời lao động, từ đó làm suy giảm các năng lực lao động trong tƣơng lai, gián tiếp gây mất an toàn lao động. Trên thực tế, nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, nếu không đảm bảo an toàn lao động thì doanh nghiệp cũng đang đánh mất đi một trong những năng lực cạnh tranh và phát triển của mình.

Theo Thông tƣ 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng thì an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Về cơ bản, nội hàm khái niệm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tƣơng tự nhƣ khái niệm về an toàn lao động đƣợc nêu trong Luật an toàn vệ sinh lao động (2015). Theo đó, việc đảm bảo an toàn lao động đƣợc gắn với các giải pháp phòng, chống tác động

Thông tƣ 04 thì quan điểm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao hàm cả các yếu tố có hại, là các yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ con ngƣời trong quá trình lao động, gián tiếp gây ra mất an toàn lao động. Nói cách khác, việc đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: đảm bảo an toàn lao động trƣớc các yếu tố nguy hiểm trực tiếp gây mất an toàn lao động, cũng nhƣ đảm bảo vệ sinh lao động trƣớc các yếu tố có hại gián tiếp gây mất an toàn lao động. Bên cạnh đó, Thông tƣ 04 cũng xác định rõ môi trƣờng lao động trực tiếp có thể gây nguy hại đến an toàn lao động chính là quá trình thi công xây dựng công trình.

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đòi hỏi chúng ta phải xác định đƣợc các yếu tố hay mối đe doạ trực tiếp và gián tiếp trên công trƣờng xây dựng có thể gây mất an toàn cho ngƣời lao động trong quá trình lao động. Phạm vi của các mối đe doạ đƣợc xác định là điều kiện lao động hay các yếu tố của môi trƣờng lao động có thể ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên trí lực (thái độ, trách nhiệm về an toàn lao động…) và thể lực (sức khoẻ, các chức năng cơ thể ngƣời lao động, quá trình tái tạo sức lao động…). Cuối cùng, tác động của các mối đe doạ gây mất an toàn lao động có thể xảy ra trực tiếp trong hiện tại và cũng có thể trong tƣơng lai lâu dài. Điều này đòi hỏi các giải pháp đƣợc đề xuất không chỉ đảm bảo an toàn lao động trong ngắn hạn mà còn phải phòng ngừa những rủi ro có thể gây mất an toàn lao động trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)