Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 42)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2.1.1. Lịch sử xây dựng và phát triển của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng đã được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất và có lịch sử xây dựng phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam; BIDV là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Một trong những mục tiêu trọng tâm của ngân hàng trong những năm gần đây là thực hiện đúng tiến độ công tác cổ phần hóa.

Sau 54 năm hoạt động, tích luỹ và phát triển, BIDV đã tạo dựng được hình ảnh một ngân hàng hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng trong toàn quốc và đang vươn ra khu vực, với trên một vạn cán bộ nhân viên được đào tạo cơ bản, phong cách chuyên nghiệp năng động, đang đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

2.1.2. Mô hình tổ chức của BIDV

Dưới mô hình một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt và dần hoàn thiện theo mô hình của một tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam trong tương lại, mô hình tổ chức của BIDV gồm 4 khối lớn.

- Khối ngân hàng gồm 01 Sở giao dịch và 112 Chi nhánh trên toàn quốc.

- Khối công ty bao gồm các công ty cho thuê tài chính I và II (BLC & BLC II); Công ty chứng khoán (BSC); công ty bảo hiểm BIDV (BIC); công ty quản lý Nợ và khai thác tài sản (BAMC).

- Khối liên doanh, góp vốn cổ phần: ngân hàng liên doanh VID – Public (Malaysia), ngân hàng liên doanh Lào – Việt (Lào); ngân hàng liên doanh Việt Nga (Nga); công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-VP; công ty liên doanh tháp BIDV.

- Khối đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện: trung tâm Công nghệ thông tin; trung tâm Đào tạo; văn phòng đại diện Miền Trung, văn phòng đại diện Miền Nam, văn phòng đại diện tại Cambodia; văn phòng đại diện tại Myanmar.

Trong phạm vi luận văn, tác giả xin đề cập đến mô hình tổ chức tại khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã thực hiện việc chuyển đổi về tổ chức và hoạt động hoạt động theo theo TA2 trong toàn hệ thống, trong đó:

- Tại Hội sở chính hình thành 07 khối: khối ngân hàng bán buôn; khối bán lẻ và mạng lưới; khối vốn và kinh doanh vốn; khối quản lý rủi ro; khối tác nghiệp; khối tài chính - kế toán và khối hỗ trợ.

- Tại các Chi nhánh hình thành 05 khối: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, tác nghiệp, nội bộ và các đơn vị trực thuộc.

Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cho thấy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang được BIDV coi trọng phát triển.

Cùng với việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, BIDV cũng đã chú trọng bổ sung cán bộ tại các vị trí từ hội sở chính đến các chi nhánh để đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Đến cuối năm 2010, toàn hệ thống BIDV đã có hơn 16.500 cán bộ (tuổi đời bình quân là 32,8), trong đó hơn 85% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)