4.2 Giải pháp phát triển ở DNNVV tỉnh VĩnhPhúc
4.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách
Thứ nhất, Trƣớc hết, rà soát, nghiên cứu để vận dụng thực hiện đầy đủ và phù hợp các chủ trƣơng, chính sách, cơ chế của Nhà nƣớc đã ban hành đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh trên các mặt: cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận vốn,
Thứ hai, Cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hóa thông tin, tƣ vấn cho doanh nghiệp, mở rộng xúc tiến đầu tƣ
(1) Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp: phổ biến rộng rãi, công khai quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục thẩm định, cấp phép và giải quyết các đề nghị của doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và thiết thực theo cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế, thực hiện thời gian đăng ký doanh nghiệp tối đa là 5 ngày. Thực hiện thí điểm triển khai xây dựng đầu mối “một cửa” làm công tác trợ giúp doanh nghiệp ở một số khâu. Sớm đƣa Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tỉnh vào hoạt động.
(2) Phổ biến rộng rãi, trình tự, thủ tục hành chính cho DNNVV trong việc thuê mặt bằng triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt trong việc thuê đất triển khai thực hiện dự án của các DNNVV sản xuất công nghiệp nông thôn trong các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nƣớc.
(3) Thực hiện tƣ vấn trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế; tƣ vấn trong các vụ kiện, tranh chấp thƣơng mại. Cung cấp dịch vụ tƣ vấn khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DNNVV.
(4) Khuyến khích các DNNVV hoạt động cung cấp các dịch vụ công tƣ vấn cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầu tƣ nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin viễn thông cung ứng các dịch vụ thông tin liên lạc theo hƣớng hiện đại, tiện ích cao cho DNNVV.
(5) Nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp với vai trò đầu mối cung cấp thông tin, kiến thức trợ giúp cho mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp; hình thành mạng lƣới kết nối các thông tin về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phổ biến, công khai thông tin về: các quy hoạch, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh trên cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh, trên trang web của sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các sở, ban, ngành để các DNNVV dễ tiếp cận, không
mất thời gian tìm kiếm. Thực hiện có hiệu quả công tác trả lời, giải đáp các khó khăn, kiến nghị của DNNVV trên cổng thông tin điện tử.
(6) Công khai kết quả thực hiện giải quyết các tranh chấp thƣơng mại, công bố các kết quả xử lý giải quyết tranh chấp để nâng cao lòng tin của doanh nghiệp đối với hoạt động của hệ thống toà án, tƣ pháp, thanh tra, kiểm tra.
(7) Định kỳ tổ chức Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với UBND tỉnh, các sở, ngành để xây dựng cơ chế thông tin hai chiều, qua đó nắm bắt những khó khăn, vƣớng mắc từ phía doanh nghiệp nói chung và đặc biệt từ các DNNVV nói riêng nhằm đề ra các giải pháp nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của DNNVV thông qua các tổ chức hội khi xây dựng những văn bản pháp luật liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của các DNNVV.
Thứ ba, Phát triển hạ tầng, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các DNNVV
(1) Rà soát lại các quỹ đất, công khai các quy hoạch, quỹ đất còn chƣa sử dụng, giải phóng tạo quỹ đất, mặt bằng sản xuất cho các DNNVV có nhu cầu về đất, đảm bảo cho việc giao đất, cho thuê đất nhằm giúp cho các DNNVV bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai. Phấn đấu giao đất sạch cho các doanh nghiệp.
(2) Phát triển hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp theo hƣớng đồng bộ về điện, nƣớc, xử lý chất thải, thông tin liên lạc nhằm phục vụ và hỗ trợ tốt cho các DNNVV sản xuất kinh doanh. Đặc biệt chú ý đến phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề. Xác định đúng đắn và công khai hóa giá cho thuê đất, giá đền bù đất trên cơ sở quan hệ thị trƣờng về đất đai và khả năng sinh lợi của đất đai, đảm bảo mặt bằng chung các khu cụm công nghiệp trên phạm vi cả tỉnh. Đồng thời mở rộng quyền của doanh nghiệp trong việc chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. Đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giảm mức thu lệ phí và thuế chuyển nhƣợng nhà ở, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện khai thông các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng,
khuyến khích các giao dịch chính thức, nâng cao hiệu quả quản lý của tỉnh về đất đai.
(3) Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu đất đai là bƣớc đầu tiên để lập nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh, do đó việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê quyền sử dụng đất phải rất đơn giản, rõ ràng, công khai, tránh thủ tục phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực hiện công bố, công khai quỹ đất để thực hiện đầu tƣ xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề cho các DNNVV thuê làm mặt bằng xây dựng văn phòng, nhà xƣởng hoặc thực hiện bán đấu giá cho các DNNVV làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Thứ bốn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để DNNVV tiếp cận vốn, nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
(1) Trƣớc mắt, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ. Đẩy mạnh hỗ trợ sau đầu tƣ.
(2) Lâu dài thực hiện công bằng và bình đẳng, xóa bỏ mọi khác biệt giữa các DNNVV với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong các ƣu đãi về tài chính, tín dụng.
(3) Tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ các DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng thông qua Quỹ Đầu tƣ phát triển và Bảo lãnh tín dụng. Thực hiện ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ƣu đãi đối với các DNNVV có dự án đầu tƣ khả thi thuộc các lĩnh vực, địa bàn ƣu tiên, khuyến khích của Nhà nƣớc và phù hợp với mục đích hoạt động của Qũy; có cơ chế kiểm tra sử dụng vốn.
(4) Tạo điều kiện cho các DNNVV vay đầu tƣ nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ thông qua Quỹ phát triển Khoa học công nghệ.
(5) Thực hiện chính sách của Nhà nƣớc và vận dụng phù hợp cơ chế ƣu đãi đối với các DNNVV đầu tƣ sản xuất trên địa bàn nông thôn nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.
(6) Huy động các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cƣ để gia tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp, tạo môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để khuyến khích các hộ đầu tƣ vốn kinh doanh.
Thứ năm, Giải pháp về nhân lực và lao động cho các DNNVV
(1) Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khóa XV về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 trong đó có các đối tƣợng là doanh nghiệp và doanh nhân; kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
(2) Tổ chức thƣờng xuyên “Sàn giao dịch việc làm” để các DNNVV đến đăng ký nhu cầu, lựa chọn, tuyển lao động theo tiêu chí của doanh nghiệp.
(3) Xây dựng mạng lƣới đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung chủ yếu vào nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần lao động và hoàn thiện tay nghề kỹ năng (chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, nghiệp vụ) cho ngƣời lao động. Tăng cƣờng quản lý hoạt động liên kết đạo tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo; thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, nhất là những ngành nghề mới theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khắc phục tình trạng mất cân đối trong đào tạo ngành, nghề giữa các cấp học. Nhanh chóng có chính sách điều chỉnh cơ cấu lao động trong nền kinh tế, giữa tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo tốt nghiệp cao đẳng, đại học với trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật hợp lý, đặc biệt chú trọng về đào tạo công nhân kĩ thuật lành nghề, công nhân kỹ thuật cao. Gắn hệ thống đào tạo nghề với nhu cầu thị trƣờng. Đầu tƣ thích đáng cho công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng lao động đƣợc đào tạo. Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất cho đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thị trƣờng.
(4) Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV đƣợc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh. Quy hoạch xây dựng khu nhà ở cho công nhân gắn với các KCN.
(5) Bố trí kinh phí từ ngân sách hàng năm để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV, đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng. Mở các khóa khởi sự doanh nghiệp và các khóa nâng cao góp phần đƣa các ý tƣởng kinh doanh thành hiện thực. Đồng thời cần có biện pháp cụ thể và thiết thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tự đào tạo tay nghề cho công nhân, cho cán bộ quản lý của các DNNVV. Tỉnh cần có những chính sách và biện pháp phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tự đào tạo, thông qua việc miễn, giảm thuế đối với chi phí đào tạo của các doanh nghiệp, hỗ trợ thành lập các trung tâm đào tạo nghề.
Thứ sáu, Giải pháp mang tính đột phá về phát triển DNNVV
(1) Xúc tiến và triển khai sớm thành lập Quỹ phát triển DNNVV khi có hƣớng dẫn của Trung ƣơng.
Thành lập Quỹ với mục đích đầu tƣ vốn dài hạn từ 5 đến 7 năm. Đầu tƣ vốn cho doanh nghiệp bằng hình thức tín chấp dự án khả thi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để đầu tƣ phát triển.
(2) Tỉnh đầu tƣ Ngân sách trực tiếp hoặc thông qua một nhà đầu tƣ xây dựng sẵn các khu nhà xƣởng hoàn chỉnh theo mẫu cho các DNNVV thuê thời hạn 20-30 năm. Có cơ chế quản lý và chính sách cụ thể về vấn đề này.
(3) Đổi mới phƣơng thức, nội dung triển khai việc bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thuộc các nhóm ngành tỉnh khuyến khích phát triển. Đồng thời Tỉnh cần có chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo định hƣớng cơ cấu ngành nghề.
(4) Đề nghị với ngân hàng Nhà nƣớc nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại tăng mức dƣ nợ tín dụng cho các DNNVV và cho vay ƣu đãi đối với vốn trung hạn và dài hạn cho các DNNVV đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ; đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, vv...
(5) Nghiên cứu thí điểm thực hiện thành lập Vƣờn ƣơm doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện.
Thứ bảy, khuyến khích phát triển hiệp hội DNNVV
Khuyến khích hoạt động của các tổ chức hỗ trợ DNNVV, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ DNNVV. Coi trọng và nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của DNNVV.
Chú trọng nâng cao vai trò của hiệp hội DNNVV trên các mặt sau:
(1) Thƣờng xuyên tập hợp kiến nghị của các DNNVV về pháp luật, cơ chế, chính sách, cách thức quản lý, điều hành của cơ quan quản lý các cấp để tổng hợp, phân tích và đề đạt các kiến nghị đó đến các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết;
(2) Nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin; đa dạng hoá hình thức trao đổi kinh nghiệm và cơ hội kinh doanh, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh doanh giữa các DNNVV;
(3) Tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trƣớc những can thiệp hành chính trái pháp luật cũng nhƣ trƣớc những biến động của thị trƣờng.