Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 95 - 99)

3.7.1.3. Tăng cường giám sát tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ

Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trƣờng.

Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tƣ phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.

Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự

Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã đƣợc phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.

Thông báo cho chủ đầu tƣ những nguy cơ có thểảnh hƣởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.

Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tƣ xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trƣờng.

Ngƣời làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hang ngày trên công trƣờng theo quy định của nhà thầu. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì tạm dừng thi công công việc đó, đồng thời báo cáo trực tiếp nhà thầu để xem xét xử lí hoặc yêu cầu ngƣời trực tiếp phụ trách bộ phận đó đình chỉ thi công để có biện pháp bảo đảm an toàn cho ngƣời và công trình, sau đó báo cáo ngƣời chỉ huy công trƣờng.

Ngƣời làm công tác an toàn hoặc cán bộ lỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liện tục công tác an toàn lao đọng trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

3.7.2. Giải pháp về kĩ thuật

3.7.2.1. Trang thiết bị ATLĐ cho người lao động

Phƣơng tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phƣơng tiện mà trong quá trình lao động, ngƣời lao động đƣợc trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Ngƣời lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hay ngƣời nƣớc ngoài, trong mọi thành phần kinh tế, làm những công việc, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại đều đƣợc ngƣời sử dụng lao động trang bị các phƣơng tiện cá nhân cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngƣời lao động có trách nhiệm sử dụng những phƣơng tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình (nhƣ khẩu trang, khăn tay, ủng, giày, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo amiăng, quần áo chống axít, chống phóng xạ, bao phơi... ) và có trách nhiệm bảo quản tốt các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đƣợc cấp phát.

Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho ngƣời lao động các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lƣợng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lƣợng của các phƣơng tiện đó. Ngƣời sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên.

Các nhà sản xuất, nhập khẩu phƣơng tiện bảo hộ cá nhân có trách nhiệm bảo đảm đúng tiêu chuẩn Nhà nƣớc đã ban hành và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả gây ra cho ngƣời sử dụng do phƣơng tiện bảo hộ cá nhân không đảm bảo tiêu chuẩn.

Trong thực tế, một số ngƣời lao động chƣa thấy hết ý nghĩa nên không tích cực sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân, thậm chí có ngƣời cho là đeo kính bảo hộ, đeo khẩu trang... thì khó chịu, gò bó. Do đó, quy định này đòi hỏi sự phấn đấu của cả ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động thì mới đảm bảo thực hiện nghiêm túc.

Hình 3.6. Trang bị bảo hộ ATLĐ cho ngƣời lao động khi thi công trên công trƣờng

3.7.2.2.Hệ thống vận chuyển con người và thiết bị lên cao

a. An toàn khi làm việc với cần trục

Cần trục hiện nay đƣợc sử dụng phổ biến để làm công vận chuyển vật liệu hoặc thiết bị trong thi công xây dựng. Các thống kê cho thấy cần trục có thể gây ra rất nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng. Những tai nạn đó có thể phòng tránh đƣợc nếu cần trục đƣợc sử dụng đúng cách.

Thiết bị thông báo tải trọng nâng và cảnh báo quá tải. Thiết bị này phải đƣợc nối với hệ thống tự động ngắt các hoạt động của cần trục khi quá tải.

Hệ thống phanh luôn phải đảm bảo làm việc tốt, phải phanh tự động khi có sự sụt giảm hay mất năng lƣợng đột ngột (nhƣ mất điện hay chập điện, mất áp lực dầu thủy lực do thủng đƣờng ống dẫn,...).

Ngƣời vận hành cần trục phải đƣợc trau dồi cách sử dụng hàng ngày trƣớc khi vào làm việc.

Luôn kiểm tra các bu lông liên kết thân của cần trục với móng xem có bị rỉ hay bị ăn mòn không. Nếu không kiểm tra, cần trục có thể bị đổ bất ngờ khi đang làm việc.

Đảm bảo hệ thống neo cần trục với công trình luôn ổn định và chắc chắn theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

Không đƣợc vận hành cần trục nếu thấy các bộ phận cảnh báo, dây cáp, xích hoặc các thiết bị khác bị mòn, hỏng hoặc đang trong tình trạng ọp ẹp, không ổn định,....

Khi vận chuyển hàng phải báo hiệu để mọi ngƣời xung quanh đƣợc biết để họ tránh xa - tới vị trí an toàn (ngoài vị trí ở bên dƣới vật đang đƣợc cẩu).

Tuyệt đối cấm ngƣời đứng phía dƣới vật đang đƣợc cẩu.

Cần di chuyển vật (đang đƣợc cẩu) một cách từ từ và cẩn trọng.

Không lặp đi lặp lại chuyển động của vật nâng theo một hƣớng nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018 2020 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)