Đánh giá thực trạng và phân tích cácyếutố chính tác động đếntăng trƣởng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 73)

3.1 .3Những hoạtđộng cơ bản

3.3 Đánh giá thực trạng và phân tích cácyếutố chính tác động đếntăng trƣởng tín

3.3.1 Đánh giá chung:

Sau những nỗ lực tăng trƣởng tín dụng KHDNVVN, tính đến 31/12/2015, tại NHCT có 17.238 KHDNVVN có dƣ nợ tín dụng trên 90.027 KHDNVVN tại NHCT, đạt tỷ lệ 19,1%, tăng trƣởng KHDNVVN sử dụng tín dụng tăng 10.3% so với 2014. (số liệu cụ thể tại mục 2.1.1.2) Trong đó tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ khoảng 0.25% tổng dƣ nợ tín dụng toàn hàng. Mặc dù mức tăng trƣởng chƣa thực sự cao, nhƣng chất lƣợng tín dụng tốt là nhờ hệ thống KHDNVVN đang giao dịch tại NHCT tƣơng đối lớn. Nhu cầu tiếp cận tín dụng của các DNVVN lớn, NHCT có điều kiện sàng lọc khách hàng phù hợp với khẩu vị tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của NHCT.

- Về quy mô và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ KHDNVVN : Chỉ từ 2014 đến nay và đặc biệt năm 2015, dƣ nợ KHDNVVN mới có sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Năm 2015 tốc

độ tăng trƣởng là 25%, trong khi các năm trƣớc luôn thấp hơn 15%. Quy mô dƣ nợ KHDNVVN đã tăng lên chiếm 28% dƣ nợ KHDN. Các biện pháp thúc đẩy tăng trƣởng nêu tại mục 2.2.2.3 đã phát huy đƣợc tác dụng.

- Về chất lƣợng và hiệu quả tín dụng KHDNVVN : Nợ xấu thấp và thu nhập từ khách hàng DNVVN đóng góp ngày càng lớn hơn cho hiểu quả của toàn hàng là những kết quả phân khúc KHDNVVN đƣợc ghi nhận là những tín hiệu tốt, tiềm năng cho phát triển trong thời gian tới.

- Về quy mô nguồn vốn huy động của NHCT là rất lớn, hiện nay tỷ trọng dƣ nợ KHDNVVN mới chỉ chiếm 17% quy mô huy động vốn. Điều này cho thấy còn tiềm năng phát triển tăng trƣởng rất tốt về tín dụng của phân khúc KHDNVVN này. - Về tổ chức bộ máy quản trị phân khúc KHDNVVN : Tính đến 2015, NHCT đã cơ bản hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị quản lý kinh doanh đối với các phân khúc khách hàng nói chung và KHDNVVN rói riêng. Việc tập trung quản lý KHDN ở chi nhánh bƣớc đầu đã phát huy đƣợc hiệu quả, thêm nữa, việc chia thành 7 khu vực theo địa bàn quản lý giúp NHCT khai thác đƣợc thế mạnh của mình trong việc đáp ứng nhu cầu của các DNVVN phù hợp với địa bàn đó.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc này có thể thấy là việc tăng trƣởng tín dụng của NHCT chƣa thực sự cao, tỷ trọng dƣ nợ của phân khúc KHDNVVN còn thấp so với toàn hàng, có nhiều yếu tố tác động đến việc tăng trƣởng nàyđƣợc nêu cụ thể tại mục 3.3.2 và 3.3.3 dƣới đây.

3.3.2 Yếu tố tác động xuất phát từ phía khách hàng DNVVN tại NHCTVN

-DNVVN vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cho vay của các NHTMCP: Hiện nay, một số doanh nghiệp không biết nhiều về các sản phẩm của ngân hàng TMCP, doanh nghiệp nghĩ rằng đến ngân hàng là chỉ để vay vốn hay mở tài khoản thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị của ngân hàng cũng chƣa đến đƣợc với doanh nghiệp nhỏ.

-Việc khai báo thông tin của các DNVVN trong quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn chưa trung thực:

+ Ngân hàng (NH) thiếu thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp đi vay vốn. Ở Việt Nam chúng ta, khi các ngân hàng muốn cho khách hàng vay thì thƣờng phải xem thông tin tín dụng ở Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CreditInformation Center – CIC). Tuy nhiên, CIC thành lập chủ yếu là giám sát hoạt động của ngân hàng là chính, nhƣ vậy vẫn quá ít kênh thông tin để Ngân hàng có thể nắm bắt đƣợc doanh nghiệp.

+ Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.

+ Một số doanh nghiệp vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

+ Công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, tình trạng thu chi ngoài sổ sách kế toán vẫn còn phổ biến gây khó khăn cho công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

-Việc tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng.

-Thiếu sự liên kết giữa DNVVN với các doanh nghiệp lớn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng: Hiện nay, các DNVVN là vệ tinh tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp lớn, là khách hàng trong quan hệ ủy thác nhập khẩu, ngoài ra doanh nghiệp lớn cũng là khách hàng tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, việc các doanh nghiệp lớn hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quan hệ tín dụng

với ngân hàng là hết sức cần thiết nhƣ: hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng để trả nợ cho doanh nghiệp lớn, đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng bằng khoản phải trả của doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy sẽ có những lợi ích sau:

Thứ nhất, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.

Thứ hai, các doanh nghiệp lớn tăng được doanh thu ủy thác nhập khẩu. Thứ ba, tăng vòng quay các khoản phải thu.

Thứ tư, giảm được khó khăn về vốn cho các DNVVN.

Thứ năm, tăng chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn và DNVVN trên thị trường.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tồn tại này là do các doanh nghiệp lớn chưa đánh giá được năng lực chuyên môn, năng lực tài chính cũng như năng lực quản lý điều hành của DNVVN.

- Trình độ học vấn của lãnh đạo DNVVN chưa cao: Phần lớn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh dựa trên kinh nghiệm là chính, chƣa đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp cơ bản nên có nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng nhƣ ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó có 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Số ngƣời tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%; thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học là 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực

tế.Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế khả năng lập dự án vay vốn ngân hàng, khả năng lập dự toán thu chi trong kỳ của doanh nghiệp.

- Trình độ tay nghề của người lao động tại các DNVVN đa số chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp: Trình độ tay nghề của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đào tạo thƣờng xuyên, phần lớn ngƣời lao động đƣợc truyền dạy nghề thông qua gia đình hoặc các kỹ thuật viên của doanh nghiệp, do vậy tính năng động, sáng tạo trong việc phát huy sáng kiến cải tiến mẫu mã hàng hóa chƣa cao, chính vì vậy hiệu quả hoạt động chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của DNVVN ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng. Theo số liệu điều tra thì chỉ có 5,65% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tay nghề, kỹ thuật và công nghệ.

- DNVVN có tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao: Qui mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu là của một hoặc vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNVVN phải chiếm dụng và vay mƣợn từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí DN chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao (từ 2% đến 3%/tháng). Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNVVN thấp ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)