Tíndụng ngânhàngvà Vai trò của tíndụng ngânhàng đối với cácDoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25 - 31)

1.2. Tổng quan về tíndụng ngânhàng đối với Doanhnghiệp Vừa và Nhỏ

1.2.2 Tíndụng ngânhàngvà Vai trò của tíndụng ngânhàng đối với cácDoanh

1.2.2.1 Tín dụng ngân hàng

Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sảncho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.

Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi.

Theo Nguyễn Minh Kiều (2007), thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La tinh là Credo: đó là sự tin tƣởng, sự tín nhiệm một ngƣời về một vấn đề nào đó. Thuật ngữ tín dụng gắn liền với sản xuất và lƣu thông hàng hóa (nói khác đi là gắn với hoạt động kinh tế của một quốc gia). Ở đâu có sản xuất và lƣu thông hàng hóa thì ở

đó có tín dụng, và tín dụng luôn là động lực cho các hoạt động kinh tế. Cho tới nay có nhiều khái niệm về tíndụng:

- Nếu xét trên góc độ chuyển dịch quỹ: Tín dụng là sự chuyển dịch quỹ từ chủ thể thặng dƣ tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiếtkiệm.

- Nếu xét trên góc độ sử dụng vốn: Tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh.

- Nếu xét trên quan hệ tài chính: Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủthể.

Nhƣ vậy có thể hiểu tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể, trong đó một bên là bên cho vay sẽ chuyển giao một lƣợng giá trị (nhƣờng quyền sử dụng một lƣợng tiền hay tài sản) cho bên vay (cá nhân, tổ chức) sử dụng với những ràng buộc nhất định nhƣ: thời hạn hoàn trả (cả gốc lẫn lãi), lãi suất, cách thức vay mƣợn và thuhồi.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các NHTM với các công ty, doanh nghiệp và cá nhân đƣợc thực hiện dƣới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với những khách hàng nói trên

Trong mối quan hệ trên, ngân hàng là trung gian trong việc điều phối từ nơi thừa tiền sang nơi thiếu tiền, với tƣ cách vừa là ngƣời đi vay, vừa là ngƣời cho vay. Là ngƣời đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau. Là ngƣời cho vay, ngân hàng cấp tín dụng, chiết khấu các chứng từ có giá, đầu tƣ, cho thuê tài chính… Chính những hoạt động này, ngân hàngđã sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả tối đa, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế.

Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dƣới hình thức tiền tệ;

- Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay tức Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ngƣời đi vay là các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân; ngƣời cho vay là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hóa;

- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế

1.2.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Tín dụng ngân hàng đối với DNVVN

Tín dụng ngân hàng đối với DNVVN có thể đƣợc hiểu là việc thỏa thuận giữa ngân hàng và DNVVN, theo đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho DNVVN sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Nguồn tiền dùng để ngân hàng cấp tín dụng cho DNVVN đến từ hai nguồn gồm: vốn tự có của ngân hàng và nhận tiền gửi của khách hàng. Cụ thể:

- Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn đƣợc cấp của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN ViệtNam.

- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức cá nhân dƣới hình thức tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu,tínphiếuvàcáchìnhthứcnhậntiềngửikháctheonguyêntắccóhoàntrảđầy đủtiềngốc,lãichongƣờigửitiềntheothỏathuận.

Các phƣơng thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

Cho vay:

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Các hình thức thƣờng thấy trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN bao gồm:

Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phục vụ những khách hàng là DNVVN có nhu cầu không thƣờng xuyên, phát sinh từng lần riêng lẻ. Mỗikhoản

vay đƣợc lƣu trữ thành các hồ sơ độc lập với sự kiểm soát tách biệt từng hồ sơ.  Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng kí một hợp đồng hạn mức tín dụng với doanh nghiệp trong đó quy định những điều kiện cho vay cơ bản nhƣ số tiền hạn mức, doanh số cho vay, lãi suất, thời gian cho vay tối đa cho từng lần giải ngân, thời gian duy trì hạn mức... Doanh nghiệp chỉ cần trình phƣơng án sử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ chứng minh phù hợp để đề nghị đƣợc ngân hàng giảingân.

Cho vay thấu chi: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng cho phép ngƣời vay chi vƣợt quá số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (hạn mức thấuchi).

Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức này có thể nhận vài khâu của hoạt động cho vay từ ngân hàng hoặc đứng ra bảo lãnh cho các thành viên vay vốn. Hình thức cho vay này thƣờng áp dụng với những món vay nhỏ, ngƣời vay phân tán hoặc cách xa ngânhàng.

Chiết khấu:

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán.

Tái chiết khấu:

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh toán.

Bảo lãnh ngân hàng:

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận.

Bao thanh toán:

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi các khoản

phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo theo hợp đồng mua, bán bán hàng hóa, cung ứng dịchvụ.

Cho thuê tài chính:

Là việc ngân hàng xuất tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận của hợp đồng cho thuê. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả đủgốc và lãi cho ngân hàng. Đây là phƣơng thức vay tài sản thông qua hợp đồng cho thuê, kèm theo lời hứa đơn phƣơng bán cho ngƣời thuê một giá nhất định sau thời hạn cho thuê (có tính đến số tiền thuê đã trả).

-Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn nhƣ bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lƣu động cho sản xuất, kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phƣơng pháp cho vay của ngân hàng, các hình thức cụ thể của cho vay ngắn hạn bao gồm: chiết khấu chứng từ có giá, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi, bao thanhtoán…

Tín dụng trung và dài hạn

Tín dụng trung - dài hạn có thời hạn cho trên 12 tháng, tín dụng trung hạn có thờihạntừtrên12thángđến60tháng,tíndụngdàihạncóthờihạntrên60tháng.Tín dụng trung - dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất - kinh doanh và đầu tƣ xây dựng cơ bản mới. Vì thời hạn dài nên loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.Cáchìnhthứcchovaytrung-dàihạnbaogồm:chovaytheodựánđầutƣ,cho

vayhợpvốn,chovaytheohạnmứctíndụngdựphòng,chothuêtàichính… -Căn cứ vào đảm bảo tín dụng

Căn cứ vào đảm bảo tín dụng, các khoản vay của doanh nghiệp bao gồm: tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảmbảo.

Cho vay có đảm bảo

Là việc khách hàng dùng tài sản bảo đảm của mình hoặc bên thứ ba làm bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn ở ngân hàng. Cho vay có đảm bảo gồm các hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của ngƣời thứba.

Đối với các DNVVN cầm cố - thế chấp là các hình thức tƣơng đối dễ áp dụng trên thực tế và đƣợc các DNVVN sử dụng thƣờng xuyên. Đây cũng là giải pháp đầu tiên của DNVVN đề cập tới khi nhu cầu về vốn nảy sinh và cũng là giải pháp đƣợc các NHTM ở Việt Nam thƣờng xuyên sử dụng khi tƣ vấn vay vốn cho khách hàng.

Cho vay không có bảo đảm

Trƣờng hợp khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo tiền vay, tùy vào việc KHDNVVN đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng cho vay có bảo đảm một phần hoặc không bảo đảm toàn bộ. Ngoài ra, ngâ hàng có thể chấp thuận các Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho thànhviên vay, kể cả trong trƣờng hợp không có hoặc không đủ tài sản thế chấp.

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

- Thúc đẩy tăng trưởng qua lại lẫn nhau: Vốn tín dụng ngân hàng đầu tƣ cho các DNVVN không những thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, vì việc mở rộng cho vay đối với DNVVN giúp cho các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ hợp lý, tăng trƣởng tín dụng, đa dạng hóa danh mục đầu tƣ cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.

- Giúp DNVVN nắm bắt cơ hội kinh doanh và khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn: Việc mở rộng cho vay các DNVVN cũng giúp cho nền kinh tế vận hành trôi chảy hơn. Bởi vì, các DNVVN có thể kịp thời bổ sung vốn để tiếp tục đầu tƣ máy móc thiết bị, nắm bắt cơ hội chiếm lĩnh ƣu thế cạnhtranh.Việc cấp vốn tín dụng ngân hàng cho các DNVVN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong quá trình cấp tín dụng thì ngân hàng thực hiện kiểm soát

trƣớc, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và hoạt động kinh doanh có lợi nhuận để đảm bảo trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng đúnghạn.

- Tận dụng đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn vay ngân hàng đƣợc coi là đòn bẩy tài chính giúp DNVVN tối ƣu hóa cơ cấu vốn, đạt chi phí sử dụng vốn thấp nhất, tiết kiệm chi phí. Các DNVVN thƣờng có nguồn vốn hạn chế, nếu biết sử dụng 100% vốn tự có kết hợp thêm nguồn vốn vay với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận cùng mức giá vốn bình quân rẻnhất.

1.3. Nội dung cơ bản của tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)