6. Cấu trúc của luận văn
1.2. Các lý thuyết về sự hài lòngcủa nhânviên
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow (1943) cho rằng hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ những nhu cầu cơ bản đƣợc sắp xếp theo năm cấp bậc tăng dần, có thứ tự ƣu tiên từ thấp tới cao, bao gồm:
Nhu cầu cấp thấp
Nhu cầu sinh lý:Đây là nhu cầu cơ bảnvà thấp nhất trong các nhu cầu của con ngƣời, nhƣ: thức ăn, nƣớc uống, quần áo, nơi ở, nghỉ ngơi …
Nhu cầu an toàn: Cơ bản nhất là an toàn sinh mệnh, an toàn sức khỏe, gia đình, việc làm ổn định, tài sản đƣợc bảo đảm.
Nhu cầu cấp cao
Nhu cầu xã hội:Thƣờng tùy theo tính cách, cảnh ngộ, trình độ văn hoá, đặc điểm dân tộc, đặc điểm khu vực, chính trị, tín ngƣỡng và các quốc gia khác nhau mà có đủ các loại hình thái, muôn màu muôn vẻ. Nhu cầu giao tiếp gồm có các vấn đề tâm lí nhƣ: đƣợc xã hội thừa nhận, sự gần gũi thân cận, tán thƣởng, ủng hộ, …
Nhu cầu được tôn trọng:gồm lòng tự trọng và đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng: mong giành đƣợc lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, hiểu biết, tự tin, tự do, tự trƣởng
thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện. Về bản chất mà nói đó là sự tìm kiếm tình cảm tự an ủi hoặc tự bảo vệ mình.Nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn trọng bao gồm: Khát vọng giành đƣợc uy tín, đƣợc thừa nhận, đƣợc tiếp nhận, đƣợc quan tâm, có địa vị, có danh dự, đƣợc biết đến, ...
Nhu cầu tự khẳng định (nhu cầu về thành tích): Đây là nhu cầu tâm lí ở tầng cao nhất của con ngƣời, thể hiện mong muốn đƣợc chứng tỏ giá trị của mình, đó chính là ham muốn về thành tích. Mong muốn, tự hào, thậm chí cả cảm giác mặc cảm đều sản sinh trên cơ sở nhu cầu về thành tích.
Có thể nhận thấy, trong khi nhu cầu cấp thấpđƣợc thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài thì nhu cầu cấp cao đƣợc thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con ngƣời. Theo Maslow, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu thấp hơn đƣợc thỏa mãn và những nhu cầu này sẽ thúc đẩy hành động khi chƣa đạt đƣợc. Ngƣợc lại, một khi các nhu cầu cấp thấp đã đƣợc thỏa mãn, các nhu cầu cấp cao sẽ trở thành động lực cho mọi hành vi của con ngƣời. Những nhu cầu ở cấp thấp hơn không đƣợc đáp ứng thƣờng sẽ tạo nên sự bất mãn ở các nhu cầu bậc cao hơn, do đó chúng thƣờng phải đƣợc thỏa mãn trƣớc khi một ngƣời có thể tiến lên các bậc cao hơn trong hệ thống phân cấp.
Bảng 1.1:Các yếu tố trong bậc thang nhu cầu Maslow Nhu cầu Đƣợc thực hiện tại nơi làm việc
Tự khẳng định mình Cơ hội đào tạo, thăng tiến, phát triển sáng tạo Ghi nhận, tôn trọng Đƣợc ghi nhận, vị trí cao, tăng thêm trách nhiệm Xã hội Nhóm làm việc, đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng An toàn Công việc an toàn, lâu dài
Vật chất – sinh lý Nhiệt độ, không khí, lƣơng cơ bản
Thuyết nhu cầu Maslow có một hàm ý quan trọng đối với các nhà quản trị, muốn lãnh đạo nhân viên tốt thì cần phải hiểu nhân viên của mình đang ở cấp độ nào trong tháp nhu cầu,từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của ngƣời lao động một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow vào thực tế vẫn có những hạn chế nhất định:
- Con ngƣời có thể nảy sinh nhiều loại nhu cầu tại cùng một thời điểm, do đó sẽ xảy ra trƣờng hợp, một nhu cầu cấp thấp chƣa đƣợc thỏa mãn nhƣng vẫn nảy sinh nhu cầu ở cấp cao hơn.
- Mức độ đòi hỏi ở cùng một nhu cầu của các cá nhân khác nhau là khác nhau, vì vậy, rất khó để xác định điểm thỏa mãn nhu cầu ở một tầng. - Nhu cầu thấp nhất (nhu cầu sinh lý) và nhu cầu cao nhất (nhu cầu tự
khẳng định) chỉ là điểm bắt đầu và kết thúc của quá trình vận động tuần hoàn liên tục và phát triển theo hình xoắn ốc chứ không phải là giới hạn của một bộ khung nhu cầu hoàn chỉnh. Đồng thời, giữa các nhu cầu cũng có sự tƣơng tác, chi phối lẫn nhau.