Kế hoạch tiêu thụ xăng dầu 2018-2022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 71)

Nguồn: PVOIL

PVOIL tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu bán hàng sang các kênh phân phối trực tiếp thông qua nỗ lực phát triển hệ thống CHXD dƣới nhiều hình thức và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại CHXD. Mục tiêu đặt ra về tỷ trọng bán hàng qua các kênh phân phối nhƣ sau:

Nguồn: PVOIL

Để đạt đƣợc các mục tiêu này, đến năm 2022, PVOIL sẽ phải phấn đấu có đƣợc 1.570 CHXD do PVOIL/các công ty con của PVOIL quản lý và vận hành. Trong đó, hơn 500 CHXD hiện có với sản lƣợng bình quân hiện nay là 110 m3/tháng sẽ phấn đấu tăng trƣởng sản lƣợng 7%/năm, đạt 150m3/tháng và đóng góp tổng cộng 920 nghìn m3

sản lƣợng bán lẻ vào năm 2022. Với 1.070 CHXD phát triển thêm trong giai đoạn 5 năm sau cổ phần hóa dự kiến có sản lƣợng ban đầu

TT Kênh tiêu thụ ĐVT KH sản lƣợng tiêu thụ

2018 2019 2020 2021 2022

I Thị trƣờng nội địa 1000 m3/tấn 3.300 4.200 5.100 5.950 6.800 II Thị trƣờng Lào 1000 m3/tấn 110 116 121 127 134

Cộng 3.410 4.316 5.221 6.077 6.934

TT Kênh tiêu thụ ĐVT KH sản lƣợng tiêu thụ

2018 2019 2020 2021 2022 1 Bán lẻ 1000 m3/tấn 782 1.137 1.517 1.923 2.358 Tỷ trọng % 24% 27% 30% 32% 35% 2 Bán KHCN 1000 m3/tấn 782 1.137 1.517 1.923 2.358 Tỷ trọng % 24% 27% 30% 32% 35% 3 Bán đại lý/tổng đại lý 1000 m3/tấn 1.735 1.926 2.066 2.104 2.085 Tỷ trọng % 53% 46% 41% 35% 30% Cộng 3.300 4.200 5.100 5.950 6.800

63

trung bình là 100 m3/tháng và phấn đấu tăng trƣởng 7%/năm, đạt sản lƣợng trung bình 115 m3/tháng và đóng góp tổng cộng 1,44 triệu m3

bán lẻ vào năm 2022. Nhƣ vậy, tổng sản lƣợng bán lẻ thông qua 1.570 CHXD sẽ đạt khoảng 2,36 triệu m3 vào năm 2020, chiếm khoảng 35% tổng sản lƣợng kinh doanh của PVOIL năm 2022.

Giải pháp thực hiện:

Giải pháp về thị trường và sản phẩm

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trƣờng, điều hành của Nhà nƣớc, điều hành kinh doanh linh hoạt trong các khâu, đặc biệt duy trì tồn kho ở mức hợp lý nhằm giảm thiểu lỗ khi giá xuống. Quản lý chặt chẽ chất lƣợng xăng dầu.

Xây dựng phƣơng án đảm bảo nguồn hàng để sản xuất pha chế xăng E5; đáp ứng đủ nguồn sản phẩm xăng dầu cho toàn hệ thống cũng nhƣ các doanh nghiệp đầu mối khi có yêu cầu. Ƣu tiên đảm bảo kế hoạch tiêu thụ tối ƣu hàng hóa của BSR và NSRP.

Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu: PVOIL tiếp tục giữ ổn định thị phần, duy trì tốc độ phát triển sản lƣợng phù hợp với tăng trƣởng chung của cả thị trƣờng, cân đối hài hòa giữa sản lƣợng tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh, lấy an toàn và hiệu quả làm trọng; tập trung gia tăng tỷ trọng bán vào các kênh tiêu thụ trực tiếp; Tiếp tục áp dụng chính sách giao quyền chủ động cho các đơn vị để thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh tho Nghị định 83 trên nguyên tắc chia sẻ cơ hội/ rủi ro, cân đối hài hòa chi phí/ lợi nhuận của Tổng công ty và các đơn vị.

Đẩy mạnh chất lƣợng phục ụ khách hàng tại các CHXD và kho xăng dầu, các giải pháp quản trị tiên tiến, mô hình kinh doanh mới (PVOIL Easy, xe bồn cấp phát PVOIL Mobile) đã góp phần giúp PVOIL nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu (đặc biệt qua kênh bán lẻ) trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng.

Tiếp tục tổ chức lại hệ thống các đơn vị thành viên kinh doanh xăng dầu, tránh cạnh tranh nội bộ, tập trung nguồn lực, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với quy định hiện hành.

Giải pháp về vốn và tài sản

Tái cơ cấu vốn: Đối với các đơn vị thành viên: tùy đặc thù của từng công ty sẽ tiếp tục tinh gọn bộ máy, tập trung vào hoạt động kinh doanh chính hoặc sáp

64

nhập, thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu. Đối với các khoản đầu tƣ vào các công ty liên kết không hiệu quả, PVOIL sẽ kiên quyết thực hiện thoái vốn.

Tái cơ cấu tài sản: Tiếp tục rà soát, sắp xếp, bố trí lại cơ cấu sức chứa, cơ cấu bồn bể; Tăng năng lực tồn chứa, khả năng xuất nhập ở những kho có lợi thế; Chuyển nhƣợng hoặc cho thuê sức chứa.

Thoái toàn bộ vốn tại Petec để cải thiện tình hình tài chính của PVOIL, tạo thêm nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ; đồng thời giảm sự dƣ thừa sức chứa kho cục bộ tại một số khu vực và chấm dứt tình trạng cạnh tranh nội bộ trong cùng hệ thống PVOIL.

Tăng cƣờng công tác theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong toàn hệ thống.

Công tác quản trị hệ thống

Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ tại các đơn vị đối với các chỉ đạo, quy định, quy trình, chính sách của Tập đoàn/ Tổng công ty trong việc triển hia hoạt độn sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống an toàn, hiệu quả.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống ERP để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và kiểm soát hệ thống.

Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho toàn thể đội ngũ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả công việc.

Đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết giảm chi phí trong toàn hệ thống.

Giải pháp về tổ chức, quản lý và đào tạo nhân lực

Tổ chức bộ máy: Cơ cấu lại các ban Tổng công ty theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm bớt số lƣợng lao động gián tiếp; Chuyển đổi hoạt động sang công ty cổ phần sau khi hoàn thành IPO và bán cho các cổ đông chiến lƣợc.

Thực hiện các công cụ hỗ trợ công tác quản trị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhƣ: Dự án KPIs, đề án 1114, đề án 808, PVOIL Easy, xe xấp phát PVOIL Mobile...

Đẩy mạnh triển khai công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo cán bộ trung và cao cấp.

65

3.2. Phân tích SWOT

3.2.1. Điểm mạnh

 Thƣơng hiệu PVOIL đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc: Ở ngoài nƣớc: PVOIL đƣợc biết đến rộng rãi nhƣ một thƣơng hiệu kinh doanh xăng dầu của Petrovietnam, một tập đoàn dầu khí quốc gia (NOC-national oil company). Ở trong nƣớc: PVOIL là thƣơng hiệu có bề dầy kinh nghiệm, am hiểu về tập quán tiêu dùng và văn hóa kinh doanh của khách hàng;

 Là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đảm nhiệm dịch vụ ủy thác dầu thô và có nguồn thu nhập ổn định từ hoạt động này;

 Là đơn vị lớn thứ 2 trong lĩnh vực phân phối xăng dầu trong nƣớc với 22% thị phần. So với thị phần tối đa (50%) của 1 doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh, PVOIL còn rất nhiều dƣ địa để phát triển thị trƣờng.

 Tại nƣớc CHDCND Lào, PVOIL chiếm khoảng 20% thị phần xăng dầu và là một thƣơng hiệu uy tín.

 Đƣợc hƣởng lợi thế của PVN đang sở hữu cả hai NMLD ở Việt Nam nên chủ động đƣợc nguồn cung xăng dầu ngay cả khi thị trƣờng khó khăn nhất;  Có lợi thế từ nguồn Condensate dồi dào do Tập đoàn khai thác phục vụ sản xuất;  Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn khu

vực, bao gồm hệ thống kho cảng, CHXD rộng khắp trên cả nƣớc;  Có lƣợng khách hàng ổn định của Ngành Dầu khí;

 Có nguồn vốn dồi dào cho phát triển mở rộng hệ thống.

3. 2.2. Điểm yếu

 Tỷ trọng bán lẻ chƣa cao;

 Độ bao phủ của hệ thống CHXD tại một số địa phƣơng, đặc biệt là các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh còn mỏng.

 Hầu hết ở các CHXD chƣa đƣợc tận dụng để kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng rất tiềm năng nhƣ: quảng cáo, cửa hàng tiện ích, rửa xe/thay dầu

66

xe,… Tuy nhiên, đây chính lại là dƣ địa phát triển, gia tăng lợi nhuận của PVOIL trong tƣơng lai nếu đƣợc khai thác triệt để;

 Hệ thống kho phân bổ không đồng đều và chƣa tƣơng xứng với nhu cầu kinh doanh, dƣ thừa sức chứa cục bộ;

 Bộ máy cồng kềnh; mô hình tổ chức theo hình thức công ty mẹ-con làm hạn chế việc hỗ trợ nguồn lực từ Công ty mẹ để phát triển mở rộng hệ thống.

3.2.3. Cơ hội

 Thị trƣờng KDXD dự báo tiếp tục có mức tăng trƣởng tốt, từ 5-6%;

 Chính phủ siết chặt kiểm soát thị trƣờng, chống gian lận thƣơng mại, là cơ hội để PVOIL chiếm lĩnh thị trƣờng, mở rộng mạng lƣới phân phối. Chính phủ cũng đã ban hành lộ trình thay thế hoàn toàn xăng khoáng A92 bằng xăng sinh học E5 kể từ đầu năm 2018, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy NLSH;

 NMLD Nghị Sơn (có vốn góp của PVN) đi vào hoạt động sẽ là cơ hội để PVOIL mở rộng thị trƣờng phía Bắc nhờ khai thác lợi thế từ kho xăng dầu Nghi Sơn;

 Việc cổ phần hóa sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới (tái cấu trúc toàn diện, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản trị điều hành,..) của PVOIL.

3.2.4. Thách thức

 PVOIL sẽ đối mặt với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao;

 Giá xăng dầu thế giới biến động khó lƣờng ảnh hƣởng bởi các yếu tố địa chính trị;

 Giá trị quyền sử dụng đất trong nƣớc ngày càng tăng cao, cơ hội phát triển CHXD theo hình thức xây mới ngày càng thu hẹp đặc biệt tại các khu vực thành phố lớn.

3.3. Đề xuất điều chỉnh và bổ sung các quy trình QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) doanh xăng dầu trong nƣớc của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)

Dựa theo mô hình QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc của tác giả đề xuất tại chƣơng 1, tác giả đề xuất QTRR cho hoạt động KDXD với

67

trƣờng hợp Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVOIL, trong nội dung này tác giả sẽ làm rõ mục đích, phạm vi áp dụng, các định nghĩa, thuật ngữ, quy trình QTRR cụ thể (bao gồm việc phân chia nội dung và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan) kèm theo phần mô tả cụ thể của từng bƣớc trong quy trình. Cụ thể nhƣ sau:

3.3.1. Mục đích

Quy trình này mô tả các bƣớc thực hiện nhận diện, đánh giá, giải quyết các rủi ro nhằm ngăn ngừa các sự cố/kết quả không mong muốn xảy ra và tận dụng các cơ hội để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tích hợp tại Tổng công ty Dầu Việt Nam.

3.3.2. Phạm vi áp dụng

 Áp dụng trong hoạt động pha chế, tồn trữ, vận chuyển và phân phối, kinh doanh sản phẩm dầu tại Tổng công ty Dầu Việt Nam

 Các rủi ro về con ngƣời, môi trƣờng, an toàn, thiên tai…

3.3.3. Định nghĩa, thuật ngữ

 Rủi ro: Tác động của sự không chắc chắn đến kết quả/mục tiêu mong đợi.  Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở các tiêu chuẩn và

chỉ tiêu đƣợc chấp thuận, đồng thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực hiện đƣợc.

 Quản lý rủi ro: việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật…nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro phải đƣợc xác định, phân tích, đánh giá đối với bối cảnh tổ chức và các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.  Cơ hội: Khả năng xảy ra các vấn đề có thể mang lại lợi ích trong tƣơng lai

(áp dụng phƣơng pháp thực hành mới, tung ra sản phẩm/dịch vụ mới, mở thị trƣờng mới, sử dụng công nghệ mới…) mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của Tổng công ty.

68

3.3.4. Quy trình PVOIL đang áp dụng

3.3.4.1. Quy trình, quy phạm của Nhà nước ban hành

- Về phòng chống cháy nổ:

Ngày 29/06/2001, Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 27/2001/QH10 về PCCC để tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con ngƣời, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Ngày 15/10/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

44/2012/QĐ-TTg là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên, quan trọng, giao lực lƣợng Cảnh sát PCCC làm nòng cốt cứu nạn cứu hộ đối với các vụ cháy, nổ và các vụ tai nạn, sự cố. Công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC đƣợc tăng cƣờng; việc nội luật hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về PCCC từng bƣớc đƣợc quan tâm.

Ngày 22/11/2013, Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 40/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014. Theo đó, có những điểm mới nhƣ sau:

Ngày 31/07/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, ngày 04/4/2003, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, ngày 22/5/2012, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC.

Ngày 16/12/2014, Bộ Công an đã ban hành Thông tƣ số 66/2014/TT-BCA, quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Thông tƣ số 66/2014/TT-BCA, gồm: 3 chƣơng, 23 điều và có hiệu lực từ ngày 06/02/2015. Thông tƣ này thay thế cho Thông tƣ số

69

11/2014/TT-BCA, ngày 12/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, ngày 22/5/2012, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Chƣơng III Thông tƣ số 35/2010/TT-BCA, ngày 11/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.

- Về xử lý sự cố tràn dầu

Ngày 26/12/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Thông tƣ số 33/2018/TT-BTNMT quy định Quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.

Ngày 03/9/2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1304/QĐ- TTg về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 14/1/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ- TTg về việc ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

Ngày 21/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2017/NĐ-CP Quy định về tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn.

Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành mà PVOIL đang triển khai áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)