Thực trạng hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 46 - 51)

2.2. Thực trạng công tác QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc

2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu tại Việt Nam

Hệ thống kinh doanh phân phối xăng dầu ở Việt Nam đã trải qua hàng chục năm chuyển đổi từ độc quyền kinh doanh của nhà nƣớc sang cho phép sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trƣờng. Cũng chính vì thế, sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà nhập khẩu đầu mối đồng thời cũng là các nhà phân phối xăng dầu chính đã làm cho thị trƣờng kinh doanh phân phối xăng dầu tại Việt Nam thêm sôi động.

Nhìn chung, mức tiêu thụ xăng dầu tăng song song với GDP, từ 2002-2010, tiêu thụ xăng dầu trung bình tăng 9% nhờ tăng trƣởng kinh tế mạnh và trƣớc đó ở mức thấp. Tuy nhiên, lƣợng tiêu thụ xăng dầu giảm trong các năm 2011 và 2012 vì do chính là vì kinh tế suy thoái. Trong 4 năm qua, tiêu thụ xăng dầu đã phục hồi và tăng trƣởng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế.

Hình 2.2. Tăng trƣởng GDP và tỷ lệ tăng trƣởng tiêu thụ xăng dầu

Nguồn: Wood Mackenzie và Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê (2017)

Theo số liệu của Globalpetrolprice (2016) lƣợng tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam đạt 0,21 lít/ngƣời/ngày, tƣơng đƣơng 75,6 lít/năm chỉ bằng 67% mức tiêu thụ của các quốc gia bên cạnh nhƣ Thái Lan và Indonesia, và chƣa đến 20% mức tiêu thụ của Malaysia. Chính vì thế, tiềm năng tăng trƣởng, sự gia tăng của mức tiêu thụ còn rất hứa hẹn.

38

Nhận định về khả năng tăng trƣởng của ngành xăng dầu tại Việt Nam, nhiều tổ chức nghiên cứu thế giới đã đƣa ra những nhận định khả quan: Hãng nghiên cứu Business Monitor International (BMI) từng đƣa ra ƣớc tính tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt tăng trƣởng kép hàng năm 4,7% trong 5 năm tới, cao hơn nhiều so với thế giới, theo dự báo là 1,3%. Nếu theo mức tính này, mức tăng trƣởng của Việt Nam sẽ gấp 3,6 lần so với thế giới. Một hãng chuyên về phân tích năng lƣợng Wood Mackenzie cũng dự báo tiêu thụ xăng dầu năm 2020 tại Việt Nam sẽ đạt 22,4 triệu tấn và năm 2025 sẽ đạt 29,9 triệu tấn. Tính ra mức tăng trƣởng kép hàng năm trong 10 năm tới sẽ đạt 4,9%.

Hình 2.3. Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu ngƣời

Nguồn: Globalpetrolprice (2016)

Cho đến nay các công ty đầu mối đã hoạt động khá hiệu quả và đảm bảo lƣợng cung ứng xăng dầu ra thị trƣờng. Doanh nghiệp đầu mối là doanh nghiệp đƣợc Bộ Công thƣơng cấp phép tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và làm đầu mối phân phối xăng dầu ở Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp đầu mối đƣợc cấp phép kinh doanh phân phối xăng dầu ở Việt Nam bao gồm: Petrolimex, PVOIL, SaigonPetro, MIPECO, Dong Thap Petro, Vinapco, PetroMekong….

39

Bảng 2.2. Danh sách các đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

STT Tên doanh nghiệp

1 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

2 Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh 3 Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP

4 Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty xăng dầu Quân đội 5 Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại dầu khí Đồng Tháp

6 Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)

7 Tổng công ty Thƣơng mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH một thành viên 8 Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex (chỉ kinh doanh nhiên liệu bay) 9 Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội

10 Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà 11 Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phƣơng

12 Công ty Cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S

13 Công ty Cổ phần Thƣơng mại Đầu tƣ Dầu khí Nam Sông Hậu 14 Công ty Cổ phần Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P

15 Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Vật tƣ giao thông 16 Công ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại Hƣng Phát

17 Công ty Cổ phần Dƣơng Đông - Hòa Phú

18 Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh

40

STT Tên doanh nghiệp

19 Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên 20 Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Long Hƣng

21 Công ty TNHH Hải Linh

22 Công ty Cổ Phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ 23 Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức

24 Công ty TNHH Thiên Minh Đức

25 Công ty cổ phần thƣơng mại - tƣ vấn - đầu tƣ - xây dựng Bách Khoa Việt 26 Công ty cổ phần Dƣơng Đông – Sài Gòn

27 Công ty TNHH Thƣơng mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil 28 Công ty TNHH Petro Bình Minh

29 Công ty cổ phần đầu tƣ Nam Phúc

Nguồn: www.xangdau.net

Trong đó Petrolimex và PVOIL là 2 đơn vị chiếm thị lĩnh gần nhƣ toàn bộ thị phần phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Bên dƣới là quy mô của 5 đơn vị dẫn đầu thị trƣờng về kinh doanh xăng dầu.

41

Bảng 2.3a. Quy mô của 5 đơn vị dẫn đầu thị trƣờng kinh doanh xăng dầu

Nguồn: Báo cáo thống kê của PVOIL (2017)

Bảng 2.3b. Thị phần KDXD nội địa

Nguồn: Báo cáo thống kê của PVOIL (2017)

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)