Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 56 - 77)

2 Dịch vụ BSMS 1 Số lượng khách hàng (người) 63.000 143.300 63.68 437

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BID

cứu, xây dựng phương án triển khai thanh toán hóa đơn nước trên địa bàn Hải Dương và Thái Nguyên. Dự kiến dịch vụ sẽ triển khai vào năm 2011.

- Dịch vụ gạch nợ cước viễn thông Viettel: tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ gạch nợ cước viễn thông Viettel. Năm 2010 Ban đã phối hợp với Viettel chuyển đổi phần mềm thu cước mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh trong triển khai dịch vụ. Đến 31/12/2010 thu phí dịch vụ đạt 130 triệu đồng.

- Dịch vụ thanh toán khác: Tiếp tục triển khai kết nối dịch vụ thanh toán chuyển tiền với nhiều đối tác nhằm đa dạng hóa dịch vụ và tiện ích cung cấp cho khách hàng như ủy nhiệm thu qua Banknetvn, dịch vụ thanh toán vé máy bay các hãng Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, AirMekong (qua cả 2 kênh giao dịch tại quầy và ATM), dịch vụ nạp tiền ví điện tử BIDV – VnMart, dịch vụ nạp tiền Vietpay. Các dịch vụ này tuy mới triển khai nhưng được khách hàng đón nhận khá tốt và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan với tổng doanh số gần 15 tỷ đồng/tháng.

Ngoài các dịch vụ trên, BIDV còn cung cấp nhiều dịch vụ bán lẻ khác như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân quỹ (thu đổi tiền mặt, ngoại tệ, dịch vụ bảo quản tài sản quý, giấy tờ có giá), dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ này đã làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm bán lẻ của BIDV, tăng hàm lượng công nghệ trong hoạt động NHBL và góp phần đánh kể tăng thu nhập và nền khách hàng cho BIDV.

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV BIDV

2.3.1. Đánh giá môi trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.3.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7%/năm trong gần một thập kỷ qua, từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức (xuất khẩu giảm, lạm phát tăng, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều giảm mạnh, thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục và kéo dài....) do

những yếu tố tiêu cực xuất hiện sau thời gian trưởng nóng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tình hình lạm phát tăng cao, cán cân thanh toán thâm hụt, ảnh hưởng của sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán tạo ra những nguy cơ cho nền kinh tế. Đặc biệt khi lạm phát tăng cao, những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của khách hàng. Kìm chế lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ ưu tiên thực hiện trong suốt thời gian vừa qua.

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2007 -2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng GDP (%) 8,5 6,3 5,3 6,8 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 12,6 22,9 6,9 11,8 Thu nhập bình quân (USD/người/năm) 835 960 1.083 1.168 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tuy nhiên, nền tảng cơ bản của nền kinh tế vẫn được duy trì, chính trị xã hội vẫn ổn định, nền kinh tế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá so với khu vực và từng bước hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2010 đạt 6,78% và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 4% – 6% trong vài năm tới. Dân số hiện nay là 86 triệu dân với 2/3 số dân trong độ tuổi lao động (theo kết quả thống kê 01/4/2009). Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế hiện nay đạt gần 1.200 USD năm 2010. Với mục tiêu hồi phục và giữ vững tăng trưởng kinh tế, từ năm 2009 tới nay, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích thích tiêu dùng và đầu tư, bao gồm cả việc miễn thuế, giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục và y tế. Môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách của Nhà nước đang dần hoàn thiện.

Trong giai đoạn này, ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng lãi suất cơ bản, rút bớt tiền từ lưu thông về, khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ không vượt quá 30%) khiến cho hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng gần như ngừng trệ, hoạt động ngân hàng bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 2008, nền kinh tế đối diện với nguy cơ suy giảm, chính phủ đã chuyển sang chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng và thực hiện các chính sách tiền tệ mềm dẻo hơn (như tăng cung tiền, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản). Vì vậy các ngân hàng thương mại đều từng bước cải thiện hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung. Đồng thời với những yếu tố tích cực về sự tăng trưởng kinh tế cũng như cải thiện đời sống, đây cũng là cơ hội lớn để các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động NHBL tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động NHBL ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là: nguy cơ lạm phát và những bất ổn kinh tế chưa hẳn đã chấm dứt, đặc biệt là sự biến động về giá vàng, tỷ giá, thu nhập của phần lớn dân cư chưa cao và thiếu ổn định, nền công nghệ chung còn thấp, môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành NHBL nói riêng.

2.3.1.2. Tình hình cạnh tranh của các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam

Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô. Hiện tại số lượng ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam đã đạt trên 80 ngân hàng, số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung chủ yếu vào hai khối ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hiện nay các NHTM tại Việt Nam được phân loại theo 03 nhóm chính như sau:

- Các ngân hàng thương mại có xuất phát là NHTM nhà nước (NHTMNN), trong đó có BIDV, trước đây chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và các dự án lớn, hoạt động ngân hàng bán lẻ chỉ tập trung ở dịch vụ huy động tiết kiệm dân cư. Nhưng đến nay các NHTMNN bên cạnh việc phát triển hoạt động ngân hạng bán buôn

chưa tổ chức được hoạt động NHBL thực sự chuyên nghiệp nhưng với lợi thế về quy mô và thương hiệu, các NHTMNN đã chiếm thị phần đáng kể trong dịch vụ NHBL (thị phần huy động vốn năm 2007 là 35%, năm 2006 là 27%; thị phần tín dụng năm 2007 là 34%, năm 2006 là 24%).

- Các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ngay từ khi thành lập đã xác định chú trọng phát triển hoạt động NHBL. Trong những năm qua tổng nguồn vốn của các NHTMCP tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu nhờ vào các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân.

- Các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực NHBL tại Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt khi Việt Nam sắp thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn các bảo hộ về tài chính và ngân hàng vào năm 2011 theo cam kết khi gia nhập WTO. Hiện tại các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều là những ngân hàng lớn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh NHBL như HSBC, ANZ, Citibank, Standard Chartered Bank,… Nhờ ưu thế về công nghệ, các ngân hàng nước ngoài triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại (như cho vay qua internet, qua điện thoại di động, tài trợ mua bất động sản và các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế,...). Đối tượng khách hàng cá nhân mà các ngân hàng này hướng tới thường là nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Áp lực cạnh tranh giữa các khối Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và khối NHTMCP ngày càng mạnh mẽ đặc biệt trong thời gian gần đây có sự chuyển dịch mạnh mẽ về thị phần từ khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước sang khối ngân hàng TMCP, chủ yếu là thị phần khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó trong những năm qua đã xuất hiện rất nhiều các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng cá nhân đã tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

- Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), ở Việt Nam xu hướng đô thị hóa đang làm tăng dân số tại các thành phố lớn một cách nhanh chóng với tốc độ 1% mỗi năm. Đến năm 2008, dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 27,9%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động khá lớn, chiếm 52% dân số. Hiện có trên 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng.

- Xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng: Số liệu của TNS Vietcycle (Công ty nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam) cho thấy sự tăng trưởng vật chất từ năm 1999 đến năm 2009 như sau: dưới 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở xuống, trong khi có trên 45% hộ gia đình có thu nhập từ 4,5 đến 20 triệu đồng/tháng. Trong nhiều năm, Việt Nam luôn được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. - Xu hướng tiêu dùng gắn với tiếp cận công nghệ: Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển viễn thông lớn nhất thế giới. Năm 2009, số người sử dụng Internet 20,8 triệu người chiếm 25% dân số; số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động là 921/1.000 người dân.

- Xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều: với 88 triệu dân nhưng mới có khoảng 18% mở tài khoản tại ngân hàng nhưng tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng trong vòng 3 năm qua đạt trên 30%/năm. Các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho việc tiêu dùng của người dân gia tăng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng phối hợp với các nhà cung cấp thương mại đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Những xu hướng trên cùng với cùng với mức độ lạc quan của người dân Việt Nam đang mở ra cơ hội rất lớn cho hoạt động ngân hàng bán lẻ.

2.3.2. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

Dưới tác động của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như xu hướng xã hội có ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ NHBL trong những năm qua, hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV đã đạt được những kết quả nhất định.

2.3.2.1. Kết quả đạt được trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV

a. Kết quả kinh doanh

Những con số thể hiện kết quả kinh doanh theo dòng sản phẩm dịch vụ NHBL tại mục 2.2.2 đã phần nào phản ánh rõ sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV giai đoạn 2007-2010. Tại phần này, tác giả chỉ xin phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh trong sự so sánh với các ngân hàng đối thủ cạnh tranh để thấy rõ vị thế của BIDV trên thị trường hiện nay trong những điều kiện khách quan chung, đồng thời đánh giá vai trò dịch vụ bán lẻ trong một mối tương quan với các dịch vụ ngân hàng khác tại BIDV.

Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của khối bán lẻ, thể hiện qua chỉ tiêu thu dịch vụ ròng đã từng bước phát triển và đã có vị trí trong hoạt động ngân hàng BIDV, tuy nhiên con số này còn ở mức khiêm tốn.

176 tỷ đồng10% 10% 1248 tỷ đồng 72% 201 tỷ đồng 12% 99 tỷ đồng 6% Khối vốn và KD vốn Khối bán buôn Khối bán lẻ Khác

Biểu đồ 2.2. Kết quả thu dịch vụ ròng theo đối tượng năm 2010

Bảng 2.6. Số liệu hoạt động huy động vốn cá nhân tại một số ngân hàng thương mại năm 2009

Ngân hàng Số dư Huy động vốn cá nhân 2009 (tỷ đồng) Tỷ trọng HĐV cá nhân/ Tổng HĐV 2009 (%) ACB 84.632 87 BIDV 74.399 35 Sacombank 52.281 81 VCB 40.000 20 Techcombank 35.850 58

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên và thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2009)

Bảng 2.7. Số liệu hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại năm 2009

Ngân hàng Dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2009 (tỷ đồng) Tỷ trọng dư nợ TDBL/ Tổng dư nợ 2009 (%) Sacombank 20.191 46 BIDV 19.658 10 ACB 18.697 47 VCB 13.677 8 Techcombank 9.858 37 Eximbank 8.685 34

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên và thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2009)

- Về huy động vốn cư dân: mặc dù huy động vốn dân cư đã góp phần quan trọng đảm bảo ổn định nguồn vốn của BIDV nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm qua còn thấp, bình quân tăng trưởng 6%/năm giai đoạn 2007-2009. So với một số NHTM khác, quy mô và tỷ trọng huy động vốn cá nhân của BIDV còn

chưa cao, kết quả năm 2009, số liệu huy động vốn cá nhân của một số ngân hàng tại bảng 2.6.

- Về tín dụng bán lẻ: tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV còn chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (12,7%) nhưng quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV hiện tại đạt tương đương với nhóm các ngân hàng lớn như VCB, ACB và Sacombank. Số liệu hoạt động bán lẻ tại một số ngân hàng năm 2009 tại bảng 2.7.

Nhìn chung, huy động vốn cũng như dư nợ tín dụng bán lẻ so với tổng HĐV và tổng dư nợ của cả BIDV còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, nhưng các chỉ số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng có thế mạnh trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ đều ở mức tương đương. Nguyên nhân do mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán buôn dành cho các doanh nghiệp, tổng công ty luôn có giá trị rất lớn, trong khi BIDV lại là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này.

- Về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ

Bảng 2.8. Thị trường thẻ ghi nợ nội địa và thẻ quốc tế giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: Chiếc

Ngân hàng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thứ tự hiện nay trên thị trường Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ quốc tế BIDV 1.510.188 56 1.850.000 6.700 2.715.570 19.390 5 8 Vietcombank 3.071.737 293.648 3.854.650 480.978 4.701.731 643.642 3 1 Vietinbank 2.787.140 13.240 3.049.845 20.500 5.577.543 158.881 4 3 Agribank 2.082.150 19.516 4.193.236 42.485 5.692.479 58.752 1 7 Donga Bank 2.438.219 2.699 4.010.212 5.146 5.085.046 6.350 2 9 Techcombank 458.428 143.416 721.739 109.772 1.097.333 87.163 6 5 ACB 95.402 302.007 143.110 364.704 183.873 471.510 10 2

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Thẻ ghi nợ nội

địa Thẻ tín dụng quốc tế ATM POS

2715570 19390 1094 4263 Khác Techcombank Vietinbank Dong A Bank Agribank VCB BIDV Đơn vị: Chiếc

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng một số chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV trên thị trường thẻ đến hết năm 2010

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)

 Tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng quốc tế tại BIDV cao, tuy nhiên số lượng thẻ phát hành tuyệt đối còn khiêm tốn do BIDV mới chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế, chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế.

 Về mạng lưới ATM: Năm 2005, BIDV có mạng lưới ATM lớn thứ hai sau VCB, tuy nhiên bước sang năm 2006 BIDV tụt xuống vị trí thứ tư về mạng lưới ATM sau Agribank, VCB, Đông Á với 14,3% thị phần. Sang năm 2007,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 56 - 77)