1.1 .Nhận thức về an ninh phi truyền thống
2.1. Khái quát chung về Nhà máy Z143
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
Do yêu cầu của của kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, ngày 23/9/1972, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã ký Quyết định số 498/QĐ thành lập Nhà máy V143 từ Phân xƣởng sản xuất linh kiện điện tử thuộc Nhà máy V119 với nhiệm vụ là nghiên cứu, chế thử và sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho công tác sửa chữa các khí tài quân sự; địa điểm đặt tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội.
Đến tháng 01/1977, Bộ Quốc phòng Quyết định đổi tên nhà máy V143 thành Nhà máy Z143. Trong giai đoạn này, trƣớc nhiệm vụ của cách mạng với quan điểm kết hợp Quốc phòng và Kinh tế, Bộ Quốc phòng đã chủ trƣơng sắp xếp lại lực lƣợng xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị, một số ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, Nhà máy đã có nhiều thay đổi về nhiệm vụ; cùng với việc sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho sửa chữa khí tài quân sự, Nhà máy đã nghiên cứu các sản phẩm phục vụ Quân đội nhƣ: nắp chia điện, con quay, tăng điện ô tô, máy gây nổ, ốp súng B40 và các sản phẩm kinh tế nhƣ: cầu dao điện từ 15 đến 60A, công tắc, ổ cắm, mỏ hàn xung. Và để tăng cƣờng phục vụ quốc phòng và kinh tế, Nhà máy đã triển khai xây dựng các dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất các sản phẩm
nhƣ: dây điện bọc nhựa các loại; dây đồng phủ men và trở thành là Nhà máy đầu tiên sản xuất dây điện dân dụng trên miền Bắc.
Đến năm 1993, thực hiện Quyết định số 501/QĐ-BQP ngày 4/8/1993 của Bộ Quốc phòng thành lập lại doanh nghiệp với tên giao dịch dân sự là Nhà máy dụng cụ điện 43. Đến năm 1995, thực hiện Nghị Quyết 05 của Bộ Chính trị về phát triển CNQP, Nhà máy đã đƣợc đầu tƣ dự án sản xuất dây và cáp thông tin kim loại từ 01 đôi đến 100 đôi. Lúc này, Nhà máy chuyển hƣớng sản xuất kinh doanh từ vật liệu thiết bị điện sang vật liệu viễn thông, dây và cáp thông tin là sản phẩm chính.
Năm 2003, tại Quyết định số 80/2003/TTg ngày 29/3/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt phƣơng án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ Quốc phòng, Nhà máy Z143 đƣợc xác định là doanh nghiệp công ích hoạt động độc lập, trực thuộc Tổng cục CNQP. Ngày 15/09/2003, Bộ Quốc phòng đã Quyết định lại ngành nghề của Nhà máy Z143 tại Quyết định số 208/2003/QĐ-BQP bao gồm: sản xuất dây và cáp thông tin; phụ kiện đấu nối cáp và vật liệu viễn thông; sản xuất, lắp ráp dụng cụ điện và khí cụ điện; sản xuất các sản phẩm nhựa và kim loại.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, trƣớc những thời cơ và thách thức mới, để khẳng định vị thế của Nhà máy và phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, ngày 16/05/2006, Bộ Quốc phòng đã có Quyết định số 85/QĐ- BQP đổi tên doanh nghiệp từ Nhà máy Dụng cụ điện 43 thành Công ty Vật liệu và Thiết bị viễn thông 43 thuộc Tổng cục CNQP tên quân sự là Nhà máy Z143.
Ngày 02/4/2010, Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 977/QĐ-BQP chuyển đổi hoạt động của Công ty sang mô hình hoạt động Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nƣớc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty Vật liệu và Thiết bị viễn thông 43 đƣợc đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên 43.
Với những thành tích đạt đƣợc trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Z143 đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội và Tổng cục CNQP tặng nhiều phần thƣởng cao quý: Từ năm 1994 đến nay hai lần đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng chiến công hạng Nhi và một lần đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Bà cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen, Cờ thi đua của BQP và Tổng cục CNQP.