Kết quả chủ yếu trong phát triển DNNVV tỉnh VĩnhPhúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 87)

3.4 Kết quả, tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của chính sách phát triển

3.4.1 Kết quả chủ yếu trong phát triển DNNVV tỉnh VĩnhPhúc

Sau gần 20 năm tái lập, nền kinh tế của tỉnh tăng trƣởng liên tục duy trì tốc độ cao, bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 17,2%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong đó có đóng góp tích cực của DNNVV, tạo bƣớc đột phá trong giải quyết việc làm, xóa đói và giảm nghèo. Với khoảng 5.000 DNNVV, chiếm 97% so tổng số doanh nghiệp; hàng năm có 600 đến trên 700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tỷ lệ doanh nghiệp/1000 dân đạt 5,1. Các DNNVV ngày càng chủ động, tích cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất và sức

cạnh tranh, thông qua hoạt động đổi mới về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, góp phần tích cực huy động và phát huy các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển kinh tế xã hội. DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: đóng góp khoảng 10% GDP của tỉnh (của cả nƣớc khoảng 35%), 20% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội (của cả nƣớc là trên 30%), chiếm gần 4% tổng thu ngân sách. Số lƣợng DNNVV hoạt động xuất khẩu tăng từ 45 doanh nghiệp năm 2005 lên 147 doanh nghiệp năm 2010, năm 2013 có 161 doanh nghiệp, chiếm trên 3% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Các DNNVV có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là ngƣời địa phƣơng, lao động nông thôn; khu vực DNNVV đã giải quyết việc làm trên 70 ngàn lao động chiếm khoảng 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp nói chung, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp, dịch vụ đồng thời gìn giữ, phát huy các ngành nghề truyền thống nhƣ: mộc, rèn, thủ công cơ khí... DNNVV có vai trò to lớn trong phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm này đến các thị trƣờng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và an sinh xã hội. Các DNNVV đã có những đóng góp tích cực, quan trọng cho các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH của tỉnh.

Bên cạnh đó, DNNVV có tính năng động, linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị trƣờng: quy mô nhỏ và vừa, có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tƣ, dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trƣờng chuyên môn hóa. Mặt khác, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị trƣờng và ngƣời tiêu thụ nên có phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trƣờng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc tạo lập dễ dàng, quản lý theo quy mô hộ gia đình: Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tƣ ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô nhà xƣởng không lớn. Các DNNVV rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi trƣờng khách quan tác động lên.

DNNVV đổi mới phƣơng thức làm ăn ở nông thôn, góp phần tạo dựng phong cách làm ăn mới, sản xuất tập trung, đƣa các sản phẩm hàng hóa thô tham gia vào chuỗi giá trị, là thành phần không thể thiếu trong xây dựng nông thôn mới.

Tác phong và ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong các DNNVV đang từng bƣớc đƣợc nâng cao. Ngƣời lao động trong các DNNVV luôn cần cù, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo để tiếp thu các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là dễ thích nghi hơn với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vì tác phong, kỷ luật lao động chƣa đạt đến trình độ CNH cao.

Đội ngũ nhân lực có trình độ, kỹ năng đang từng bƣớc đƣợc các doanh nghiệp chú trọng, một bộ phận lao động trong các DNNVV đã thích ứng và làm chủ đƣợc công nghệ tiên tiến, hiện đại trong một số lĩnh vực.

Các chủ doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý có tƣ duy năng động, nhạy bén trong kinh doanh thƣơng trƣờng, trong chuyển đổi ngành nghề kinh doanh và làm đầu mối các loại hình giao dịch, dịch vụ trong sản xuất kinh doanh. Với tính năng động cao, các DNNVV vừa là môi trƣờng học hỏi khởi nghiệp cho các doanh nhân vừa là môi trƣờng tạo mối liên kết, tích tụ vốn để hình thành và phát triển các doanh nghiệp lớn.

3.4.2 Tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)