Công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 60 - 77)

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN

3.3 Phân tích thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Nam Sách

3.3.2 Công tác chấp hành dự toán ngân sách huyện

3.3.2.1 Tổ chức quản lý thu ngân sách

Việc thực hiện chấp hành thu NS huyện Nam Sách đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.2 UBND huyện, Chi cục thuế huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu NS đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thời theo quy định của pháp luật.

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (8) (8)

Sơ đồ 3.2 Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách huyện Nam Sách

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Nam Sách năm 2010

Các đơn vị dự toán Tập thể, cá nhân phải nộp Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kho bạc Nhà nƣớc huyện Chi cục thuế huyện

Ghi chú:

(1) Các đơn vị dự toán thông báo trực tiếp đến tập thể, cá nhân phải nộp (2) Tập thể, cá nhân phải nộp nộp tiền cho các đơn vị dự toán

(3) Phòng Tài chính - Kế hoạch chỉ đạo các đơn vị dự toán (4) Các đơn vị dự toán nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước

(5) Tập thể, cá nhân phải nộp nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước (6) Chi cục thuế thông báo trực tiếp tới tập thể, cá nhân phải nộp

(7) Tập thể, cá nhân phải nộp nộp tiền trực tiếp vào Chi cục thế

(8) Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước và Chi cục thuế phối hợp trong tổ chức quản lý thu ngân sách

Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí phải sử dụng biên lai thu do ngành thuế quản lý. Thu các khoản thu khác ngoài thuế, phí, lệ phí sử dụng biên lai tài chính. Đối với các đơn vị sử dụng biên lai phải quyết toán biên lai sử dụng với Chi cục thuế và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Chi cục thuế thực hiện ổn định và công khai mức khoán thuế đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.

Chi cục thuế thành lập các đội thuế liên xã (03 đội thuế) có hợp đồng ủy nhiệm thu đối với các xã, thị trấn để thu các khoản thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ cá nhân. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện trực tiếp Chi cục thuế quản lý.

Việc quản lý thu, sử dụng phí và lệ phí đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh phí, lệ phí ngày 28/8/2001; các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002; Số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản; Số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản. Các Thông tƣ của Bộ Tài chính: Số 96/2006/TT- BTC ngày 16/10/2006 hƣớng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử sụng phí đấu giá. Số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 hƣớng dẫn về phí và lệ phí thuộc

Bảng số 3.5 Kết quả thu ngân sách huyện Nam Sách, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT NỘI DUNG Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh kết quả (%) Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Bình quân TỔNG CỘNG (A+B) 398.272,6 385.887,9 419.578,7 96,9 108,7 102,8

A TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 196.145,8 148.163,6 122.866,9 75,5 82,9 79,2

I THU CÂN ĐỐI NSNN 187.949,2 138.418,6 112.607,7 73,6 81,4 77,5

1 THU NỘI ĐỊA 162.896,9 100.014,2 88.416,8 61,4 88,4 74,9

1.1 Thu từ DNNN TW quản lý

1.2 Thu từ DNNN địa phƣơng quản lý

1.3 Thu từ DN có vốn ĐT nƣớc ngoài

1.4 Thu từ K.vực ngoài quốc doanh 12.936,1 20.543,6 20.435,3 158,8 99,5 129,1

Thuế giá trị gia tăng 10.496,3 17.721,2 18.021,1 168,8 101,7 135,3

Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.406,9 1.331,6 1.295,3 94,6 97,3 96,0

Thuế tài nguyên 149,9 315,2 140,2 210,2 44,5 127,4

Thuế môn bài 702,4 791,3 830,6 112,7 105,0 108,8

1.5 Các khoản thu từ đất 127.490,1 63.227,3 48.245,7 49,6 76,3 62,9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp 6,1 5,1 5,1 84,8 100,0 92,4

Thu tiền sử dụng đất 125.075,8 60.363,8 45.691,2 48,3 75,7 62,0

Thuế nhà đất 1.647,8 1.489,4 1.499,0 90,4 100,6 95,5

Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc 760,4 1.369,0 1.050,3 180,0 76,7 128,4

1.6 Thu phí, lệ phí 10.338,4 8.552,0 9.748,7 82,7 114,0 98,4

Lệ phí trƣớc bạ 9.468,4 7.493,5 8.154,7 79,1 108,8 94,0

Thu phí và lệ phí 870,0 1.058,5 1.594,1 121,7 150,6 136,1

1.7 Thuế thu nhập cá nhân 2.130,8 1.628,9 2.048,1 76,4 125,7 101,1

1.8 Thu khu vực xã 7.839,6 3.868,2 5.379,7 49,3 139,1 94,2

1.9 Thu khác ngân sách 2.162,0 2.194,2 2.559,3 101,5 116,6 109,1

2 THU VAY ĐỂ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN

3 THU KẾT DƢ NS NĂM TRƢỚC 3.144,0 8.622,8 274,3 0,0 137,1

4 THU CHUYỂN NGUỒN 21.908,2 29.781,6 24.190,9 135,9 81,2 108,6

II THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH 8.196,6 9.745,0 10.259,2 118,9 105,3 112,1

Thu học phí 6.833,8 6.956,8 8.579,9 101,8 123,3 112,6

Thu phí, lệ phí (Di tích, đăng ký SDĐ) 166,0 219,2 214,0 132,0 97,6 114,8

Thu huy động đóng góp + két công đức 1.021,7 2.315,4 1.465,3 226,6 63,3 145,0

B THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN 202.126,8 237.724,3 296.711,8 117,6 124,8 121,2

Bổ sung cân đối ngân sách 135.242,0 167.557,0 228.148,0 123,9 136,2 130,0

Bổ sung có mục tiêu 66.884,8 70.167,3 68.563,8 104,9 97,7 101,3

thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Nghị quyết số 63/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh Hải Dƣơng khóa XIV kỳ họp thứ 8 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng; Quyết định số 4426/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về việc ban hành quy định về danh mục, mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Nghị quyết số 35/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh Hải Dƣơng về việc điều chỉnh mức thu một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng; Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Hải Dƣơng về điều chỉnh mức thu một số khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ- CP.

Các khoản huy động đóng góp thực hiện theo quy đinh của Nhà nƣớc, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 01/11/2007 về tăng cƣờng chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Theo số liệu Bảng 3.6 cho thấy: Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn huyện có sự chênh lệch không lớn qua các năm, năm 2012 thu ngân sách huyện là 398.272,6 triệu đồng, năm 2013 thu ngân sách huyện là 385.887,9 triệu đồng, giảm 3,1% so với năm 2012; năm 2014 tổng thu ngân sách huyện là 419.578,7 triệu đồng tăng 8,7% so với năm 2013. Điều đó cho thấy việc tổ chức thu vẫn còn chƣa tốt, việc xây dựng dự toán vẫn còn chƣa phù hợp với thực tế.

Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Nam Sách bao gồm 05 khoản thu chính: Thu nội địa; thu kết dƣ năm trƣớc; thu chuyển nguồn; thu quản lý qua ngân sách; thu bổ sung cấp trên.

Bảng số 3.6 Cơ cấu thu ngân sách huyện Nam Sách, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM TỔNG

THU

Trong đó ( ĐVT: Triệu đồng) Tỷ trọng với tổng thu (%)

Thu nội địa Thu kết dƣ năm trƣớc Thu chuyển nguồn Thu quản lý qua ngân sách Thu từ bổ sung cấp trên Thu nội địa Thu kết dƣ năm trƣớc Thu chuyển nguồn Thu quản lý qua ngân sách Thu từ bổ sung cấp trên 2012 398.272,6 162.896,9 3.144,0 21.908,2 8.196,6 202.126,8 40,90 0,79 5,50 2,06 50,75 2013 385.887,9 100.014,2 8.622,8 29.781,6 9.745,0 237.724,3 25,92 2,23 7,72 2,53 61,60 2014 419.578,8 88.416,9 24.190,9 10.259,2 296.711,8 21,07 0,00 5,77 2,45 70,72

vực xã và thu khác ngân sách. Đây là khoản thu cân đối dùng để chi thƣờng xuyên ngân sách huyện; trong trƣờng hợp các khoản thu này không đủ đáp ứng nhiệm vụ chi thƣờng xuyên ngân sách huyện, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung để bù đắp cân đối ngân sách. Ngoài ra, còn có nguồn thu từ kết dƣ năm trƣớc, thu chuyển nguồn và thu quản lý qua ngân sách, tuy nhiên các khoản thu này chỉ đạt từ 2,06 - 2,53% so với tổng thu cân đối ngân sách. Chi tiết các chỉ tiêu có những sự biến động qua các năm là do sự biến động của tăng trƣởng kinh tế và sự khai thác hiệu quả các nguồn lực địa phƣơng nhằm tăng thu ngân sách.

Thuế thu từ khu vực ngoài quốc doanh: Là nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh các thể trên địa bàn huyện; gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên và thu khác khu vực ngoài quốc doanh. Nguồn thu này ngoài các chính sách về thuế của Nhà nƣớc, nguồn thu còn bị ảnh hƣởng bởi quy định phân cấp nguồn thu của HĐND tỉnh. Nguồn thu này những năm gần đây tăng bình quân khoảng 29,1%.

Các khoản thu từ đất: Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20% so với tổng thu NSNN trên địa bàn (gồm: thu tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; thuế nhà đất; thu tiền thuê mặt đất, mặt nước).

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Theo Nghị quyết số 55/2012/QH12 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, đối tƣợng miễn giảm gồm: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đƣợc Nhà nƣớc giao cho hộ nghèo; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tƣợng sau đây: Hộ gia đình, cá nhân nông dân đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất đƣợc thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân là xã viên HTX sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của HTX, nông trƣờng quốc doanh, lâm trƣờng quốc doanh để SXNN theo quy định của pháp luật; hộ gia đình, cá nhân là

nông trƣờng viên, lâm trƣờng viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trƣờng quốc doanh, lâm trƣờng quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật HTX. Vì vậy, khoản thu này đạt thấp so với các khoản thu khác.

+ Thu tiền sử dụng đất: Là nguồn thu từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất cho dân làm nhà ở. Đây là nguồn thu chủ yếu của huyện phục vụ cho nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng CSHT địa phƣơng, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 khoản thu này số thu này giảm mạnh năm 2012 là 125.075,8 triệu đồng; năm 2013 là 60.363,8 triệu đồng giảm 51,7% so với năm 2012 và năm 2014 chỉ còn 45.691,7 triệu đồng giảm 24,3% so với năm 2013 khoản thu này giảm mạnh do nền KT bị suy thoái thị trƣờng đất đóng băng, một số xã, TT tổ chức bán đấu giá nhƣng không có ngƣời tham gia. Tính bình quân khoản thu từ tiền sử dụng đất qua các năm giảm khoảng 42%.

Thu kết dƣ năm trƣớc: Là chênh lệch giữa tổng thu ngân sách địa phƣơng lớn hơn tổng số chi ngân sách địa phƣơng. Thu kết dƣ ngân sách cấp huyện và ngân sách xã đƣợc chuyển toàn bộ và thu ngân sách năm sau. Trong giai đoạn 2012 - 2014 số thu kết dƣ năm 2013 cao hơn so với số kết dƣ thu kết dƣ năm 2012, tuy nhiên năm 2014 không còn khoản thu kết dƣ.

Thu chuyển nguồn: Là việc chuyển nguồn kinh phí năm trƣớc sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã đƣợc bố trí trong dự toán năm trƣớc hoặc dự toán bổ sung nhƣng đến thời gian chỉnh lý (thường là ngày 31/01 năm sau) chƣa thực hiện hoặc chƣa thực hiện xong đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện cho vào ngân sách năm sau. Trong giai đoạn 2012 - 2014 khoản thu này chiếm trung bình khoảng 8,6% so với tổng thu ngân sách địa phƣơng. Đây là nguồn do các công trình xây dựng dở dang hoặc do một số nội dung chi chƣa thực hiện hoặc chƣa thực hiện xong, các khoản chi hỗ trợ chi phí học tập, tiền kiến thiết thị chính, vệ sinh môi trƣờng…

Thu quản lý qua ngân sách: là các khoản thu thực tế đơn vị thu đƣợc quản lý và sử dụng sau đó phản ánh và NSNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi, gồm các

khoản thu: thu học phí; thu phí, lệ phí (di tích, đăng ký sử dụng đất); thu phạt an toàn giao thông; thu các khoản đóng góp theo quy định…

Thu bổ sung từ cấp trên: Là các khoản thu từ cấp trên bổ sung nhắm bù đắp cân đối ngân sách, các khoản thu từ cấp trên bao gồm các khoản chi các chƣơng trình mục tiêu nhƣ: Xây dựng nông thôn mới, chƣơng trình mục tiêu về giáo dục; cấp tiền tăng lƣơng theo lộ trình cải cách tiền lƣơng của Chính phủ…

Theo Bảng số 3.6 cho thấy thu bổ sung từ cấp trên tăng đều qua các năm, khoản thu bổ sung từ cấp trên năm 2012 là 202.126,8 triệu đồng; thu bổ sung từ cấp trên năm 2013 là 237.724,3 triệu đồng tăng 17,6% so với năm 2012; năm 2014 thu bổ sung từ cấp trên là 296.711,8 triệu đồng tăng 24,8% so với năm 2013. Tính bình quân khoản thu từ cấp trên qua các năm là 21,2%. Theo Bảng 3.6 thu bổ sung từ cấp trên năm 2012 đạt 50.75%, năm 2013 đạt 61,6%, năm 2014 đạt 70,72% so với tổng thu trên địa bàn huyện. Điều này chứng tỏ việc thực hiện thu ngân sách huyện trên địa bàn, một số khoản thu làm chƣa đƣợc tốt, còn trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Vì vậy, chúng ta phải có những quyết sách, những định hƣớng cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, phấn đấu để ngân sách địa phƣơng có thể cân đối, tự đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí trợ cấp từ ngân sách cấp trên, giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

3.3.2.2 Tổ chức quản lý chi ngân sách

Trong quá trình chấp hành chi ngân địa phƣơng, các đơn vị đƣợc thụ hƣởng NSNN lập dự toán cho các quý và chia ra tháng; đồng thời phân bổ dự toán chi theo Mục lục NSNN thành các quý và tháng để thực hiện. Trên cơ sở phân bổ dự toán đã đƣợc xác định; căn cứ vào nguồn thu đƣợc vào ngân sách của huyện từng tháng, phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm theo dõi để cân đối giữa số thu, từ đó rút dự toán bổ sung cân đối hoặc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên đảm bảo nhu cầu chi trong tháng, trong kỳ. Các đơn vị tiến hành thực hiện dự toán bằng cách xác định nhiệm vụ chi trong tháng, thực hiện rút kinh phí từ tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện để thực hiện thanh toán các khoản chi đã phát sinh trong kỳ của đơn

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)