3.3 .3Yếu tố xuất phát từphía NHCT
4.3. Kiến nghị
4.3.3. Đối với các hiệp hội ngành nghề DNVVN
Các hiệp hội ngành nghê của DNVVN là nơi hỗ trợ, thúc đẩy quá trình hoạt động của DNVVN trong đó Hiệp hội DNVVN Việt Nam là đại diện cấp quốc gia của DNVVN, có mạng lƣới từ trung ƣơng đến địa phƣơng, có vai trò là một trong những tổ chức nòng cốt trong hỗ trợ phát triển DNVVN. Vì vậy, Hiệp hội DNVVN Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tín dụng đối với các DNVVN thông qua tổ chức các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ cho DNVVN trong mọi lĩnh vực. Để quá trình tăng trƣởng tín dụng tại các ngân hàng nói chung và NHCT nói riêng có hiệu quả, tác giả kiến nghị một số ý kiến sau trên cơ sở tƣng hoạt động của hiệp hội DNVVN:
- Tăng cƣờng hợp tác với cá cơ quan, tổ chức và các hiệp hội doanh nghiệp trong nƣớc, quốc tế vì sự phát triển của DNVVN nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung; trao đổi thông tin chính sách, pháp luật, khoa học- công nghệ, sản xuất- kinh doanh trong và ngoài nƣớc với các DNVVN để nâng cao năng lực của DNVVN.
- Hỗ trợ các DNVVN trong hoạt động tài chính, tín dụng, đồng thời hỗ trợ các DNVVN nâng cao năng lực lập dự án, phƣơng án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của của TCTD khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNVVN.
- Chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trƣờng; đầu tƣ đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị DNVVN hƣớng tới quy mô, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp khác thúc đẩy hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác, liên doanh liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế, các chƣơng trình nhằm xúc tiền thị trƣờng cho các DNVVN nhƣ các chƣơng trình “Hàng đổi Hàng”, vận động ngƣời Việt Nam ƣu tiên dung hàng Việt Nam….
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNVVN, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị của DNVVN. Hiện nay hầu hết đội ngũ lao động ở các DNVVN đều có trình độ chƣa cao, phần đông là chƣa qua đào tạo cơ bản, các chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức quản trị hiện đại mà quản trị bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Vì vậy, việc khuyến khích cán bộ, nhân viên học tập, trang bị kiến thức kinh tế, kĩ thuật; đầu tƣ cơ sở vật chất để nâng cao năng lực quản lý nội bộ, thích ứng với yêu cầu kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại có ý nghĩa quan trọng đối với DNVVN. Đặc biệt, đối với các cán bộ, lãnh đạo làm công tác kế toán, tài chính thì vấn đề đƣợc học tập, đạo tạo này càng quan trọng để khoảng cách tiếp cận vốn tín dụng đƣợc rút ngắn hơn nhờ trình độ ngày càng nâng cao hơn của đội ngũ này. Hiệp hội DNVVN Việt Nam có thể hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của các DNVVN thông qua các hoạt động nhƣ:
(i)Điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo, đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN;
(ii) Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn tài liệu cơ bản phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho DNVVN;
(iii) Tổ chức các khóa/lớp đào tạo bồi dƣỡng cho đội ngũ lao động và đội ngũ càn bộ quản lý về các kiến thức chung cũng nhƣ nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu rõ các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, nâng cao trình độ xây dựng, lập và phân tích dự án sản xuất kinh doanh nhằm tiếp cận tốt nhất vốn tín dụng của ngân hàng nói chung trong đó có NHCT.
4.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam
- Hỗ trợ khu vực DNVVN tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý trong khuân khổ lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.
Để triển khai việc này cần có các biện pháp tổng thể, không chỉ liên quan đến mức lãi suất mà cả thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng, tạo nguồn vốn và đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tƣợng đƣợc vay. Theo tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính bình quân cả nƣớc năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, chỉ số này chƣa đến 5% so với mục tiêu đề ra.
Biểu đồ 4.1: CPI từ năm 2006-2015
Nguồn: GSO- báo Vnexpress.net
Đây là cơ sở để NHNN tiếp tục giảm lãi suất trong khi vẫn bảo đảm cho ngƣời gửi tiền có lãi suất thực dƣơng và lạm phát vẫn trong tầm kiểmsoát.
- Điều hành tỷ giá linh hoạt góp phần khuyến khích xuất khẩu. Tiếp tục cơ chế cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để hạ thấp chi phí vốn cho các doanh nghiệp này duy trì sản xuất kinh doanh và giữ vững thị trƣờng xuất khẩu.
- Mở rộng nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và các NHTM Nhà nƣớc nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tƣ hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành nghề và lĩnh vực trọngđiểm.
Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế nhƣ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tƣ Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development) … thƣờng có
những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nƣớc kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNVVN.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có đƣợc nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc có thể ủy thác cho các ngân hàng TMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lãi suất ƣu đãi.
Có biện pháp khuyến khích các NHTM tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng và thực hiện các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi choDVVVN.
- Có biện pháp tăng cƣờng hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản trị của các DNVVN; tƣ vấn, hƣớng dẫn cho đối tƣợng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ các ngânhàng.
4.3.5 Đối với Chính Phủ và các cơ quan quản lý nhà nước
(1) Hỗ trợ nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tƣ cách của một tổ chức nghề nghiệp để hỗ trợ cho DNVVN về mọi mặt nói chung và tiếp cận vốn tín dụng nói riêng.
Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏnóiriêng.Hiệphộidoanhnghiệpcóthểhỗtrợchocácdoanhnghiệp vừa và nhỏ trong việc vay vốn, tìm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, hiệp hội là ngƣời hỗ trợ DNVVN nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các DNVVN có thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng xem xét chovay.
Đối với những vùng còn khó khăn, nhà nƣớc phải đứng ra thành lập hiệp hội và kêu gọi các doanh nghiệp trong vùng tham gia, khi hiệp hội đủ mạnh nhà nƣớc sẽ chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tự quản lý và hoạt động.
Việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.
Tiếp đó, các hiệp hội đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng thực hiệncáchoạtđộngchovayvàbảolãnhtíndụngchoDNVVN.
Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế nhƣ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tƣ Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development) … thƣờng có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nƣớc kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNVVN.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có đƣợc nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc có thể ủy thác cho các ngân hàng TMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lãi suất ƣu đãi.
(2) Xâydựngchiếnlƣợcpháttriểnnguồnnhânlựccóchấtlƣợngphục vụchohoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhcủacácDNVVN
Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chúng ta là hết sức cần thiết, bởi vì hiện nay nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ chƣa nói đến các doanh nghiệp lớn. Vì vậy chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng chất lƣợng hơn là số lƣợng, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, có sự liên kết chặc chẽ giữa doanh nghiệp với đơn vị đàotạo.
Các tổ chức đào tạo cần xây dựng chiến lƣợc đào tạo theo hƣớng: đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phù hợp yêu cầu chuyên môn của các DNVVN, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Khi nguồn nhân lực có chuyên môn cao sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNVVN, nâng cao khả năng lập dự án cũng
nhƣ tính rõ ràng, minh bạch của các báo cáo từ đó giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thẩm định cho vay vốn đối với DNVVN.
(3) Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Nhƣ đã nói, DNVVN đang dần trở thành một bộ phận quan trọng trong nên kinh tế cả về quy mộ và chất lƣợng, bởi vậy, trong phần kiến nghị này tác giả rất mong muốn kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc, chính phủ hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Một số gợi ý cụ thể:
Về tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình trợ giúp của Nhà nước đối với DNVVN: Chƣơng trình trợ giúp đƣợc bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định. Chƣơng trình trợ giúp gồm có mục tiêu, lĩnh vực, đối tƣợng, nội dung, biện pháp, tuy nhiên tổ chức thực hiện vẫn chƣa đi vào thực tế, chƣa mang lại hiệu quả vì công tác truyền thông các chƣơng trình chƣa hiệu quả, chƣa đến đƣợc với ngƣời dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra việc triển khai còn chậm thậm chí hỗ trợ chƣa đúng đối tƣợng, sai mục đích và vẫn còn cơ chế xin cho, thiếu tính rõ ràng minh bạch. Chính vì vậy, tăng cƣờng hiệu quả công tác truyền thông cho các doanh nghiệp và ngƣời dân là hết sức cần thiết.
Về các chính sách tài chính cần chú trọng vào chính sách thuế, phí, lệ phí, đầu tƣ cơ sở hạ tầng;
Về chính sách tín dụng nên tập trung vào các ngân hàng chính sách địa phƣơng với lãi suất ƣuđãi.
Về công tác hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh: Đất đai thuộc quyền sử dụng của nhà nƣớc còn bỏ hoang rất lãng phí, việc qui hoạch xây dựng mặt bằng cho thuê giá rẻ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, chi phí thuê
thấp, vị trí thuận lợi …, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đối với Nhà nƣớc sẽ có thêm nguồn thu không chỉ từ phí cho thuê mà còn là phần thuế tăng thêm do hoạt động hiệu quả của doanhnghiệp.
Về xúc tiến thương mại quốc tế: Nhà nƣớc cần quan tâm hơn nữa về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết hợp tác với nƣớc ngoài, mở rộng đối tác nhập khẩu giá tốt, chính sách tốt; Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, khảo sát, tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài. Để thực hiện việc này nhà nƣớc có thể cần trích một phần từ thuế xuất nhập khẩu để thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ vàvừa.
Về công tác cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các cơ quan ban ngành cần cung cấp thông tin cần thiết phù hợp cho các ngành nghề
kinh doanh của
doanhnghiệpthôngquacácấnphẩmvàmạnginternetchocácdoanhnghiệp vừa và nhỏ; trợ giúp một phần kinh phí tƣ vấn và đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh ở nông thôn, thị trấn, thị xã. Hiện nay, các cơ quan có phát hành các ấn phẩm, có chƣơng trình đào tạo nhƣng tất cả đều thu tiền, thậm chí còn thu tiền rấtđắt.
(4) Nghiên cứu và xúc tiến phƣơng án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao.
Việc duy trì một hệ thống Ngân hàng có quá nhiều Ngân hàng lớn nhỏ khác nhau nhƣ hiện nay, làm gia tăng việc cạnh tranh không lành mạnh, bản thân Ngân hàng Nhà Nƣớc, chính phủ cũng khó kiểm soát hoạt động của các tổ chức này dẫn đến có nhiều sai phạm về tín dụng đã xảy ra. Thêm nữa, có rất nhiều Ngân hàng nhỏ yếu kém kinh doanh thua lỗ, gây ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế. Vì vậy, Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc để hình thành các ngân hàng TMCP mới có năng lực tài
chính mạnh, có kinh nghiệm và uy tín trên thƣơng trƣờng, sẽ góp phần cung ứng vốn có hiệu quả hơn đối với các DNVVN thì một vấn đề bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu phƣơng án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại cơ sở đó sẽ nâng cao chất lƣợng hoạt động, hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng với tất cả các khách hàng trong nền kinh tế trong đó có các DNVVN.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 của luận văn đã trình bày các nội dung nghiên cứu chính là định hƣớng tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN củaNHCT trong những năm tiếp theo (2016-2020) và các giải pháp để tăng trƣởng tín dụng của DNVVN tại NHCT.
Trên cơ sở các định hƣớng, các giải pháp đƣa ra. Tác giả có một số kiến nghị để có thể đạt đƣợc các giải pháp này. Các kiến nghị với các hiệp hội ngành nghề, với NHCT, với DNVVN, với NHNN, với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và chính phủ.
KẾT LUẬN
Với định hƣớng của đa số các NHTM Việt Nam hiện nay là đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ thì phần khúc KHDNVVN đã đƣợc xác định là đối tƣợng KH mục tiêu của các ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trên thực tế, hoạt động tín dụng cho KHDNVVN đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự tăng trƣởng của hệ thống ngân hàng trong những năm qua và NHCT cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên để tăng trƣởng an toàn hiệu quả thì cần đồng hành của cả DNVVN, các hiệp hội ngành nghề DNVVN, NHNN, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và Chính Phủ. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của các DNVVN và của hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có NHCT.
Luận văn của tác giả với đề tài “Tăng trƣởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại Việt Nam, tại NHCT. Các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc của luận văn đƣợc thể hiện trên nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày cơ sở luận về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN, về tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại Việt Nam. Luận văn đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hƣởng tới tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và giải pháp tăng trƣởng tín dụng tại NHTM CP Công thƣơng Việt Nam
Thứ hai, luân văn đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN tại NHCT. Việc phân tích đã đƣợc tiến hành đánh giá định tính thực trạng tăng trƣởng tín dụng ngân hàng cho DNVVN tại NHCT, trên cơ sở đó, luận văn đã đƣa ra một số đánh giá khách quan về những kết quả đã đƣợc và các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng đối với DNVVN của NHCT Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở những tồn tại trong vấn đề tăng trƣởng tín dụng cho DNVVN cũng nhƣ căn cứ vào định hƣớng tăng trƣởng tín dụng cho DNVVN tại NHCT trong
dụng tại NHCT, đồng thời đƣa ra đƣợc các kiến nghị có tính xây dựng để các giải pháp đƣa ra có tính hiệu quả.
Tóm lại, luận văn đã giải quyết khá triệt để mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện luận văn này tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào vấn đề tăng trƣởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại Việt Nam nói chung và nhóm KHDNVVN tại NHCT nói riêng. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu và thông tin nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vấn đề đặt ra còn nhiều nội dung cần phải nghiên cứ chuyên sâu hơn trong tƣơng lai nhƣ việc xây dựng các gói dịch vụ, gói giải pháp hay sản phẩm riêng dành cho DNVVN… nhằm thúc đẩy tín dụng đối với đối tƣợng này… Trong khuân khổ của luận văn này tác giả mong nhận