Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 109 - 119)

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN

4.2.5 Nhóm giải pháp khác

4.2.5.1 Hoàn thiện về phân cấp quản lý ngân sách huyện

* Phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp huyện:

- Gắn việc phân cấp quản lý nguồn thu với việc nuôi dƣỡng, khai thác nguồn thu, chống thất thoát trên địa bàn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chi.

- Tăng cƣờng nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách xã để tăng tính chủ động cho các cấp, nêu cao trách nhiệm trong quản lý thu ngân sách, từ đó quản lý có hiệu quả nguồn lực tài chính trên địa bàn.

Đối với các khoản thu phân chia khác giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện cần tăng tỷ lệ tối đa cho ngân sách huyện, đặc biệt là các khoản thu gắn với vai trò quản lý Nhà nƣớc của huyện.

Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách xã tăng tỷ lệ chia cho ngân sách xã, tiến tới các xã tự cân đối đƣợc ngân sách cấp mình.

* Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện:

- Đối với chi đầu tƣ phát triển: Tăng cho ngân sách huyện quản lý đầu tƣ đối với các công trình trên địa bàn huyện. Tiến hành phân cấp cho huyện quản lý đầu tƣ với phân cấp ngân sách về vốn đầu tƣ, tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.

+ Phân cấp chi đầu tƣ phát triển phải đi liền với các điều kiện đảm bảo tính khả thi của quyền đƣợc giao, hạn chế tình trạng bố trí vốn rải rác phân tán nhƣ hiện nay. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tƣ phải dự báo đƣợc nguồn vốn có tính ổn định trong một thời gian dài có thể để có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý.

+ Phân cấp chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo hƣớng nới rộng việc phân cấp, giảm bớt số lƣợng dự án phải dồn lên cấp tỉnh, cấp Trung ƣơng. Nâng cao chất lƣợng khâu lập dự án và gắn chặt trách nhiệm của cơ quan lập dự án với quá trình thực hiện dự án. Ban hành tiêu chí xác định tiêu chuẩn năng lực để làm chủ đầu tƣ, mở rộng hình thức thuê chủ đầu tƣ và chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tổ chức thực hiện dự án và chất lƣợng công trình.

- Đối với chi thƣờng xuyên:

+ Về chi quản lý hành chính: Giao quyền chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện đồng bộ giữa giao quyền tự chủ về tài chính với tự chủ về tổ chức, biên chế. Hàng năm, NSNN cấp một số lƣợng kinh phí cố định qua hình thức Nhà nƣớc đặt hàng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp. Thủ trƣởng đơn vị giao sử dụng ngân sách đƣợc quyền chủ động tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy của mình vừa đảm bảo hiệu quả công việc vừa tiết kiệm chi phí. Các đơn vị sự nghiệp có thu phải tổ chức hạch toán chi tiết doanh thu, chi phí, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định rõ lỗ, lãi, thành lập các quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng các tiêu chuẩn Nhà nƣớc quy định. Giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế xin cho trong quản lý, điều hành ngân sách.

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Tăng phân cấp cho huyện thực hiện, quản lý các chƣơng trình phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển chung. Huyện có thể chủ động thực hiện và tự chủ quyết định trong nguồn kinh phí đƣợc cấp.

+ Chi giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội: Xây dựng đúng về cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công. Nhà nƣớc có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân nhƣng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan Nhà nƣớc trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những

công việc mà Nhà nƣớc phải đầu tƣ và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

+ Giao cho huyện đƣợc quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hóa cá loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vự y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội; khai thác tiềm năng xã hội, nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế.

+ Tăng cƣờng tính chủ động về tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở gắn chi tiêu tài chính với việc cải tiến cơ chế quản lý của các đơn vị này. Việc khoán biên chế và chi phí hành chính đối với các cơ quan hành chính và quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu cần đƣợc hoàn chỉnh và áp dụng mở rộng.

* Hoàn thiện mức phân bổ:

- Định mức xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật NSNN, định mức phân bổ dự toán cho NSNN của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các đơn vị, các ngành, tăng tính công khai, minh bạch trong phƣơng án phân bổ ngân sách các cấp.

- Đảm bảo kinh phí góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn ổn định ngân sách của địa phƣơng cũng nhƣ của từng cơ quan, ban, ngành, đoàn thể theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã quyết định, ƣu tiên lĩnh vực quan trọng, tăng mức ƣu tiên đối với vùng có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

- Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng dịch vụ công, sử dụng có hiệu quả NSNN góp phần đổi mới quản lý

tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Ứng dụng chuyển các định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực dựa trên đầu vào sang căn cứ vào kết quả đầu ra.

- Hoàn thiện các chế độ định mức chi tiêu. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng nhƣ có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp.

- Xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển bảo đảm tƣơng quan hợp lý; bảo đảm sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ của NSNN, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tƣ phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tƣ phát triển.

4.2.5.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện

Đổi mới công tác tuyển chọn bố trí sử dụng CBCC, đổi mới quy trình lựa chọn giới thiệu nhân sự, việc tuyển chọn giới thiệu nhân sự để bầu vào các chức danh chuyên trách theo hƣớng công khai hóa dân chủ và xã hội hóa và đảm bảo tính chất cạnh tranh công bằng khách quan, tạo mọi điều kiện để những ngƣời có đủ đức đủ tài đều có cơ hội ngang nhau trong bầu cử. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cần theo hƣớng đổi mới, công tác xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng hàng năm và 5 năm cho từng loại cán bộ chu đáo và khoa học. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế luân chuyển cán bộ công chức, có kế hoạch chu đáo, xác định rõ phạm vi địa bàn luân chuyển, hình thức luân chuyển, kiểm tra, theo dõi, tổng kết đánh giá kịp thời công tác luân chuyển.

Nâng cao trình độ đánh giá các cán bộ công chức, xem xét cần phải làm hàng năm và đột xuất khi có nhu cầu bổ nhiệm và tái bổ nhiệm đảm bảo tính công bằng, khách quan, đáng tin cậy. Xây dựng cơ chế để nhân dân giám sát, nhằm phát hiện kịp thời những cán bộ non yếu về trình độ, sa sút về đạo đức lối sống.

Đổi mới cơ chế QLTC ngân sách huyện, cần mở rộng việc thực hiện cơ chế khoán thu - chi NS và trao quyền tự chủ về tài chính. Nghiên cứu và hoàn thiện chức danh công chức Nhà nƣớc, tiến hành rà soát quy mô tính chất đặc điểm của các loại hình đơn vị hành chính một cách khoa học, hợp lý. Phân định rõ ràng thẩm quyền của các cấp các ngành trong việc QL theo nguyên tắc cấp nào, ngành nào, cơ quan nào nắm đƣợc nhiều thông tin nhất, QL tốt nhất thì giao cho cấp đó quản lý.

Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính ở địa phƣơng nhƣ: Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Cục thuế, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nƣớc, bộ phận Tài chính, ngân sách xã, trong đó cơ quan tài chính là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mƣu đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách tài chính trên địa bàn.

4.2.5.3 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Luật ngân sách Nhà nước

Tăng cƣờng tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Luật ngân sách nói chung, QLNS nói riêng cho đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan, ban ngành có liên quan đến công tác QLNS. QLNS có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan do vậy để tăng cƣờng công tác QLNS trƣớc hết cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền chính sách chế độ QLNS nhƣ Luật ngân sách, các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về Luật ngân sách cho các đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo các ngành, các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các xã, thị trấn nhận thức đầy đủ, cần thiết về Luật ngân sách, các chế độ chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành. Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp tuyên truyền khác nhƣ trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo, qua đó thực hiện tốt cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vực tài chính.

PHẦN KẾT LUẬN

Ngân sách Nhà nƣớc nói chung và ngân sách huyện Nam Sách nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính Nhà nƣớc và địa phƣơng để quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đáp ứng những mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy quản lý NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nƣớc khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nƣớc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu.

Ngân sách cấp huyện là một khâu trong hệ thống NSNN, ngân sách cấp huyện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định xã hội... Để phát huy đƣợc vai trò của mình cần có ngân sách huyện mạnh, phù hợp với quy luật phát triển.

Hoàn thiện công tác QLNS huyện là một quá trình luôn cần đƣợc thực hiện, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo và sự nhiệt tình làm việc của cán bộ công chức, viên chức ngành tài chính.

Hoàn thiện công tác QLNS không chỉ cần thực hiện ở ngân sách cấp huyện, cấp xã mà cần phải thực hiện ở tất cả các cấp ngân sách, nhằm phát huy tối đa tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Quản lý NSNN của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng những năm qua cơ bản đã đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Để hoàn thiện công tác QLNS ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu lập dự

toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách đến khâu kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách, có nhƣ thế sức mạnh của ngành tài chính mới thực sự lớn mạnh, đóng góp một cách hiệu quả cao vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.

Để góp phần hoàn thiện công tác QLNS của huyện Nam Sách, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNS cấp huyện, đánh giá thực trạng QLNS của huyện Nam Sách, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác QLNS của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng.

Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã vận dụng kiến thức từ các thầy cô giáo trong nhà trƣờng, từ các nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu thực tiễn ở huyện Nam Sách. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng nhƣ trình độ, năng lực có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2003. Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003, Hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003, Quy định về QLNS xã và xã hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Hà Nội. 4. Bộ Tài chính, 2005. Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 về việc

ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 2005. Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, 2009. Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, 2013. Chỉ thị số 02-CT/BTC, ngày 08/8/2013 tăng cường công tác quản lý thu NS để đảm bảo thực hiện DT thu NSNN. Hà Nội.

8. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 187/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 204/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện NSNN năm 2013, 2014. Thông tư số 97/2013/TT-BTC, ngày 23/07/2013: Quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục NSNN. Hà Nội.

9. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư số 05/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về QL, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QL dự án của các chủ đầu tư, ban QL dự án sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. Hà Nội.

10. Chính phủ, 1996. Nghị định số 87/CP, ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Nghị quyết số 108/CP về Quản lý tài chính và QLNS đối với cấp huyện. Hà Nội.

11. Chính phủ, 2005. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)