Quản lý thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu hữu nghị tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)

1.3.1. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan theo hệ thống VNACCS/VCIS

Các nghiệp vụ nhập khẩu

- Khai thông tin nhập khẩu IDA; - Gọi thông tin khai nhập khẩu IDB; - Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC;

- Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan IDA01; - Gọi thông tin tờ khai sửa đổi, bổ sung IDD; - Đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung IDE. - Tham chiếu tờ khai nhập khẩu IID

Hình 1.2: Quy trình cơ bản làm thủ tục hải quan nhập khẩu

(Nguồn: Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/)

Bƣớc 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

Bƣớc 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bƣớc 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng hàng; đƣa hàng về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với Chi cục hải quan cửa khẩu

1.3.2. Nội dung cơ bản của quản lý thuế xuất nhập khẩu

Cũng giống nhƣ quản lý thuế nói chung, quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng bao gồm toàn bộ những công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp về thuế xuất nhập khẩu. Tức là bao gồm các công việc:

- Lựa chọn và ban hành luật thuế - Tổ chức thực hiện luật thuế - Thanh tra thuế

1.3.2.1. Lựa chọn và ban hành luật thuế

Những căn cứ cho việc lựa chọn và ban hành luật thuế

Nội dung của luật thuế xuất nhập khẩu phải dựa trên các căn cứ nhƣ tình hình kinh tế của quốc gia, cơ cấu kinh tế, các chủ trƣơng, chính sách về quản lý kinh tế của Nhà nƣớc,... Ngoài ra, trong điều kiện của một nền kinh tế mở cửa và hội nhập, cần phải xem xét đến các vấn đề của kinh tế thế giới và khu vực.

Những yêu cầu cơ bản của luật thuế

- Bao quát hết các nguồn thu - Đảm bảo tính công bằng

- Đảm báo tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

1.3.2.2. Tổ chức thực hiện luật thuế

Có thể nói đây là khâu đóng vai trò quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nội dung của công tác tổ chức thực hiện luật thuế bao gồm:

Tuyên truyền, phổ biến luật thuế

Công tác tuyên truyền, phổ biến về nghĩa vụ thuế và nội dung các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cƣ cần phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên. Phƣơng thức tuyên truyền có thể qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích.

Tổ chức quản lý thu thuế

- Quản lý đối tƣợng nộp thuế

Các đối tƣợng nộp thuế phải tiến hành đăng ký mã số thuế và số hải quan với cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ quản lý đối tƣợng nộp thuế qua

- Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế

Quy trình quản lý thu thuế phản ánh trình tự các bƣớc công việc phải làm nhằm tạp trung đầy đủ, kịp thời số thu thuế vào ngân sách nhà nƣớc.

Nói chung có hai dạng quy trình quản lý thu thuế: + Cơ quan tính thuế và ra thông báo số thuế phải nộp + Đối tƣợng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế

Đối với thuế xuất nhập khẩu, đối tƣợng tính thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế. Nhƣng số thuế phải nộp lại căn cứ vào thông báo nộp thuế của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra sự chính xác trong kê khai và tính thuế của đối tƣợng nộp thuế, trên cơ sở đó phát hành thông báo nộp thuế.

- Tính thuế

Nói chung, tùy thuộc vào từng loại thuế và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tƣợng nộp thuế, việc tính số thuế phải nộp của các đối tƣợng có thể đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp sau:

+ Phƣơng pháp đánh giá hành chính: số thuế phải nộp đƣợc tính dựa trên những căn cứ khách quan, rõ ràng, không cần phải điều tra hoặc tranh cãi nhiều.

+ Phƣơng pháp tính theo thuế khoán: dựa trên cơ sở các yếu tố khách quan do ngƣời sản xuất kinh doanh cung cấp và trên cơ sở các biện pháp kiểm tra của cán bộ thuế, cơ quan thuế ấn định một mức doanh thu cụ thể. Doanh thu này sẽ đƣợc cố định trong một thời gian nhất định.

+ Phƣơng pháp tính thuế theo kê khai thực tế: Việc tính thuế dựa trên tờ khai với các số liệu thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở.

Đối với thuế xuất nhập khẩu, việc tính thuế dựa trên phƣơng pháp kê khai thực tế, và số thuế phải nộp căn cứ vào mức thuế suất quy định trong biểu thuế suất.

- Tổ chức thu nộp tiền thuế

Thuế xuất nhập khẩu đƣợc nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nƣớc dƣới các hình thức chuyển khoản, séc hoặc tiền mặt.

Đối với những hàng hóa phi mậu dịch, thuế đƣợc nộp trực tiếp cho cán bộ thu thuế tại các cửa khẩu.

1.3.2.3. Thanh tra thuế

Mục đích yêu cầu của thanh tra thuế

Là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế, thanh tr thuế đƣợc thực hiện bởi hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành về thuế và sự phối hợp của các cơ quan chức có liên quan.

Đối tƣợng thanh tra thuê là các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu và chính bản thân các đơn vị ngành thuế.

Mục đích của thanh tra thuế: một là, phát hiện để từ đó cá biện pháp xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế. Hai là, đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các đối tƣợng nộp thuế và cho ngƣời thi hành công vụ trong ngành thuế. Ba là, phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế, những điểm không hợp lý về công tác tổ chức hệ thông bộ máy ngành thuế, các vấn đề nghiệp vụ của công tác hành thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế.

Để đạt đƣợc các mục đích trên đây, công tác thanh tra thuế phải quán triệt một số yêu cầu cơ bản sau:

- Phải đảm bảo tính khách quan trung thực. Ngƣời làm thanh tra không đƣợc lồng tƣ tƣởng cá nhân, phiến diện, không bị một sức ép quyền lực nào khi xem xét, giải quyết các sự vụ trong thanh tra.

- Phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, lấy đó làm chuẩn mực cho việc đánh giá, suy xét các sự vụ đƣợc thanh tra.

- Phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong các kết luận.  Nội dung thanh tra thuế

- Đối với các tổ chức và cá nhân là đối tƣợng nộp thuế: tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

+ Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế + Thanh tra việc chấp hành chế độ thống kê- kế toán, hóa đơn- chứng từ

- Đối với các đơn vị trong nội bộ ngành thuế

+ Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến và hƣớng dẫn chấp hành các luật thuế + Thanh tra việc thực hiện quy trình và các nghiệp vụ trong quản lý thu thuế + Thanh tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lsy các vi phạm về thuế + Các nội dung khác nhƣ tình hình tài chính, tổ chức nhân sự….

Hình thức và phương pháp thanh tra thuế

- Hình thức thanh tra

Nếu xem xét thời gian tiến hành thanh tra thì có các hình thức thanh tra thƣờng xuyên và thanh tra đột xuất. Nếu xét theo phạm vi nội dung, thanh tra bao gồm thanh tra toàn bộ và thanh tra có trọng điểm. Ngoài ra nếu xét theo địa điểm diễn ra cuộc thanh tra thuế thì có các hình thức thanh tra tại chỗ và thanh tra từ xa.

- Phƣơng pháp thanh tra

Tùy theo mục đích, yêu cầu và đối tƣợng của cuộc thanh tra mà ngƣời ta áp dụng các phƣơng pháp thanh tra thuế thích hợp. Có một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng nhƣ phƣơng pháp kiểm tra, đối chiếu và phƣơng pháp phân tổ, thu thập các thông tin về sự việc.

Ngoài ra, trên thực tế có thể kết hợp cả hai phƣơng pháp này trong những trƣờng hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu hữu nghị tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 49)