Công tác Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 26 - 31)

1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

1.2.2. Công tác Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Sử dụng những khái niệm bên trên, tác giả cho rằng, QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là các quy trình mà ở đó những người có trách nhiệm tiến hành mọi hoạt động và sử dụng mọi công cụ có thể để nghiên cứu, dự báo, hoạch định và thực thi các chiến lược và các kế hoạch để phòng ngừa các rủi ro và ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo duy trì được hiệu quả kinh doanh và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc thực hiện tổng thể trên các phƣơng diện:

a. Chính sách

Với đặc thù là mặt hàng chiến lƣợc, có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Có thể nói rằng

18

xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy, các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu đặc biệt đƣợc chú trọng. Chính phủ kiểm soát việc kinh doanh xăng dầu bằng nhiều chính sách, nhƣ: quản lý quyền kinh doanh, chính sách thuế, chính sách giá cũng nhƣ quy định mức lợi nhuận hợp lý cho kinh doanh xăng dầu.

- Chính sách thuế: Đối với mặt hàng kinh doanh xăng dầu, thực hiện áp dụng thuế suất ổn định và tƣơng đối thấp đối với các sản phẩm xăng dầu.

- Chính sách giá: Can thiệp vào giá cả xăng dầu bằng nhiều hình thức và biện pháp điều tiết, khống chế khác nhau.

- Chính sách tổ chức thị trƣờng: Thị trƣờng xăng dầu hoạt động theo hƣớng mở rộng cạnh tranh quốc tế, cho phép nhiều công ty xăng dầu quốc tế vào cạnh tranh kinh doanh cả trong khâu bán buôn và bán lẻ trên thị trƣờng nội địa.

- Chính sách dự trữ: Ban hành chính sách dự trữ xăng dầu của quốc gia, quan tâm đến việc tạo dựng một lực lƣợng dự trữ quốc gia về xăng dầu cho sản xuất và đời sống, sẵn sàng đối phó với những bất trắc xảy ra.

* Một số văn bản quy phạm pháp luật trong Kinh doanh xăng dầu, cụ thể nhƣ sau:

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (ngày 3/9/2014); - Thông tƣ số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (ngày 24/10/2014);

- Thông tƣ Liên tịch số 39/2014/TTLT- BCT-BTC quy định về phƣơng pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (ngày 29/10/2014);

- Thông tƣ số 48/2015/TT-BTC của Bộ Công thƣơng quy định về sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi (ngày 13/4/2015);

- Thông tƣ số 15/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và công nghệ Quy định về đo lƣờng chất lƣợng, kinh doanh trong xăng dầu (ngày 25/8/2015);

19

- Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí.

b. Nhân lực

Nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và ngành Dầu khí nói riêng đến nay còn nhiều bất cập, chúng ta có những chuyên gia giỏi, không ít những nhà khoa học xuất sắc song thực tế chất lƣợng nhân lực còn thiếu đồng đều, trình độ lao động chƣa cao so với nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo khảo sát, đến cuối năm 2017, PVN có khoảng trên 60.000 lao động gồm 8,16% lao động quản lý, 41,99% lao động chuyên môn ky thuật nghiệp vụ, 49,85% lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh. Thực tế làm việc cho thấy, đội ngũ nhân lực vận hành và bro dƣỡng ngày càng trƣởng thành, đã dần thạo nghề và tiến tới thay thế hoàn toàn chuyên gia nƣớc ngoài nhƣ ở Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên doanh Việt - Nga (Vietsopetro)... Tuy nhiên, so với ngành Dầu khí ở các nƣớc phát triển thƣờng có tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo đạt 100%, số lƣợng lao động trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn tƣơng đối thấp, chỉ mới đạt 53%. Việc cạnh tranh trên thị trƣờng lao động chất lƣợng cao trong ngành Dầu khí cũng diễn ra rất gay gắt.

c. Công nghệ

Cũng nhƣ các ngành khác, rủi ro về công nghệ trong ngành Dầu khí cũng có một vai trò quan trọng nhƣ cách mạng về shale gas revolution) ở Mỹ, có thể dẫn đến giá ga trên thị trƣờng giảm mạnh.

Với đặc điểm là ngành công nghiệp nặng, nhiều rủi ro, đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn và công nghệ kỹ thuật cao, do đó, thời gian qua, ngành dầu khí đã không ngừng đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ đã đƣợc ứng dụng thành công vào công tác quản lý và vận hành. Đặc biệt, các nhà máy chế biến dầu khí của PVN đều là những nhà máy có công nghệ, thiết bị của các nƣớc phát triển trên thế giới.

Trong giai đoạn tới, ngành dầu khí cần tiếp tục đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ để tìm ra các giải pháp tối ƣu phục vụ cho khai thác dầu khí, gia tăng hệ số thu hồi (EOR), tối ƣu hóa trong vận hành các nhà máy chế biến dầu khí,

20

đa dạng hóa sản phẩm góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia. Đồng thời, hợp tác với các đối tác nƣớc ngooài để nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm bảo đảm tối ƣu nhất nguồn tài nguyên và phát triển bền vững.

d. Tài chính

Kinh nghiệm cho thấy, để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ, các thông tin về tình hình tài chính và các hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp phải thật minh bạch, lành mạnh. Trong đó, công tác quản trị tài chính và đầu tƣ là hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Việc đƣa ra các quyết định tài chính, đầu tƣ, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động tài chính và đầu tƣ của doanh nghiệp là “xƣơng sống” của mỗi doanh nghiệp.

Công tác quản trị tài chính hiệu quả sẽ góp phần tối ƣu hóa chi phí sản xuất kinh doanh. Quản trị tài chính phải gắn với việc thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp tiết giảm chi phí, thu hồi công nợ....

 Kết quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Ngành Dầu khí đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp quản trị rủi ro nhƣ giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về quản trị doanh nghiệp, giải pháp về tổ chức, con ngƣời để nhằm giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động của mình. Công tác xây dựng hành lang pháp lý đƣợc đặc biệt quan tâm; thực hiện triển khai, tuân thủ các quy định toàn diện, triệt để, đồng thời xây dựng một khung pháp lý đầy đủ và chặt chẽ làm nền tảng cho các hoạt động về tài chính. Cụ thể: quy chế quản lý vốn, quy chế quản lý nợ, quy chế bảo dƣỡng sửa chữa…

Tuy ngành Dầu khí còn non trẻ song vị thế và sự đóng góp của Ngành đối với đất nƣớc là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn thời gian qua. Ngành Dầu khí đóng góp nhiều ngoại tệ nhất cho quốc gia, cùng với các sản phẩm thiết yếu phục vụ nền kinh tế quốc dân là sản phẩm điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp, năng lƣợng sạch, phân urê và cung cấp khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh trong cả nƣớc. Ngành Dầu khí đóng góp nhiều nhất

21

vào ngân sách Nhà nƣớc, tổng kim ngạch xuất khẩu duy trì mức đóng góp khoảng 18-22% tổng GDP cả nƣớc, 25-30% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc.

Trong những năm tới, Ngành Dầu khí Việt Nam cần tăng cƣờng đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, nâng cao tính linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng tính cạnh tranh trên thị trƣờng.

Có thể hiểu, QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu chính là việc thực hiện Quy trình QTRR đồng thời áp dụng các công cụ để thực hiện đúng và tốt các bƣớc trong quy trình đó. Với hoạt động kinh doanh xăng dầu, QTRR phải thể hiện đƣợc những vai trò nhƣ sau:

 Vai trò xác định, nhận diện rủi ro: Rủi ro tiềm ẩn ở mọi nơi và có thể xuất hiện bất cứ khi nào. QTRR phải xác định và nhận diện đƣợc các loại rủi ro, đồng thời khoanh vùng, phân loại rủi ro để phục vụ cho các công tác ở các bƣớc tiếp theo.

 Vai trò đánh giá, phân tích rủi ro: Sau khi nhận diện rủi ro, doanh nghiệp cần phải xác định, đánh giá đƣợc rủi ro đó là loại nào? Có nguy hiểm không? Mức độ xảy ra? Khả năng lặp lại? tác động của nó đến hoạt động kinh doanh nhƣ thế nào? Đánh giá đƣợc giá trị rủi ro mà rủi ro đó có thể mang lại.

 Vai trò kiểm soát rủi ro: tùy theo từng loại rủi ro đã đƣợc xác định và phân tích, đánh giá. Doanh nghiệp phải có các giải pháp để kiểm soát rủi ro tƣơng ứng: giảm nhẹ, né tránh hay đón nhận rủi ro. Sử dụng công cụ gì để kiểm soát rủi ro. Đây đƣợc xem là vai trò quan trọng và trọng tâm nhất của hoạt động QTRR trong kinh doanh của doanh nghiệp.

 Giám sát: rủi ro biến hóa liên tục, sau kiểm soát, có thể rủi ro sẽ biến mất hoàn toàn, tuy nhiên có những rủi ro biến đổi sang những loại hình khác. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải giám sát sau kiểm soát, trả lời các câu hỏi: rủi ro đã đƣợc kiểm soát hoàn toàn chƣa? Có cách nào kiểm soát những rủi ro nhƣ thế nhƣng cắt giảm chi phí hơn không? Có cách nào tận dụng, tìm ra lợi ích, cơ hội từ những rủi ro đã kiểm soát không?....

22

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)