Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ gắn với công tác đảm bảo ATLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 46 - 57)

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần CTECH CTI

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ gắn với công tác đảm bảo ATLĐ

tại CTECH CTI.

Cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, các hoạt động của công ty do giám đốc trực tiếp điều hành nhƣng dƣới sự giúp đỡ của các phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ trong việc nghiên cứu, bàn bạc và đƣa ra đƣợc giải pháp tối ƣu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ này vẫn có mối liên hệ qua lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau với mục tiêu chung là phát triển công ty, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với cơ cấu tổ

chức hoạt động này, công ty vừa phát huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo của các phòng nghiệp vụ, các bộ phận chức năng, các đội thi công, vừa đảm bảo tính hệ thống, tập trung của toàn bộ hệ thống tổ chức giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần CTECH CTI

Chất lƣợng của công tác quản lý ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bộ máy quản lý đƣợc sắp xếp, bố trí một cách có khoa học, logic tạo điều kiện cho công tác quản lý chặt chẽ về mặt kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, đem lại hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:

- Hội Đồng Quản Trị của công ty;

- Ban Giám Đốc: bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc điều hành; - Các Phòng ban trực thuộc văn phòng công ty nhƣ: Phòng Hành chính & Nhân sự; Phòng Kỹ thuật; Phòng Vật tƣ & Thiết bị; Phòng Tài chính & Kế toán; Phòng Tƣ vấn- Quản lý dự án & Giám sát; Phòng Kinh doanh;

- Các đội thi công công trình.

Trong đó, chức năng và nhiệm vụ của từng chức danh và các phòng ban nghiệp vụ trong Công ty đƣợc quy định cụ thể trong điều lệ công ty nhƣ sau:

- Hội đồng quản trị. Theo điều lệ của công ty thì Hội đồng quản trị công ty có chức năng chính là hoạch định phƣơng hƣớng, chiến lƣợc phát triển chung của công

ty trong đó bao gồm mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và phƣơng châm hành động. Nhƣ đã phân tích 2.1.1c, việc đảm bảo an toàn lao động đã đƣợc ban lãnh đạo công ty xác định nhƣ là một nhiệm vụ trọng tâm trong phƣơng châm hành động. Bên cạnh đó, công ty cũng chỉ rõ những giải pháp tổng thể đó là xác định không ngừng đầu tƣ cho các hoạt động đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật thi công tiên tiến đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật thi công các công trình hiện đại và đảm bảo an toàn lao động.

- Giám đốc công ty. Đây là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc Công ty và trƣớc toàn thể cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc là ngƣời quyết định phƣơng hƣớng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trƣơng lớn của công ty; quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao; quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty; là ngƣời trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế với khách hàng, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm. Đối với công tác đảm bảo an toàn lao động, điều lệ công ty có quy định giám đốc công ty đóng vai trò quan trọng trong việc chịu trách nhiệm về quản lý an toàn lao động, xây dựng kế hoạch chung về việc đảm bảo an toàn lao động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý, từng phòng ban chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn lao động trong công ty và trên công trƣờng xây dựng.

- Phòng Hành chính & Nhân sự. Đây là đơn vị đảm nhiệm hai nhiệm vụ quan trọng trong công ty bao gồm: hành chính pháp chế và quản trị nguồn nhân lực. Về nhiệm vụ hành chính pháp chế, bộ phận đảm nhiệm công tác hành chính tổng hợp, văn thƣ lƣu trữ, sử dụng con dấu, thẩm tra các văn bản nội bộ, đảm bảo cho hoạt động của văn phòng công ty đƣợc diễn ra thông suốt. Về nhiệm vụ nhân sự, bộ phận có chức năng tham mƣu cho Ban Giám đốc trong các công tác cung ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh, điều phối sử dụng lao động, thực hiện quy hoạch về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên, tƣ vấn trong việc thành lập hội đồng thi đua khen thƣởng, kỷ luật, hội đồng nâng lƣơng, nâng bậc,

thực hiện các chế độ chính sách tiền lƣơng với ngƣời lao động, chủ trì việc phân phối tiền lƣơng trong toàn công ty, lập và thực hiện công tác xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng, thực hiện công tác hành chính, công tác quan hệ đối ngoại. Trong công tác đảm bảo an toàn lao động, căn cứ vào chiến lƣợc chung về phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đề ra thì Phòng Hành chính & Nhân sự có trách nhiệm triển khai xây dựng, thực hiện các chế độ chính sách, các quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng tại nơi làm việc, và tổ chức khám sức khoẻ cho ngƣời lao động định kỳ hằng năm. Bên cạnh đó, phòng hành chính còn chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo cho ngƣời lao động về các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Cuối cùng, Phòng cũng có trách nhiệm quản lý đặt mua các trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động theo yêu cầu của công ty.

- Phòng Kỹ thuật: Với đặc thù của doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng nên phòng kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty. Theo điều lệ của công ty, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tham mƣu cho Ban giám đốc về công tác chuyên môn, về giải pháp kỹ thuật thi công và có các nhiệm vụ nhƣ lập các quy trình thi công, theo dõi khối lƣợng thực hiện và chất lƣợng công trình, ký nhận khối lƣợng công việc hoàn thành theo giai đoạn, giám sát kỹ thuật các công trình, xây dựng các phƣơng án tổ chức thi công, thiết kế các bản vẽ thi công, theo dõi quá trình thực hiện công nghệ thi công. Trong công tác đảm bảo an toàn lao động, bên cạnh bộ phận chuyên trách chính thì phòng kỹ thuật của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tham mƣu cho ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch chung đảm bảo an toàn lao động, xây dựng kế hoạch tổ chức lao động, trong việc lập biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết cho những công việc đặc thù nguy cơ cao gây mất an toàn lao động, xây dựng tài liệu về an toàn lao động phục vụ cho hoạt động đào tạo, xây dựng danh mục trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho công nhân.

điều hành cung cấp vật tƣ, thiết bị theo yêu cầu của công trình và quản lý xe, máy thiết bị thi công tại các công trƣờng, lập kế hoạch bảo dƣỡng, sữa chửa và điều động xe máy thiết bị thi công trong toàn công ty, xây dựng các quy định về quản lý thiết bị, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng xe máy thiết bị, tổ chức sắp xếp kho bãi bảo quản. Về nhiệm vụ duy tu, bảo dƣỡng, Phòng có chức năng tham mƣu cho Giám đốc trong lĩnh vực gia công, duy tu, bảo dƣỡng và sắp xếp kho bãi, lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ sản xuất của công ty giao, duy trì bảo dƣỡng và quản lý các phƣơng tiện máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, lập kế hoạch bảo dƣỡng, sữa chữa thiết bị theo đúng quy định, đảm bảo duy trì bảo quản thành phẩm trong kho, hồ sơ sản phẩm đến khi xuất kho cho đơn vị. Trong công tác đảm bảo an toàn lao động, Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý về số lƣợng, chất lƣợng, mức độ an toàn của các thiết bị, vật tƣ, máy móc phục vụ cho hoạt động thi công xây dựng trên công trƣờng. Ngoài ra, Phòng cũng đƣợc giao nhiệm vụ quản lý các phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân trang bị cho ngƣời lao động.

- Phòng Tài chính & Kế toán: Lập các kế hoạch về tài chính, vốn của từng năm và lập báo cáo với lãnh đạo công ty. Theo dõi tài chính kế toán của toàn công ty, tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc; quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toàn công ty, lập kế hoạch thu chi, đảm bảo công ty có đủ vốn kinh doanh, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn và đảm bảo sử dụng chúng đúng mục đích và có hiệu quả, ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đúng thời gian quy định trình lên giám đốc công ty để kịp thời đề ra các biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình. Thực hiện báo cáo hàng tháng giúp Giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ số lãi làm các báo cáo định kỳ theo đúng quy định của cơ quan quản lý cấp trên và Nhà nƣớc. Trong công tác đảm bảo an toàn lao động, Phòng Tài chính & Kế toán đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu cho ban lãnh đạo công ty trong việc bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động đảm bảo an toàn lao động của các bộ phận trong công ty nhƣ: thu xếp nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân; kinh phí khám sức khoẻ định kỳ ngƣời lao động, kinh phí

đầu tƣ mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho ngƣời lao động, kinh phí đầu tƣ mua sắm bảo dƣỡng vật tƣ thiết bị máy móc thi công…

- Phòng tƣ vấn, quản lý dự án, giám sát. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng thì Phòng tƣ vấn, quản lý dự án & giám sát đóng một vai trò rất quan trọng. Về chức năng tƣ vấn & quản lý dự án, trong điều lệ của công ty đã quy định Phòng có nhiệm vụ Quản lý các dự án thi công xây dựng của công ty. Trong đó, phạm vi quản lý bao gồm: Quản lý về tiến độ, chất lƣợng, chi phí, an toàn & điều kiện lao động, rủi ro, và các nội dung khác. Nhƣ vậy, quản lý an toàn & điều kiện lao động là một trong những nhiệm vụ của Phòng. Về chức năng giám sát, Phòng có nhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện của các đội thi công trên công trƣờng nhằm đảm bảo mục tiêu tiến độ thi công, chất lƣợng công trình và thực thi công tác đảm bảo an toàn lao động của ngƣời lao động trên công trƣờng.

- Phòng Kinh doanh. Đây là bộ phận đƣợc giao ba nhiệm vụ chính là: (i) Công tác lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh, chủ trì soạn thảo các văn bản, trình ký các hợp đồng xây lắp trong nội bộ và với các đơn vị bên ngoài. Chủ trì công tác lập định mức, đơn giá tổng hợp, dự toán các công trình mà công ty tham gia; (ii) Công tác hạch toán kinh doanh: Xây dựng kế hoạch giá thành và lợi nhuận. Theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đƣa ra phƣơng án kịp thời; (iii) Công tác đấu thầu: Lập hồ sơ đấu thầu, mời thầu, chào giá cạnh tranh các công trình đƣợc thi công; bóc tách kiểm tra khối lƣợng vật tƣ trong hồ sơ mời dự thầu.

- Các đội thi công công trình. Là các đơn vị trực tiếp tham gia thi công trên công trƣờng, có nhiệm vụ xây dựng phƣơng án tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện thi công công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đƣợc phê duyệt, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ thi công theo kế hoạch của công ty, báo cáo phản ánh thông tin kịp thời chính xác, quản lý xe máy thiết bị vật tƣ, lao động thuộc phạm vi đơn vị theo quy chế của công ty. Đây là những ngƣời lao động có nguy cơ đối mặt với những rủi ro gây mất an toàn lao động trên công trƣờng xây dựng hàng ngày. Với đặc thù của lĩnh vực thi công xây dựng, các đội thi công công trình thƣờng có Ban chỉ huy công trƣởng. Đây là đơn vị

trách nhiệm tổ chức đƣa ra các giải pháp và quyết định đúng đắn nhất để công trình đƣợc thực hiện đúng tiến độ và giai đoạn của dự án đƣợc xây dựng. Đối với công tác đảm bảo an toàn lao động, ban chỉ huy công trƣờng đƣợc ban lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn lao động, giám sát việc tuân thủ các quy trình quy chuẩn an toàn lao động, giám sát việc tuân thủ sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động. Ngoài ra, ban cũng có nhiệm vụ phối hợp các Phòng ban chuyên môn trong việc xây dựng các biện pháp thi công đảm bảo an toàn lao động trên công trƣờng. Mô hình cơ cấu tổ chức tại các đội thi công trên công trƣờng của công ty hiện nay nhƣ sau:

Hình 2.3. Mô hình cơ cấu tổ chức đội thi công trên công trƣờng

Chỉ huy trƣởng: Họ là các kỹ sƣ có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng và quản lý, đƣợc trao thẩm quyền quyết định mọi công việc liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lƣợng, kỹ - mỹ thuật, an toàn lao động theo kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch tổ chức lao động, và theo phƣơng án hồ sơ thiết kế và biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết đã đƣợc phòng kỹ thuật xây dựng và ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Bên cạnh đó, chỉ huy trƣởng công trình còn đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động nói chung và tuân thủ an toàn lao động của ngƣời lao động trên công trƣờng nói riêng.

Cán bộ kỹ thuật thi công: Họ là cán bộ trực thuộc Phòng kỹ thuật, có nhiệm vụ nhận lệnh thi công từ chỉ huy trƣởng để chỉ đạo các đội thi công thực hiện tốt các kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, cũng nhƣ tổng tiến độ đề ra. Căn cứ theo tiến độ thi công đã đƣợc Ban giám đốc phê duyệt để đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác,

từng hạng mục, lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công việc sẽ đƣợc thi công một cách nhanh nhất nhƣng tất cả các công việc, các hạng mục vẫn phải đƣợc thi công phối hợp một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm bảo chất lƣợng công trình. Ngoài ra, họ cũng trực tiếp hàng ngày giám sát thi công về kỹ - mỹ thuật, kết cấu, khối lƣợng, chất lƣợng và an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng cho việc thi công tại từng hạng mục cũng nhƣ toàn bộ công trình.

Cán bộ quản lý chất lƣợng (KCS): Là cán bộ trực thuộc Phòng tƣ vấn, quản lý dự án, giám sát giúp việc trực tiếp cho chỉ huy trƣởng, cán bộ KCS có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định về đảm bảo chất lƣợng trong từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)