Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN
4.2.4 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách huyện
Thứ nhất, Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát tài chính và kiểm soát chi ngân sách góp phần phòng ngừa những sai phạm, những thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nƣớc tăng nguồn lực tài chính cho đầu tƣ, phát triển.
Thứ hai, Các cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc tăng cƣờng theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh; đồng thời, tổ chức thu triệt để các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi.
Thứ ba, Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cần phải thực hiện hàng ngày để kịp thời phát hiện các sai phạm, phòng ngừa các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công, tăng cƣờng tình chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phƣơng, cơ sở trong việc sử dụng kinh phí ngân sách, để hiệu quả hơn trong khâu kiểm soát công tác quản lý tài chính ngân sách cần thiết phải chuyển dần từ việc quản lý kinh phí ngân sách ở đầu vào của các đối tƣợng sử dụng kinh phí ngân sách sang quản lý sản phẩm đầu ra của các đối tƣợng đó. Với cơ chế đó, việc kiểm soát chi ngân sách cũng cần có những thay đổi phù hợp để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của các đơn vị mà vẫn đảm bảo đƣợc trách nhiệm của đơn vị trong sử dụng kinh phí ngân sách.
Thứ tƣ, Hoàn thiện kiểm toán ngân sách, chấn chỉnh kỷ luật tài chính công. Tăng cƣờng cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc, làm cho kiểm toán trở thành một hoạt động thƣờng xuyên đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN. Hoạt động kiểm toán phải góp phần đánh giá kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.
Thứ năm, Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát chi tiêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, kiên quyết xử lý xuất toán các khoản chi sai chế độ, vƣợt định mức tiêu chuẩn, xử phạt nghiêm những hành vi trốn thuế, cố ý làm sai chính sách chế độ Nhà nƣớc; xử phạt nghiêm minh những tập thể, cá nhân có hành vi trốn thuế, xâm tiêu tiền thuế, vi phạm Luật NSNN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiểm tra việc chấp hành
Luật kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.
Thứ sáu,Công khai kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chú trọng xử lý trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về quản lý tài chính - NS.