Khó khăn khi triển khai nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học FPT (Trang 42)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Khó khăn khi triển khai nghiên cứu

Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực Trƣờng đại học FPT chủ yếu dựa vào tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, do thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn nên không thể tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và thông tin từ toàn bộ đối tƣợng nghiên cứu, do đó khó có thể phân tích đƣợc toàn diện hiện trạng quản lý nhân lực của Trƣờng

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC FPT 3.1. Tổng quan về trƣờng Đại học FPT (viết tắt là FU)

Trƣờng Đại học FPT đƣợc thành lập theo quyết định số 208/2006/QĐ-

TTg ngày 08/09/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trƣờng đƣợc thành lập với mục tiêu ban đầu tập trung vào việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao chuyên ngành CNTT và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng nhƣ cho các tập đoàn CNTT toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới. Trƣờng có các cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, trụ sở chính của trƣờng có diện tích 30ha đƣợc đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc- Hà Nội.

Trƣờng đƣợc thành lập và hoạt động với sứ mệnh: “Trở thành trường đại học thế hệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các nhóm ngành khác trên cơ sở lấy công nghệ thông tin làm nền tảng, có triết lý giáo dục hiện đại, trên cơ sở xây dựng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn liền đào tạo với nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu với triển khai các thành tựu công nghệ hiện đại, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức/Doanh nghiệp tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.”

3.1.1. Tình hình về hoạt động đào tạo và nghiên cứu

Đến năm 2015, Trƣờng có gần 20.000 sinh viên, học sinh theo học hệ sau đại học, đại học, cao đẳng nghề, phổ thông. Trải qua gần 10 năm hoạt động, tính đến tháng 31/12/2015, nhà trƣờng đã hơn 3000 sinh viên hệ đại học và trên 5000 sinh viên hệ cao đẳng nghề tốt nghiệp, đóng góp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho Tập đoàn FPT cũng nhƣ một số tổ chức khác trong và ngoài nƣớc. Mục tiêu hƣớng đến là của Trƣờng là chuyển mình mạnh mẽ, thực sự trở thành một trƣờng đại học toàn cầu, thông minh và đại chúng

(GSM), có 100.000 sinh viên, trong đó, sinh viên nƣớc ngoài chiếm 15% vào năm 2020.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, với mong muốn tạo ra một môi trƣờng gắn kết, thu hút và quy tụ đƣợc nhiều chất xám, hoạt động nghiên cứu đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy mới thành lập nhƣng Trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng: Lọt vào top 10 trong cuộc thi “1st Nano-satellite Mission Idea Contest”, Giành giải thƣởng “Công nghệ chuyên dụng” với sản phẩm vệ tinh nhỏ F-1 do VTV trao tặng và Trƣờng cũng đã có 02 bằng độc quyền sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp trong tổng số 43 sáng chế mà Trƣờng Đại học FPT đã nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định.

Trong gần 10 năm qua, Trƣờng có mối quan hệ và hợp tác với nhiều Trƣờng đại học lớn trên thế giới trong các hoạt động giao lƣu, trao đổi học thuật, thực hiện chƣơng trình liên kết đào tạo. Hàng năm,Trƣờng tiếp nhận sinh viên quốc tế sang học tập và giao lƣu; tổ chức các buổi seminar do các giáo sƣ của các trƣờng trên thế giới đến giảng dạy… Đồng thời, nhà trƣờng cũng gửi sinh viên và giảng viên sang tham quan, học tập tại các nƣớc, tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế. Ngoài ra, Đại học FPT còn có mối quan hệ hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp của các nƣớc nhằm tạo môi trƣờng cho sinh viên có môi trƣờng thực tập thực tế cũng nhƣ để tìm hiểu rõ nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

Mặc dù mới ra đời nhƣng Trƣờng Đại học FPT đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận. Liên tiếp trong các năm từ 2006 đến 2015, trƣờng Đại học FPT đã nhận đƣợc giải thƣởng Sao Khuê, một giải thƣởng thƣờng niên uy tín của ngành CNTT Việt Nam. Tháng 11 năm 2012, Đại học FPT trở thành trƣờng đại học Việt Nam đầu tiên đƣợc công nhận xếp hạng quốc tế ba sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trƣờng đại học trên toàn thế giới. Với những gì đã đạt đƣợc, trƣờng Đại học FPT đang chứng tỏ hƣớng phát triển đúng đắn và khẳng định chất lƣợng đào tạo tiến tới trình độ khu vực và quốc tế

3.1.2. Tình hình về lao động

a) Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của Trƣờng Đại học FPT theo giới tính năm 2015

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

I Cán bộ cơ hữu

872 1015 1887

I.1 Cán bộ trong biên chế 0 0 0

I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn

872 1015 1887

II Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dƣới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng)

722

Tổng số 2609

Nguồn: Phòng nhân sự - FU

Bảng 3.2: Cơ cấu ngƣời lao động theo trình độ (2015) STT Trình độ, học vị, chức danh Số lƣợng cán bộ, giảng viên

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên thỉnh giảng trong nƣớc Giảng viên quốc tế Giảng viên trong biên chế trực tiếp giảng dạy Giảng viên hợp đồng dài hạn trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý 1 Giáo sƣ, Viện sĩ 2 Phó giáo sƣ 2 2 3 Tiến sĩ khoa học 4 Tiến sĩ 87 82 0 132 9 5 Thạc sĩ 539 489 0 470 21 6 Đại học 1253 112 0 220 10 7 Cao đẳng 8 Trung cấp 9 Trình độ khác 6 Tổng số 1887 683 722 30 Nguồn: Phòng nhân sự - FU

Hình 3.1: Biểu đồ phát triển nhân sự Đại học FPT từ năm 2010-2015

Nguồn: Báo cáo thường niên tập đoàn FPT 2015, phần các đơn vị thành viên

Từ các số liệu trên, có thể nhận thấy, sự phát triển nhân sự của Trƣờng Đại học FPT khá nhanh, từ 4642 ngƣời năm 2010, trong 5 năm đã lên tới 1887 ngƣời vào năm 2015. Nhà trƣờng có số lƣợng khá cao giảng viên có trình độ trên Đại học, bao gồm 539 ngƣời trình độ Thạc sỹ và 87 ngƣời trình độ Tiến sỹ. Tuy nhiên Giảng viên có học hàm Giáo sƣ và Phó Giám sƣ gần nhƣ không có, chỉ có 02 ngƣời có học hàm Phó giáo sƣ, đây là con số khá khiêm tốn cho Trƣờng Đại học có gần 20000 sinh viên đang theo học, đây cũng là thách thức trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong hoạt động quản lý nhân lực hiện nay của Nhà trƣờng.

3.1.3. Tình hình về cơ sở vật chất

Trƣờng Đại học FPT có 03 cơ sở ; Trong đó cơ sở chính đóng tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc- Hà Nội với 30 ha, bao gồm 4 khu nội trú có thể đáp ứng gần 10.000 sinh viên, 2 sân bóng đá, 1 khu vui chơi trƣợt băng nghệ thuật, 01 nhà ăn có thể đáp ứng toàn bộ sinh viên, 01 siêu thị mini.. ; Ngoài ra Trƣờng còn có cơ sở tại quận Liên Chiểu- TP Đà Nẵng- đáp ứng cho khoảng 1000 sinh viên theo học, và cơ sở tại Tòa nhà Innovation, Khu công viên

phần mềm Quang Trung – TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng cho khoảng 5000 sinh viên theo học. Cơ sở vật chất thống kê cụ thể nhƣ sau:

+ Tổng diện tích đất sử dụng của trƣờng (tính bằng m2): 60.37 ha + Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):

+ Nơi làm việc: 3565 m2

+ Nơi học: 12045 m2 (Khu giảng đƣờng, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, thƣ viện, phòng thí nghiệm, xƣởng thực tập và thực hành) + Nơi vui chơi giải trí: 92777 m2 (Khu nhà ăn, Hội trƣờng, nhà thi đấu đa

năng, diện tích sân vận động, khu phụ trợ sảnh chung) + Diện tích phòng học (tính bằng m2)

+ Tổng diện tích phòng học: 10356 m2

+ Bình quân diện tích phòng học trên 1 sinh viên chính quy: 10356 m2 x 2 ca/4660 SV = 4.44 m2

+ Tổng số đầu sách trong thƣ viện của nhà trƣờng: 6100 hard copy, 20500 e- books, 150 e-journals

+ Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trƣờng: 90% tổng số đầu sách

+ Tổng số máy tính của trƣờng: + Dùng cho hệ thống văn phòng: 713

+ Dùng cho sinh viên học tập: 100% sinh viên có máy tính xách tay, nhà trƣờng hỗ trợ sinh viên mua máy tính. Bình quân số máy tính dành cho sinh viên trên 1 sinh viên chính quy: 1

3.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Trường Đại học FPT

a) Đại học FPT (FUG)

Là đơn vị đào tạo 04 khối ngành hệ đại học và 02 khối ngành hệ cao học, Trƣờng Đại học FPT đã có trên 6.000 sinh viên học hệ đại học hiện đang theo học.

b) Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic (FPoly)

FPT Polytechnic – Hệ cao đẳng nghề (cao đẳng thực hành) thuộc Trƣờng Đại học FPT, đƣợc thành lập tháng 7/2010. FPT Polytechnic hƣớng tới mô hình giáo dục kiểu mới dựa trên sức mạnh của công nghệ thông tin với phƣơng châm đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, đào tạo thông qua dự án thật. Sau hơn 4 năm FPT Polytechnic có hơn 7.000 sinh viên cùng 4 cơ sở đào tạo trên toàn quốc (Hà Nội, Đà Nẵng, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh).

c) Trƣờng THPT FPT (FSchool)

Đƣợc thành lập năm 2013, Trƣờng THPT FPT là hệ phổ thông chất lƣợng cao trực thuộc Trƣờng Đại học FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội, hiện Trƣờng có khoảng 500 học sinh đang theo học.

d) Khối Phát triển sinh viên quốc tế (FGO)

Khối Phát triển sinh viên quốc tế (FPT University Global Office) đƣợc thành lập năm 2013 với mục tiêu nâng cao tỷ trọng sinh viên nƣớc ngoài du học tại Đại học FPT nói riêng và Việt Nam nói chung; tạo thêm nhiều hơn cơ hội để sinh viên FPT đặt chân đến các quốc gia trên thế giới theo các chƣơng trình hợp tác. Đến năm 2015, FGO đã xây dựng đƣợc mạng lƣới hợp tác liên kết đào tạo với trên 60 đối tác hiện diện tại hơn 20 nƣớc thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ … đến học tập tại Đại học FPT theo các chƣơng trình trao đổi sinh viên, giao lƣu văn hóa và theo học các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Hiện có khoảng 400 học viên quốc tế theo học các khóa khác nhau.

e) Khối Đào tạo Liên kết quốc tế (FAI)

Khối Đào tạo Liên kết quốc tế (FAI – FPT Academy International) đƣợc cấu thành từ bốn đơn vị: FPT Aptech (Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế), FPT Arena (Trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phƣơng tiện), FPT

Greenwich (chƣơng trình cử nhân quốc tế FPT Greenwich) và FPT Jetking (Học viện đào tạo Phần cứng máy tính và Mạng).

f) Viện nghiên cứu Công nghệ FPT (FTRI)

Nhận quyết định thành lập chính thức từ tháng 1/2010, Viện nghiên cứu Công nghệ FPT (FTRI) đƣợc Tập đoàn FPT tài trợ 100% vốn và do Trƣờng Đại học FPT trực tiếp quản lý.

Viện có các chức năng chính là nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo. Trong đó, Viện tập trung vào bốn hƣớng nghiên cứu gồm Ứng dụng CNTT; Năng lƣợng sạch và Tiết kiệm năng lƣợng; Công nghệ sinh học; và Công nghệ vũ trụ.

Bên cạnh nghiên cứu, FTRI còn có vai trò xây dựng các chƣơng trình đào tạo và tổ chức chuyển giao tri thức, thông tin, công nghệ, sản phẩm thuộc lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của Viện. Hiện, Viện là đơn vị triển khai chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật phần mềm (MSE).

g) Công ty Sáng tạo công nghệ FPT toàn cầu (FTICO)

FTICO ra đời nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho ƣớc mơ lập nghiệp của mỗi sinh viên FPT thành hiện thực. Bên cạnh hƣớng hoạt động nhƣ một công ty với sinh viên chính là nhân viên, FTICO cũng khuyến khích tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên khi sẵn sàng cấp vốn cho những ý tƣởng khởi nghiệp đƣợc đánh giá cao.

Không chỉ có lợi thế là công ty đƣợc điều hành bởi nhiều nhân sự cấp cao, dày dặn kinh nghiệm, FTICO còn có thế mạnh là điểm chuyển giao nhiều dự án của Tập đoàn FPT đến tay sinh viên FPT. Đặc biệt, sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm những dự án phần mềm quy mô quốc tế.

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực Đại học FPT

Để thực hiện hoạt động phân tích thực trạng quản lý nhân lực, cùng với việc phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp, tác giả đả sử dụng hoạt động khảo sát

thực trạng quản lý nhân lực tới các cán bộ, giảng viên của Trƣờng. Nội dung và kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 3.3. Câu hỏi khảo sát thực trạng quản lý nhân lực Trƣờng Đại học FPT

Kính chào các anh chị!

Tôi là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế- ĐHQGHN. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Quản lý nhân lực tại Trƣờng Đại học FPT”. Bảng câu hỏi này là một phần quan trọng trong luận văn tốt nghiệp của tôi. Vì vậy kính mong anh/chị dựa trên kinh nghiệm bản thân để hỗ trợ tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. Kết quả trả lời trong bảng câu hỏi chỉ đƣợc sử dụng với mục đích tham khảo ý kiến để phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực hiện đề tài, không dùng cho mục đích khác.

Trân trọng cảm ơn các Anh/Chị!

A. Thông tin cá nhân

1. Giới tính

 Nam  Nữ

2. Làm việc tại bộ phận:... 3. Chức vụ hiện tại: ...

Theo thứ tự từ 1 đến 5, đánh giá mức độ đồng ý của bạn đối với câu hỏi bằng

cách đánh điểm số (từ 1-5) vào ô vuông ở mỗi câu hỏi:

1: Rất không đúng/ Rất không đồng ý. 2: Không đúng/ Không đồng ý.

3: Không đúng lắm/ Không đồng ý lắm. 4: Đúng/ Đồng ý.

5: Rất đúng/ Rất đồng ý.

I. Công tác hoạch định nhân lực

Câu 2: Các chính sách trong công tác hoạch định nhân lực đảm bảo nhà trƣờng

sẽ thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển .

Câu 3: Công tác hoạch định nhân lực phù hợp với thực tiễn, và các chính sách

phát triển của nhà trƣờng

II. Công tác phân tích công việc

Câu 4: Nhà trƣờng có đầy đủ bảng phân tích (mô tả) công việc cho tất cả các vị

trí gửi tới cán bộ, giảng viên.

Câu 5: Mọi ngƣời hiểu rõ vai trò, trách nhiệm bảng Mô tả công việc.

Câu 6: Quá trình trình thực hiện công việc căn cứ bảng mô tả công việc đƣợc

thực hiện dễ dàng.

Câu 7: Nhà trƣờng có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc

III. Công tác tuyển dụng và bố trí công việc

Câu 8: Thông tin tuyển dụng đƣợc thông báo rộng rãi.

Câu 9: Quá trình tuyển dụng công khai, minh bạch.

Câu 10: Quá trình tuyển dụng đã tìm đƣợc ngƣời phù hợp, đủ năng lực.

Câu 11: Nhà trƣờng tạo điều kiện và khuyến khích luân chuyển công việc giữa

các phòng ban.

IV.Công tác đào tạo

Câu 13: Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và thông báo tới mọi

ngƣời

Câu 14: Nhà trƣờng tổ chức đầy đủ nội dung đào tạo theo kế hoạch

Câu 15: Nội dung đào tạo của Nhà trƣờng tổ chức có hữu ích và phù hợp với

công việc hiên tại của Anh/ Chị

Câu 16: Nhà trƣờng có thực hiện đánh giá kết quả đào tạo

Câu 17: Sau quá trình đào công việc, công việc của các Anh/Chị đạt chất lƣợng

cao hơn

V. Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Câu 18. Việc đánh giá công việc đƣợc thực hiện công khai, minh bạch

Câu 19: Việc đánh giá kết quả công việc là chính xác

Câu 20: Anh/Chị thấy phƣơng pháp đánh giá kết quả công việc tại Nhà trƣờng

hiện nay hợp lý.

Câu 21: Việc đánh giá giúp ích cho Anh/Chị nâng cao hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học FPT (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)