Đổi mới công tác đào tạo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học FPT (Trang 95 - 101)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại FU

4.2.6. Đổi mới công tác đào tạo:

Đây là nhân tố quan trọng, quyết định trong hoạt động phát triển quản lý nhân lực của Trƣờng.

Con ngƣời đang sống trong một thời đại mà nhịp độ công nghệ thay đổi diễn ra với tốc độ vũ bão - đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những thay đổi này đã tác động mạnh cung cách quản lý, đến

nếp sống và suy nghĩ của tất cả mọi ngƣời, và cũng chính sự bùng nổ này mà các nhà quản lý thấy cần phải trang bị cho ngƣời lao động các kiến thức mới để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện các mục tiêu của Trƣờng. Ðào tạo và phát triển nhân viên là một tiến trình liên tục không bao giờ ngừng. FU cần thực hiện hiệu quả một số khâu:

- Ðịnh rõ nhu cầu đào tạo và phát triển: Nhu cầu thay đổi không chỉ đối với từng vị trí ở các cấp quản lý hay trong cơ cấu tổ chức mà còn đối với từng ngƣời, do kiến thức cơ bản, tiềm năng của mỗi ngƣời là không giống nhau.

- Lựa chọn các phƣơng pháp đào tạo mới, thích hợp.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo tại nơi làm việc: Ðể mở rộng tầm hiểu biết, phát huy đƣợc năng lực thì ngƣời lao động có thể đƣợc luân phiên làm việc giữa các bộ phận khác nhau trong một khoảng thời gian để nhằm hiểu biết tổng quát về các công việc có liên quan. Học bằng thực hành là phƣơng pháp đào tạo trực tiếp qua việc làm cụ thể dƣới sự hƣớng dẫn của một ngƣời có trình độ và kinh nghiệm.

+ Đào tạo nƣớc ngoài: Trƣờng Đại học FPT cần tăng cƣờng đào tạo tại nƣớc ngoài nhằm nâng cao năng lực Giảng viên và một số cán bộ cần chuyên môn đặc biệt. Thực tế tại FU, số lƣợng giảng viên cán bộ đƣợc cử đi học nƣớc ngoài theo ngân sách của Trƣờng rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1- 2 ngƣời/năm. Con số này rõ ràng chƣa đáp ứng nhu cầu tăng cƣờng nguồn Giảng viên, cán bộ chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của Trƣờng. Đây là một biện pháp cần đƣợc nhà trƣờng quan tâm nhằm vừa nâng cao số lƣợng, vừa nâng cao năng lực giảng viên.

4.2.7. Thực hiện phỏng vấn sau đánh giá cán bộ

Phỏng vấn sau đánh giá cán bộ là hoạt động nhằm nghiên cứu, phát hiện, điều chỉnh và duy trì và nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của ngƣời lao động, nắm đƣợc các tâm tƣ, nguyện vọng về chế độ đãi ngộ của Nhà trƣờng, đồng thời cũng là dịp Nhà trƣờng thảo luận với cán bộ, giảng viên về kế hoạch nghề nghiệp và các kế hoạch để nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ, giảng viên, tạo cho họ có đủ khả năng để thực hiện những công việc hiện nay, hoặc các công việc, chức vụ có yêu cầu cao hơn.

KẾT LUẬN

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh quản lý nhân lực có một vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức và đặc biệt có vai trò quyết định đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo của Trƣờng đại học.

Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cao, Trƣờng Đại học FPT đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức, yêu cầu phải tiếp cận trình độ đào tạo tiên tiến trên thế giới, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngày càng tăng. Nền kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu không ngừng biến động, đòi hỏi của xã hội về chất lƣợng đào tạo ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt ra đối với Trƣờng Đại học FPT lúc này là cần phải thực hiện công tác quản lý nhân lực một cách khoa học và đồng bộ, hoạch định nhân lực cần sát với thực tiễn để có thể ứng phó linh hoạt với sự thay đổi của môi trƣờng, chủ động hội nhập và đi lên trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, tác giả đã tập chung phân tích hiện trạng quản lý nhân lực của Trƣờng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Trƣờng trong thời gian tới

Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhằm chỉ ra những điểm mạnh, và những điểm hạn chế tồn tại trong công tác quản lý nhân lực của đại học FPT. Từ đó rút ra kết luận là: Cần phải hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Trƣờng. Qua kết luận trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp.

Thông qua việc hoàn thiện quản lý nhân lực, Nhà trƣờng sẽ thực hiện hiện hoạch định nhân lực sát với yêu cầu của thực tiễn, đổi mới việc tổ chức thực hiện quản lý nhân lực từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. AppRaiSing, 2008. Phương pháp quản lý nhân sự trong công ty (ngƣời dịch: Nhân Văn). Hải Phòng: Nxb Hải Phòng.

2. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chất, 2008. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực - Trường đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nxb Đại học KTQD. 3. Bùi Văn Danh và cộng sự, 2010. Quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb

Phƣơng Đông.

4. Trần Kim Dung, 2011. Quản lý nguồn nhân lực. TP. Hồ Chí Minh: Nxb tổng hợp TP.HCM.

5. Đại học FPT, 2013. Báo cáo kiểm định chất lượng giáo dục. Hà Nội. 6. Phan Huy Đƣờng, 2014. Lãnh đạo các khu vực công. Hà Nội: Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

7. Henaff và J.Y. Martin, 2001. Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới. Hà Nội: Nxb Thế giới.

8. HerSey và cộng sự, 2008. Quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb chính lý quốc gia.

9. Hà Văn Hội, 2008. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Bƣu điện.

10.Hƣơng Huy, 2006. Quản lý nguồn nhân lực 1,2. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải.

11.Nguyễn Hữu Lam, 2004. Mô hình năng lực trong giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

12.Nguyễn Đức Lân, 2012. Cẩm nang quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb lao động xã hội.

13.M. Hilb, 2001. Quản lý nguồn nhân lực theo định hướng tổng thể. Hà Nội: Nxb Thống kê.

14.Phạm Thị Phƣơng Nga, 2002. Khái niệm giáo dục, đào tạo và phát triển đội ngũ công chức trong quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Thống kê. 15.Paul Hersey và Ken Blanc Hard, 1995. Quản lý nguồn nhân lực. Biên

soạn: Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hƣng, Đặng Mạnh Phổ. Hà Nội: NXB Chính lý quốc gia.

16.Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Thế Điềm, 2007. Giáo trình quản lý nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb ĐHKTQD.

17.RamChaRan, 2007. Nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp (ngƣời dịch: Tuấn Ngọc). TP.HCM: Nxb tổng hợp TP.HCM.

18.Lê Văn Tâm, 2012. Giáo trình quản lý chiến lược. Hà Nội: Nxb Hà Nội. 19.Tập đoàn FPT, 2011-2014. Báo cáo thường niên. Hà Nội.

20.Nguyễn Hữu Thân, 2006. Giáo trình quản lý nhân sự. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

21.Lê Tiến Thành và Kiến Văn, 2011. Nghệ thuật quản lý nhân sự. Hà Nội: Nxb lao động.

22.Chu Tôn và Hoàng Quý, 2000. Cách ứng xử thủ trưởng với nhân viên. Hà Nội: Nxb Thanh Niên.

23.Viện đại học Mở, Hà Nội, 2010. Giáo trình quản lý kinh doanh hiện đại.

Hà Nội: Nxb Bộ giáo dục và đào tạo.

Tài liệu website:

24.http://www.fpt.com.vn 25.http://www.fpt.edu.vn/ 26.http://www.chungta.vn/

PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐẠI HỌC FPT

BAN GIÁM HIỆU CÁC HỘI ĐỒNGTỔ CHỨC CT-XH, CÁC BAN KIỂM SOÁT

Ban TS & CTSV - KH và số liệu TS toàn trường - PR tuyển sinh chung Ban NCPTCT - P. Đảm bảo chất lượng - P. NCPTCT Các cơ sở đào tạo Văn phòng - BC tổng hợp - Chính sách TC-KT - Đặt mua giáo trình - TV tổng hợp - Lưu trữ hồ sơ gốc - Hợp tác quốc tế Viện nghiên cứu

Ban Đào tạo

Tiếng Anh Tiếng Nhật Tiếng Trung SE CF ITS Toán P. Hành chính P. Tổ chức - Nhân sự P. Tài chính P. CNTT P. Đảm bảo chất lượng P. Tuyển sinh P. Công tác sinh viên TT Thông tin-Thư viện Kế toán ngân hàng Quản trị chung Marketing Kinh tế học FUHO

Ban TS&CTSV Ban Đảm bảo

P. TC&QLĐT P. Khảo thí Các bộ môn P. Phát triển cá nhân HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học FPT (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)