Kết quả sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa tỉnh VĩnhPhúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 76)

3.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh VĩnhPhúc

3.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa tỉnh VĩnhPhúc

3.2.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn 2007-2013, các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã có tốc độ tăng trƣởng đáng kể về mặt đầu tƣ và sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Tổng nguồn vốn SXKD các DNNVV năm 2013 là: 47.835,54 tỷ đồng, trong đó công ty TNHH: 22.268,60 tỷ đồng; công ty cổ phần: 19.305,00 tỷ đồng; DNTN: 1.129,14 tỷ đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI: 5.132,80 tỷ đồng.

Bảng 3.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của các DNNVV năm 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn TSCĐ và đầu tƣ dài hạn Doanh thu thuần Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng 47.835,54 18.468,2 42.644,2 2.020,2 Công ty TNHH 22.268,60 7.322,3 17.900,2 406,4 Công ty Cổ phần 19.305,00 9.035,6 18.404,3 1.185,1 Doanh nghiệp Tƣ nhân 1.129,14 240,7 1.307,8 9,3 Doanh nghiệp FDI 5.132,80 1.869,6 5.031,9 419,4

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc; Cục thuế; Cục Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 18.468,2 tỷ đồng, trong đó công ty TNHH: 7.322,3 tỷ đồng; công ty cổ phần: 9.035,6 tỷ đồng; DNTN: 240,7 tỷ đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI: 1.869,6 tỷ đồng.

Doanh thu thuần: 42.644,2 tỷ đồng, trong đó công ty TNHH: 17.900,2 tỷ đồng; công ty cổ phần: 18.404,3 tỷ đồng; DNTN: 1.307,8 tỷ đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI: 5.031,9 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế: 2.020,2 tỷ đồng, trong đó công ty TNHH: 406,4 tỷ đồng; công ty cổ phần: 1.185,1 tỷ đồng; DNTN: 9,3 tỷ đồng; Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI: 419,4 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu chủ yếu của DNNVVV đều đƣợc cải thiện và tăng lên đáng kể nhƣ: vốn trung bình của doanh nghiệp, doanh thu thuần thể hiện qua bảng 3.8 cho thấy:

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu tài chính trung bình trong các doanh nghiệp Năm Vốn trung bình/DN (tỷ đồng) Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn/lao động (triệu đồng)

Doanh thu thuần trung bình/lao động (triệu đồng) 2007 3,2 53,3 114,9 2008 4,3 72,3 155,0 2009 6,7 101,8 264,8 2010 9,0 142,6 355,1 2011 12,0 195,0 466,6 2012 14,5 261,1 603,0 2013 15,2 289,3 831,2

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc; Cục thuế; Cục Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Vốn trung bình trong từng doanh nghiệp tăng lên theo từng năm, từ 3,2 tỷ năm 2007 lên 14,5 tỷ năm 2012, năm 2013 đạt 15,2 tỷ đồng. Trong thời gian qua các DNNVV đã có nhiều cố gắng tăng vốn cho đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Các DNNVV đã từng bƣớc khắc phục các khó khăn về vốn bằng cách huy động sự góp vốn từ bên ngoài cùng chung kinh doanh, để mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn/lao động tăng lên hàng năm, tăng từ 53,3 triệu đồng/lao động năm 2007 lên 261,1 triệu đồng/lao động năm 2012, năm 2013 đạt 289,3 tỷ đồng.

Doanh thu thuần/lao động tăng từ 114,9 triệu đồng năm 2007 lên 603,0 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 là 831,2 triệu đồng. Điều đó cho thấy các DNNVV đã có chuyển biến tích cực trong việc giảm chi phí và nâng cao việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá, để tăng doanh thu, lợi nhuận.

3.2.4.2. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNVV

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNVV thông qua các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE); tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS); tỷ suất thu nhập/tài sản (ROA). Trong giai đoạn 2007-2013 cho thấy: chỉ số ROE đạt 4%, chỉ số ROS trung bình đạt 3%, chỉ số ROA bình quân đạt 7%.

Bảng 3.9: Một số chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của các DNNVV năm 2013

Đơn vị tính: %

Năm ROE ROS ROA

2007 2,79 2,25 4,85 2008 3,08 2,47 5,31 2009 4,27 2,98 7,75 2010 4,11 3,10 7,72 2011 3,81 3,27 7,83 2012 4,43 3,55 8,20 2013 4,56 3,72 8,13

Nguồn: Tổng hợp các số liệu của Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc; Cục thuế; Cục Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động TB&XH

Nhìn chung, tốc độ phát triển về số lƣợng doanh nghiệp cao với quy mô vốn doanh nghiệp tăng nhƣng các DNNVV lại có tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS), tỷ suất thu nhập/tài sản còn thấp. Lợi nhuận thấp là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của các DNNVV. Điều này cho thấy các DNNVV chƣa có điều kiện để tập trung vốn chuyển đổi từ doanh nghiệp nhỏ lên doanh nghiệp quy mô lớn hơn để có thể tận dụng đƣợc các lợi thế về quy mô. Nêu đơn cử năm 2013 cho thấy ROE 4,56, ROS 3,72, ROA 8,13.

3.2.4.3. Tạo việc làm, thu nhập cho lao động

- Về việc làm: DNNVV giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động. DNNVV phát triển đã thu hút nhiều lao động nông thôn, lao động bắt đầu tham gia vào thị trƣờng việc làm chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch về cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các ngành, địa phƣơng trong tỉnh.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh, thông qua việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động và phát triển nguồn nhân lực cho một bộ phận lớn lao động nông nghiệp và số lao động bắt đầu tham gia thị trƣờng lao động khi vào làm việc trong các DNNVV đƣợc đào tạo để từng bƣớc thích ứng với nề nếp, tác phong, kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.

Giai đoạn 2007-2011 lao động trong các DNNVV liên tục tăng, tăng từ 37.675 ngƣời năm 2007 lên 75.821 ngƣời năm 2011, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007-2011 là: 19,1%/năm; đến năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, một số DNNVV gặp khó khăn, ngừng hoạt động nên lao động giảm xuống còn 70.720 năm 2012, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007-2012 là: 13,4%/năm.

Bảng 3.10: Tổng số lao động làm việc trong DNNVV qua các năm

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số lao

động

Chia ra theo loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Tƣ nhân Doanh nghiệp FDI 2007 37.675 22.200 12.611 2.864 - 2008 46.188 27.735 15.460 2.993 - 2009 58.658 32.918 19.635 3.187 2.918 2010 67.044 37.625 22.442 3.420 3.557 2011 75.821 42.550 25.379 3.617 4.275 2012 70.720 39.687 23.672 2.764 4.597 2013 76.820 42.687 24.772 3.264 6.597

Nguồn: Số liệu tổng hợp Cục thống kê; Ban quản lý các khu Công nghiệp; Sở Lao động Thương binh Xã hội.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp của Trung tâm tƣ vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiệ năm 2013 cho thấy: Hiện nay, các DNNVV đã tạo ra 76.820 việc làm cho ngƣời lao động. Bình quân mỗi DNNVV trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 30 lao động, trong đó cơ cấu lao động: số lao động quản lý bình quân là 4 - 5 lao động/ doanh nghiệp, số lao động sản xuất kinh doanh trung bình mỗi doanh nghiệp là 20-25 lao động.

Nếu xét riêng theo loại hình pháp lý ta thấy nhƣ sau

Lao động bình quân trong từng loại hình doanh nghiệp nhƣ sau: công ty TNHH có 18,36 ngƣời, trong đó: lao động quản lý 4,96 ngƣời; lao động sản xuất 13,4 ngƣời; Công ty Cổ phần: 33,72 ngƣời, trong đó: lao động quản lý là 9,33 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 24,39 ngƣời; Doanh nghiệp tƣ nhân: 7,49 ngƣời, trong đó: lao động quản lý 2,23 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 5,26 ngƣời; Doanh nghiệp FDI: 71,83 ngƣời, trong đó: lao động hành chính-quản lý 17 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 54,83 ngƣời2.

Chia theo lĩnh vực hoạt động: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản số lao động trung bình: 25,48 ngƣời, trong đó: lao động hành chính-quản lý 3,09 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 22,39 ngƣời; Công nghiệp và xây dựng: 34,69 ngƣời, trong đó: lao động hành chính-quản lý 5,79 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 28,9 ngƣời; Thƣơng mại và dịch vụ: 11,37 ngƣời, trong đó: lao động hành chính-quản lý 3,19 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh 8,18 ngƣời.

Bảng 3.11: Lao động, thu nhập bình quân trong các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và quy mô trên địa bàn tỉnh năm 2013

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Lao động trung

bình Lao động trung bình QL Lao động trung bình SXKD Thu nhập trung bình Loại hìn h Công ty TNHH 18,36 4,96 13,4 28,95 Công ty cổ phần 33,72 9,33 24,39 33,3 Doanh nghiệp tƣ nhân 7,49 2,23 5,26 26,75

Doanh nghiệp FDI 71,83 17 54,83 51,67

Lĩnh vực Thƣơng mại - Dịch vụ 11,37 3,19 8,18 33,1

Công nghiệp – Xây dựng 34,69 5,79 28,9 31,85 Nông nghiệp – Lâm nghiệp

- Thuỷ sản 25,48 3,09 22,39 27,5 Quy mô Siêu nhỏ 7,29 2,18 5,11 27,7 Nhỏ 45,77 11,73 34,04 32,4 Vừa 126,65 24,23 102,42 33,8 Trung bình 21,45 4,50 16,95 31,8

Nguồn: Số liệu tổng hợp kết quả khảo sát 2013 Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp Sở kế hoạch và đầu tư

Chia theo quy mô, số lao động trung bình trong từng quy mô nhƣ sau: siêu nhỏ số lao động trung bình: 7,29 ngƣời, trong đó: lao động quản lý trung bình là 2,18 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh trung bình là 5,11 ngƣời. Quy mô nhỏ số lao động trung bình: 45,77 ngƣời, trong đó: lao động hành chính-quản lý trung bình là 11,73 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh trung bình là 34,04 ngƣời. Quy mô vừa số lao động trung bình: 126,65 ngƣời, trong đó: lao động quản lý trung bình là 24,23 ngƣời; lao động sản xuất kinh doanh trung bình là 102,42 ngƣời.

Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy về thu nhập: DNNVV phát triển không chỉ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, mà còn góp phần gia tăng thu nhập cho ngƣời lao động trong thời gian qua. Thu nhập bình quân năm 2007 là

23,74 triệu đồng/lao động/năm tăng lên 31,8 triệu đồng/lao động/ năm vào năm 2011, tốc độ tăng bình quân về thu nhập trung bình của ngƣời lao động là 6%/năm đến năm 2012 giảm không đáng kể là 29,74 triệu đồng/lao động/năm. Năm 2013 tăng mạnh trở lại đạt 34,8 triệu đồng/lao động/năm.

Thu nhập bình quân tính riêng cho năm 2013 chia theo loại hình doanh nghiệp: Thu nhập bình quân/lao động công ty cổ phần: 33,3 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động công ty TNHH: 28,95 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động doanh nghiệp tƣ nhân: 26,75 triệu đồng/lao động/năm. Doanh nghiệp FDI: 51,67 triệu đồng/lao động/năm. Nhƣ vậy, ngoài doanh nghiệp FDI mang lại thu nhập cao cho ngƣời lao động trên mức trung bình chung, trong các loại hình công ty còn lại, loại hình Công ty Cổ phần mang lại thu nhập cho ngƣời lao động cao hơn mức trung bình chung, đây là loại hình hoạt động theo hình thức hội đồng quản trị, với phƣơng pháp quản lý tiên tiến, quy chế giám sát hiện đại, và có chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, do đó đã mang lại hiệu quả trong kinh doanh cùng với việc giảm đƣợc các chi phí nên đã tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Chia theo lĩnh vực hoạt động: thu nhập bình quân/lao động lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ: 33,1 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động lĩnh vực công nghiệp – xây dựng: 31,85 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: 27,5 triệu đồng/lao động/năm.

Chia theo quy mô doanh nghiệp: thu nhập bình quân/lao động các doanh nghiệp siêu nhỏ: 27,7 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động các doanh nghiệp nhỏ: 32,4 triệu đồng/lao động/năm; thu nhập bình quân/lao động các doanh nghiệp vừa: 33,8 triệu đồng/lao động/năm.

3.2.4.4. Đóng góp cho GDP và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2007-2013, năm 2007 chiếm 5,14% GDP của tỉnh, năm 2011 chiếm 10,01% GDP của tỉnh, bình quân giai đoạn 2007-2012 đóng góp cho GDP của tỉnh tăng 14,26%/năm. Riêng năm 2013 là 16,12%/năm.

Gía trị GDP do các DNNVV đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh chủ yếu đƣợc tạo ra từ các DNNVV hoạt động trong các ngành thƣơng mại - dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng, điều đó đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cơ cấu giữa các ngành kinh tế và gia tăng giá trị xuất khẩu. Tác động trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế và an sinh xã hội, DNNVV phát triển trên khắp các địa bàn tỉnh, góp phần tích cực trong khâu phân phối hàng hoá bảo đảm nhu cầu tiêu dùng cho dân cƣ trên địa bàn.

Tóm lại, qua thực trạng về sự phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy DNNVV liên tục đƣợc hình thành và tăng nhanh, góp phần chuyển đổi nhanh về cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Đó cũng là kết quả của những chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có DNNVV. Góp phần thúc đẩy khu vực DNNVV phát triển, huy động mọi nguồn lực trong dân, đặc biệt là nguồn lực về vốn và nguồn lực về lao động cho sự nghiệp phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)