CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
3.1. Dự báo biến động rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị
thiết bị công nghệ HTC
3.1.1. Các xu hướng biến động trong môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC
3.1.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô: * Tăng trưởng kinh tế:
Có thể nói, 2019 là năm quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Nhiều tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế dự báo, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 còn cao hơn năm 2018. Với xu thế này, mục tiêu tăng trƣởng kinh tế 6,5-7% của giai đoạn 2016 - 2020 chắc chắn sẽ thành hiện thực. Những dự báo trên đƣợc đƣa ra trên cơ sở số liệu khách quan và phân tích khoa học.
Trong 3 năm qua, nhiều chỉ tiêu đã vƣợt kế hoạch 5 năm, nhƣ tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội, bội chi ngân sách nhà nƣớc, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tốc độ tăng năng suất lao động, xuất khẩu, nhập siêu… Các ngành, lĩnh vực phát triển toàn diện, tạo động lực cho tăng trƣởng.
Một điểm đáng lƣu ý nữa là tỷ lệ nợ công giảm từ 63,8% năm 2016 xuống còn 61,4% năm 2018. Khi nợ công giảm, Chính phủ có dƣ địa để đẩy mạnh đầu tƣ công, tạo động lực cho các thành phần kinh tế khác đẩy mạnh đầu tƣ, sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng cao trong thời gian tới.
Theo đánh giá, nhận định của Trung tâm Thông tin Dự báo Kinh tế Quốc gia (NCIF). Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 sẽ vẫn duy trì đà tăng trƣởng cao. Nhƣng cũng vẫn có nhiều rủi ro và thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy giảm. Theo dự báo của NCIF, kinh tế Việt Nam trong năm 2018 vừa qua đạt 6,8 % và dự báo năm 2019 sẽ tăng trƣởng cao hơn. Với dự báo khả quan này, thì năm 2019 dự kiến tăng trƣởng từ 7,1 – 7,2%. Trong năm 2019, các hoạt động sẽ
đƣợc đẩy mạnh, nhờ đến các hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết nhƣ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hay hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam - EU…Cũng theo đó, nhu cầu tiêu dùng trong năm 2019 đƣợc dự báo tăng góp phần nâng sức hấp thụ hàng hóa, sản phẩm tại thị trƣờng trong nƣớc. Đây là điều kiện tốt để HTC tham gia đầu tƣ và mở rộng hoạt động kinh doanh.
* Lãi suất và tỷ giá:
Năm 2018, lãi suất huy động và tỷ giá đều có xu hƣớng tăng mạnh bắt đầu từ quý III và tiếp tục kéo dài đà tăng sang các tháng của quý IV. Theo số liệu của Viện Chiến lƣợc ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc, đối với lãi suất huy động, tính đến hết tháng 10, lãi suất 3 tháng giảm 0,01 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 6 tháng tăng từ 0,11 - 0,14 điểm % so với cuối năm 2017; lãi suất 12 tháng tăng từ 0,07 đến 0,14 điểm % so với cuối năm 2017.
Đối với lãi suất cho vay, mặc dù chịu các áp lực từ việc tăng lãi suất huy động và lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng kể từ khi bƣớc vào quý III nhƣng với những chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nƣớc (nhƣ bơm tiền qua OMO, phát hành tín phiếu, ổn định lãi suất USD...), thị trƣờng tiền tệ tiếp tục ổn định, hỗ trợ cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn.
Dự đoán về triển vọng thị trƣờng tiền tệ năm 2019, theo các chuyên gia tài chính, lãi suất tiếp tục chịu áp lực tăng trong năm 2019 do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, FED nhiều khả năng sẽ tăng tiếp lãi suất trong năm 2019, đạt mức lãi suất điều hành dự kiến là 3,5%. Thứ hai, lạm phát trong năm 2019 có thể sẽ tăng cao hơn 2018, tạo ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi với hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro bên ngoài nhƣ chính sách tiền tệ tại các quốc gia trên thế giới đang theo hƣớng thắt chặt hơn, trực tiếp góp phần tăng chi phí vay mƣợn trên quy mô toàn cầu.
Đối với thị trƣờng ngoại hối, các chuyên gia nhận định, tỷ giá VND/USD những tháng đầu năm 2019 vẫn còn trong áp lực tăng, bởi xu hƣớng các đồng tiền của nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản khó lƣờng trong bối cảnh FED sẽ
tiếp tục tăng dần lãi suất, trong khi chiến tranh thƣơng mại giữa Mỹ - Trung vẫn diễn biến khó lƣờng. Tuy nhiên, trong dài hạn, đồng VNĐ sẽ tăng giá nhẹ so với đồng USD vào cuối năm 2019 và 2020 nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực từ tình hình sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng kinh tế ở cả trong lẫn ngoài nƣớc.
Đối với việc lãi suất nội tệ có thể gia tăng cũng có sự ảnh hƣởng nhất định đối với những khoản vay nội tệ của HTC. Mặt khác, việc lãi suất có thể gia tăng lại ảnh hƣởng đến lãi suất tín dụng trong hợp đồng thƣơng mại. Vì vậy, HTC phải đƣa ra những chính sách hợp lý để có thể phòng tránh khả năng xảy ra rủi ro. Công ty cần phải cẩn trọng hơn đối với lãi suất ngoại tệ vì nguồn vốn vay ngoại tệ của HTC đƣợc tính theo lãi suất thả nổi. Sớm đƣa ra những biện pháp tài trợ đối với những rủi ro lãi suất ngoại tệ có thể phát sinh.
3.1.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thƣơng mại quan trọng đã đƣợc ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Cụ thể, 16 hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đã và đang đƣợc đàm phán ký kết, 10 FTA đã có hiệu lực đã giúp cho thị trƣờng tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng.
Việc cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh và sự cải cách về các thủ tục hành chính khiến cho môi trƣờng kinh doanh ngày càng đƣợc cải thiện. Cùng với niềm tin đang đƣợc khơi dậy từ công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay, một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cũng đang đƣợc Chính phủ nỗ lực kiến tạo sẽ có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2019.
Mặt khác, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018 với rất nhiều chính sách hỗ trợ cho khu vực này nhƣ hỗ trợ vốn tín dụng, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, kế toán…
Có thể nói, đây là cơ hội của HTC để phát triển thị trƣờng cũng nhƣ quy mô kinh doanh nhƣng cũng đi cùng đó là nhiều rủi ro, thách thức. Điều này đòi hỏi HTC phải có chiến lƣợc kinh doanh và kiểm soát rủi ro hợp lý.
3.1.1.3. Môi trường công nghệ:
Toàn cầu hóa là điều kiện tốt để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Việt Nam, đặc biệt là sự đầu tƣ của các nƣớc tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nƣớc ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ nƣớc ta có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao. Từ đó, các nhà khoa học và công nghệ nƣớc ta từng bƣớc thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng nhƣ nâng cao năng lực sáng tạo khoa học - công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nƣớc. Tạo cho Công ty thêm nhiều sản phẩm, ứng dụng về công nghệ nhƣng cũng tạo thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cũng nhƣ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về công nghệ.
3.1.2. Mục tiêu và giải pháp chiến lược của Công tycủa Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ HTC giai đoạn 2018-2022
3.1.2.1. Mục tiêu
- Khẳng định đẳng cấp và giá cả cạnh tranh;
- Trở thành một Công ty hàng đầu về kinh doanh và xuất nhập khẩu các phƣơng tiện, thiết bị công nghệ cao;
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu;
- Tập trung phát triển các sản phẩm kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật;
- Đạt đƣợc sự tín nhiệm cao của khách hàng nhờ cung cấp các sản phẩm có chất lƣợng, thời gian giao hành nhanh và chế độ phục vụ tốt nhất .
3.1.2.2. Giải pháp chiến lược
- Xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu kinh doanh và phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn của Công ty.
- Xây dựng, quy hoạch nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Xây dựng quy trình nghiệp vụ phù hợp, thực hiện nghiêm quy trình thống nhất toàn Công ty.
- Lựa chọn phạm vi kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh phù hợp; Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm theo tăng trƣởng nhanh cả về cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và thị phần.
- Xây dựng cơ chế hoạt động năng động, chuyên nghiệp, thực hiện kiểm soát nội bộ chặt chẽ.