.Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 46)

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

- Thứ nhất, giúp cho học viên nắm rõ đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu đã thực hiện bởi những nhà nghiên cứu trƣớc đây.

- Thứ hai, áp dụng và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

- Thứ ba, giúp học viên có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn về đề tài của mình.

- Thứ tƣ, có thêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu.

Cuối cùng, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí

Nguồn dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp (tức dữ liệu có sẵn) bao gồmCác Báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khối KHDN qua các năm 2011-2015, phƣơng hƣớng kinh doanh 2016 và các năm tiếp theo của Khối KHDN - NHCT Việt Nam

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu bàn giấy. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bàn giấy là phƣơng pháp thu thập các dữ liệu sẵn có, tức là dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, bằng các phƣơng tiện viễn thông hiện đại nhƣ web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng..., tác giả có thể tiếp cận gián tiếp với đối tƣợng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, dữ liệu

Phƣơng pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu đã thu thập đƣợc, tác giả xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích các số liệu đã điều tra đƣợc. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng là số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình các chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này nhằm đánh giá sâu hơn tình hình tăng trƣởng tín dụng DNVVN tại NHCT Việt Nam.

Phƣơng pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt , phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ , đúng đắn cái chung , tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Sau khi phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề quản lý chi tăng trƣởng tín dụng DNVVN tại NHCT Việt Nam.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

3.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT ViệtNam

NHCT Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/3/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng.

Đến ngày 21/09/1996 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với tên giao dịch tiếng anh là Incombank. Tuy nhiên, đến ngày 15/04/2008 NHCT đổi tên viết tắt từ Incombank sang Vietinbank (viết tắt của Vietnam Join Stock Commercial Bank for Industry and Trade) vì tên Incombank trùng với một ngân hàng khác ởNga.

Ngày 03/07/2009 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam số 142/GP-NHNN. Ngân hàng đã tổ chức sự kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 25/12/2008 tại Sở giao dịch chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh, 121,1 triệu cổ phiếu phổ thông với mã chứng khoánCTG.

Hình 3.1: Ba giai đoạn xây dựng và phát triển của NHCT Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giai đoạn I: 1988-2000 Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, đƣa NHCT Việt Nam đi vào hoạtđộng

Giai đoạn II: 2001-2008

Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu NHCT về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh

Giai đoạn III: Từ 2009 đếnnay

Thực hiện thành công cổ phần hóa, chuẩn hóa các mặt hoạt động ngân hàng. Chuyển đổi mô hình tổ chức, quản

trị điều hành theo

thông lệ quốc tế tế

Trong hơn 25 năm qua, NHCT đã có những bƣớc phát triển nhanh và vƣợt bậc về mọi mặt. Ngân hàng luôn đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khác nhau của khách hàng. NHCT cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nƣớc, cho vay và đầu tƣ, tàitrợ thƣơng mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nƣớc và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàngkhác.

Vốn điều lệ của ngân hàng tính đến năm 30.12.2015 là 37.234 tỷ đồng, có 19.183 nhân viên.

Hiện nay mạng lƣới của NHCT phân bổ rộng khắp 63/63 tỉnh và thành phố trên cả nƣớc với 149 chi nhánh cấp một, gồm Hội sở chính, 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Mình và TP Đà Nẵng, hơn 1000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 6 Công ty hạch toán độc lập và 4 Đơn vị sự nghiệp. NHCT còn mở thêm 2 chi nhánh ở Đức và 1 Ngân hàng con ở Lào, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar. NHCT có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

3.1.2 Cơ cấu tổchức

Từ năm 2013, NHCT đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình tổ chức. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thông qua việc thành lập các khối kinh doanh nhằm tập trung năng lực quản lý xuyên suốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành từ trụ sở chính đến chi nhánh sao cho phù hợp với thông lệ các NHTM hiện đại trên thế giới. Nhƣ vậy, cơ cấu tổ chức của NHCT đã có sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản trị và chức năng điều hành.

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, giữ vai trò định hƣớng chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động hàng năm: chỉ đạo và giảm sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban kiểm soát và các Ủy ban.

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng nhƣ giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế

toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngânhàng.

Ban điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, kế toán trƣởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Hình 3.2: Mô hình quản trị

Hình 3.3: Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 3.4: Các công ty con, công ty liên kết

(Nguồn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)