Tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 92)

3.4 Kết quả, tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của chính sách phát triển

3.4.2 Tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh

3.4.2.1 Tồn tại hạn chế

Thứ nhất, Tốc độ phát triển DNNVV của tỉnh còn chậm, bình quân số DNNVV trên ngàn ngƣời dân năm 2013 thấp hơn so với bình quân các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và so với bình quân cả nƣớc. Đến 31/12/2013 số lƣợng DNNVV đang hoạt động là 71,5%. Số doanh nghiệp đã đăng ký nhƣng đang làm các bƣớc chuẩn bị nên chƣa đi vào hoạt động và ngừng sản xuất chủ yếu là không tiêu thụ đƣợc sản phẩm và thiếu vốn chiếm 28,5%.

Thứ hai, Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của DNNVV còn bất hợp lý: số doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất và dịch vụ ít, số doanh nghiệp tƣ vấn nhiều nhƣng năng lực yếu, tỷ lệ doanh nghiệp xây lắp cao

(33,3%) chủ yếu dựa vào các dự án có vốn NSNN. Các ngành hàng kinh doanh sản xuất của DNNVV trên địa bàn tỉnh còn đơn điệu, phần lớn doanh nghiệp chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Các nghề truyền thống và nghề phụ trên địa bàn tỉnh chƣa phát triển mạnh; Cơ cấu ngành thƣơng mại - dịch vụ của tỉnh còn thấp, hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ - du lịch đƣợc xác định là ngành mũi nhọn nhƣng tốc độ phát triển còn chậm.

Thứ ba, Theo tiêu chí phân loại tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP thì 85% DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khả năng tích tụ vốn thấp. Vốn đầu tƣ ít, nhất là vốn trung và dài hạn, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay, song tiếp cận về các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện vay vốn, thiếu tài sản thế chấp. Nhiều doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất.

Thứ tư, Chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNVV hạn chế, năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, ít xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa vƣơn xa, chƣa đứng vững trên thị trƣờng, mặt hàng kinh doanh không ổn định, lâu dài. Phần lớn các DNNVV của Vĩnh Phúc phục vụ cho thị trƣờng nội tỉnh là chính, nhất là các doanh nghiệp dịch vụ. Sự liên kết giữa các DNNVV của tỉnh với nhau và với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh còn yếu (chƣa trở thành vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn).

Thứ năm, Trình độ công nghệ hạn chế, hệ thống máy móc, trang thiết bị đa phần là cũ, lạc hậu, ít đổi mới công nghệ sản xuất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế, chƣa có sự đầu tƣ theo chiều sâu về khoa học công nghệ và thiết bị sản xuất tiên tiến. Hàm lƣợng khoa học - công nghệ trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp còn ở mức hạn chế, thất thoát và tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lƣợng.

Thứ sáu, Đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm quản lý, quản trị hiện đại, chƣa năng động, nhạy bén, năng lực quản lý về kinh tế và khoa học kỹ thuật yếu, chƣa chú ý đào tạo tay nghề cho lao động, tiếp cận

thông tin và tiếp cận thị trƣờng còn chậm. Phần lớn lao động trong các DNNVV có tay nghề thấp, thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao.

Thứ bảy, Việc quản lý, theo dõi hoạt động của các DNNVV hiện nay chƣa hình thành một hệ thống từ tỉnh đến xã, phƣờng nên việc nắm bắt tình hình hoạt động của DNNVV gặp nhiều khó khăn.

Thứ tám, Điều kiện môi trƣờng, phƣơng tiện làm việc còn khó khăn và chƣa chuyên nghiệp. Chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của các hệ thống quản lý chất lƣợng (bao gồm cả ISO 9001-2000, HACCP) và xây dựng thƣơng hiệu. Quan hệ hợp tác, sự phối hợp, liên doanh trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.

Trong thời gian qua tỉnh phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là lĩnh vực cơ khí chế tạo với hai doanh nghiệp chủ lực là TOYOTA và HONDA, sản phẩm cuối cùng của hai doanh nghiệp đƣợc lắp ráp bằng việc cung cấp các chi tiết, linh kiện, phụ tùng từ nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ, song các DNNVV của tỉnh chƣa phát triển về lĩnh vực này, các DNNVV trên địa bàn tỉnh chƣa có mối liên kết, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn; DNNVV chƣa tận dụng đƣợc hiệu ứng lan toả từ các doanh nghiệp lớn để tận dụng cơ hội phát triển cho mình.

3.4.2.2 Nguyên nhân chủ yếu

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã quan tâm đến công tác phát triển DNNVV. Các chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển DNNVV đã đƣợc cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm của tỉnh, tạo hành lang pháp lý và điều kiện cho DNNVV trên địa bàn tỉnh phát huy tiềm năng, lợi thế của mình.

- Các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là một trong những thuận lợi để Vĩnh Phúc có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển DNNVV.

- Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hƣớng tăng tỷ trọng GDP công nghiệp và dịch vụ. Các khu, cụm công nghiệp đã dần ổn định tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển.

- Các cấp, ngành đã có sự đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần giảm các chi phí gia nhập thị trƣờng, ... cho doanh nghiệp.

- Chƣa có sự phân công rõ ràng giữa sở, ban ngành của tỉnh trong việc quản lý và phát triển các DNNVV. Cụ thể là chƣa có cơ quan nào đƣợc giao trách nhiệm chính trong việc quản lý các doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và đầu tƣ chỉ chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp tƣ bản tƣ nhân, còn việc quản lý, chỉ đạo thì chƣa có cơ quan nào đảm nhận. Hiện thời việc quản lý các DNNVV đang bị buông lỏng, không có cơ quan nhà nƣớc cụ thể nào chịu trách nhiệm kiểm tra và hƣớng dẫn hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ và thƣờng xuyên. Do đó, tình trạng hoạt động không theo đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế, gian lận thƣơng mại,… cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên thực tế rất khó kiểm soát.

- Về nhận thức và công tác quản lý Nhà nước

+ Nhận thức về vai trò, vị trí của DNNVV và sự quan tâm của các cấp, các ngành đến việc phát triển DNNVV tuy đã đƣợc chú ý nhƣng chƣa thật đầy đủ và chƣa thỏa đáng. Việc tuyên truyền vị trí, vai trò và đội ngũ doanh nhân DNNVV để nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và ngƣời dân nhằm chuyển biến nhận thức đúng và toàn diện đối với DNNVV của tỉnh vẫn chƣa đƣợc triển khai tích cực, đồng bộ.

+ Công tác quản lý Nhà nƣớc sau đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập và lỏng lẻo, chƣa quy định cụ thể một cơ quan đầu mối quản lý toàn diện doanh nghiệp.

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp còn chồng chéo, các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc thay đổi nhiều; các văn bản hƣớng dẫn thi hành chậm đƣợc ban hành và còn chƣa đồng bộ.

- Về cơ chế chính sách

+ Việc bảo lãnh của Nhà nƣớc để các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn chƣa rõ nên các tổ chức tín dụng chƣa thật sự vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã hạn chế khả năng tích tụ vốn, cũng nhƣ khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp.

- Chi phí hạ tầng còn cao. Hạ tầng ở nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ (hệ thống điện, nƣớc; hệ thống thông tin viễn thông;...).

+ Thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp tuy đã đƣợc cải cách ở một số khâu song vẫn còn chƣa thật thông thoáng. Hoạt động gặp gỡ trao đổi thông tin giữa nhà nƣớc với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã đƣợc tổ chức nhƣng chƣa thƣờng xuyên và hiệu quả chƣa cao.

- Từ nội tại doanh nghiệp

+ Sự phối hợp, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các DNNVV chƣa chặt chẽ, thiếu chuyên nghiệp làm giảm năng lực cạnh tranh.

+ Các DNNVV thiếu các nguồn lực đầu tƣ; năng lực nghiên cứu và sức sáng tạo thấp; khả năng cải tiến và áp dụng công nghệ sản xuất mới còn hạn chế. Các DNNVV tiếp cận với các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc còn hạn chế.

+ Phần lớn các DNNVV chƣa có nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trƣờng, thiếu sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nguồn vốn, nguồn nhân lực có trình độ nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất kinh doanh, ứng phó với những diễn biến của cơ chế thị trƣờng. Năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu, chƣa thu hút đƣợc đội ngũ lao động có tay nghề cao, mang nặng tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, chƣa có kế hoạch và xác định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh dài hạn.

Chƣơng 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)