Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm làm rõ hệ thống lý luận về phát triển DNNVV cụ thể nhƣ sau: Những vấn đề lý luận đã đƣợc đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành; các số liệu thống kê đã đƣợc xuất bản, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; kết quả các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc công bố. Tác giả phát hiện những bất cấp vƣớng mắc của quá trình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các nguồn tài liệu nhƣ sách, tạp chí, số liệu thống kê; kết quả nghiên cứu trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ cả nƣớc:
- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc các nguồn từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, kết quả hội nghị, hội thảo, công trình nghiên cứu kinh tế xã hội của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Hội doanh nghiệp tỉnh, Ban cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, Cục Thống kê, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Cổng thông tin điện tử... Thƣ viên tỉnh Vĩnh Phúc). Nhằm có những nhận định ban đầu về tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cũng nhƣ các chính sách của Chính phủ, của tỉnh đã và đang đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp.
- Đối với các nguồn dữ liệu tài liệu tác giả liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để có các số liệu về tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ phát
thầy cô và đồng nghiệp giúp đỡ cung cấp các tài liệu về kinh nghiệm quốc tế đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ kết quả tổng hợp các nguồn tài liệu tác giả tiến hành hệ thống hóa lý thuyết về phát triển DNNVV. Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phát triển DNNVV và rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng các chỉ tiêu, đề cƣơng chi tiết cho nghiên cứu đề tài.
2.3 Phương pháp nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi
Bảng hỏi đƣợc triển khai khảo sát trên diện rộng. Nội dung, hình thức, phƣơng pháp nhằm đi sâu thu thập, xử lý thông tin nhằm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Phân tích các chính sách ảnh hƣởng đến việc phát triển DNNVV; Dựa trên kết quả phân tích số liệu sơ cấp và tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm căn cứ để xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3.1 Đối tƣợng, cỡ mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
Luận văn thực hiện điều tra xã hội học qua bằng bảng hỏi ở 5 huyện thị với quy mô khảo là 100 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 5.000 doanh nghiệp mẫu khảo sát đƣợc phân bố dựa trên 03 căn cứ chính là:
- Thứ nhất, mật độ phân bố doanh nghiệp/huyện, thành phố, thị xã.
- Thứ hai, Theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau:
+ Thành phố Vĩnh Yên 30 doanh nghiệp trong đó: Thƣơng mại và dịch vụ 15 doanh nghiệp, 5 doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ nghiệp, Công nghiệp và xây dựng là 10 doanh nghiệp
+ Thị xã Phúc Yên, 20 doanh nghiệp trong đó: Thƣơng mại và dịch vụ 10 doanh nghiệp, 2 doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ nghiệp, Công nghiệp và xây dựng là 8 doanh nghiệp
+ Huyện Tam Dƣơng, 25 doanh nghiệp trong đó: Thƣơng mại và dịch vụ 10 doanh nghiệp, 5 doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ nghiệp, Công nghiệp và xây dựng là 10 doanh nghiệp
+ Huyện Vĩnh Tƣờng, 10 doanh nghiệp trong đó: Thƣơng mại và dịch vụ 5 doanh nghiệp, 3 doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ nghiệp, Công nghiệp và xây dựng là 2 doanh nghiệp
+ Huyện Tam Đảo và 15 doanh nghiệp trong đó: Thƣơng mại và dịch vụ 4 doanh nghiệp, 5 doanh nghiệp nông, lâm, ngƣ nghiệp, Công nghiệp và xây dựng là 6 doanh nghiệp
Đối tƣợng trả lời bảng hỏi là: Chủ doanh nghiệp/ Giám đốc công ty, Phó Giám đốc công ty; Cán bộ quản lý Nhà nƣớc.
Thời gian khảo sát thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.
2.3.2 Các tiêu chí để đánh giá phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hệ thống các tiêu chí nhằm đánh gái thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có:
Thứ nhất: những tiêu chí đánh giá về trình độ phát triển của DNNVV
Thứ hai: các tiêu chí đánh giá về những bất cập do các DNNVV gặp phải trong quá trình phát triển;
Thứ ba: các tiêu chí đánh giá về chính sách phát triển DNNVV;
Thứ bốn: các tiêu chí phản án mong muốn về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV;
2.3.3 Quy trình khảo sát
Tác giả thực hiện theo quy trình sau:
Bƣớc 1: Xác định mẫu và đối tƣợng khảo sát, các chỉ tiêu khảo sát; Bƣớc 2: Thiết kế, xây dựng phiếu điều tra;
Bƣớc 3: Khảo sát thử và xử lý số liệu thử; Bƣớc 4: Điều chỉnh phiếu khảo sát;
Bƣớc 5: Tiến hành khảo sát;
2.3.4 Xử lý và phân tích dữ liệu
Sử dụng công cụ thống kê mô tả trên Excel để lƣợng hóa thông tin sơ cấp của phiếu khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố hƣớng đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số liệu nhằm định rõ xu hƣớng, quy mô, chất lƣợng phát triển cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng trực triếp gián tiếp đến quá trình phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tính toán và trình bày nhƣ trong bảng dƣới đây. Các biến phản ánh các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc xử lý tính toán và tổng hợp theo phƣơng pháp sau:
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thống kê
Các bƣớc Phƣơng pháp Yêu cầu
thông tin
1. Các thông tin về doanh nghiệp tƣ nhân trong lĩnh vực công nghiệp
Đếm tần số
Tính phần trăm Khảo sát 2. Thực trạng hệ thống chính sách phát triển
doanh nghiệp tƣ nhân trong lĩnh vực công nghiệp
Tính trung bình,
Độ lệch chuẩn
Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TỈNH VĨNH PHÚC
3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.236,5 km2, với 9 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố (Vĩnh Yên), 1 thị xã (Phúc Yên) và 7 huyện. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi; Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến đƣờng cao tốc xuyên á Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang đƣợc xây dựng, là điều kiện đƣa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nƣớc và quốc tế nhƣ: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đƣờng 18 và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV thành phố Hà Nội... Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ trƣớc sự lan toả của các khu công nghiệp và đô thị lớn thuộc Hà Nội nhƣ Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn.
Với lợi thế về vị trí địa lý đã tạo ra một lợi thế so sánh trong phát triển DNNVV tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có và đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng bền vững.
3.1.2 Kinh tế - xã hội
- Tăng trƣởng kinh tế: Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 17,2%/năm. Nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc làm và phát triển DNNVV. Cùng với tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu ngƣời trong tỉnh cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2005, GDP bình quân đầu ngƣời
(theo giá thực tế) mới đạt 9,1 triệu đồng, nhƣng đến năm 2011 đạt 33,6 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.766 USD) tăng bình quân 30,3%/năm; đến năm 2012 GDP/ngƣời của tỉnh đạt khoảng 43 triệu đồng (tƣơng đƣơng với trên 2.000 USD/năm), đến băm 2013 đạt bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 56,8 triệu đồng/ngƣời, tƣơng đƣơng 2.569 USD/ngƣời, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc và đứng thứ ba trong vùng KTTĐ Bắc bộ, sau 2 thành phố là Hà Nội và Hải Phòng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Ngành công nghiệp chế tạo và gia công cơ khí (trong đó, ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe ô tô và xe gắn máy) đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng 37,59% trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2001, tăng lên 56,68% năm 2012. Năm 2013. Tuy kinh tế suy thoái nhƣng năm 2013, tốc độ tăng trƣởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10.2%) và Bắc Ninh(8,25%). Nói thêm 2013 năm thành công của thu hút đầu tƣ Vĩnh Phúc với 42 dự án FDI, DDI, lĩnh vực FDI tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký, lĩnh vực DDI tăng 3,34 lần về số vốn đăng ký. Lĩnh vực thu ngân sách nhà nƣớc tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngƣ nghiệp giảm còn 10,69%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đến năm 2012 chiếm tỷ trọng 40,7% cơ cấu nền kinh tế, đóng góp trong GDP (theo giá TT) chiếm 40,35%, năm 2013 đạt tỷ trọng 43,57% (Trong đó có các DNNVV) hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân;
- Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh liên tục tăng: năm 2005 đạt 3.182,9 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa đạt 2.450,3 tỷ), năm 2011 đạt 15.353,8 tỷ đồng (trong đó thu
nội địa đạt 10.901,3 tỷ đồng), năm 2012 đạt 16.484 tỷ đồng năm 2013 đạt trên 17.600 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt 11.638 tỷ đồng - vƣợt dự toán HĐND tỉnh giao) cao nhất từ trƣớc đến nay và là một trong nhóm các tỉnh có số thu cao nhất cả nƣớc.
- Hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp: Đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh quy hoạch khu công nghiệp, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ với quy mô diện tích là 5.973ha, đến hết năm 2013 đã có 20 khu công nghiệp và cụm công nghiệp đƣợc hình thành. Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tƣơng đối hiện đại. Đáp ứng nhu cầu lao động, chủ yếu là lao động kỹ năng trong các khu công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi phải phát triển các DNNVV.
3.1.3 Dân số và lao động
Quy mô dân số của tỉnh ở mức trung bình, năm 2012, quy mô dân số là 1.014,6 ngàn ngƣời, theo dự tính năm 2013 dân số là 1.123 ngàn ngƣời. Lao động Vĩnh Phúc đang dịch chuyển cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Lao động qua đào tạo trong tỉnh ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: tăng từ 25% năm 2005 lên 51,2% năm 2011, năm 2012 là 54%, năm 2013 là 56,3%. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lƣợng lao động tỉnh Vĩnh Phúc cao hơn so với mức bình quân chung của cả nƣớc. Mức tăng nhanh chóng này là do công tác đào tạo đƣợc chú trọng hơn, sự tham gia của xã hội rộng rãi hơn, và đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề tăng rất nhanh (bình quân tăng 16,92%/năm). Tỷ trọng lao động qua đào tạo của mỗi nhóm ngành so với tổng số lao động của nhóm ngành đó đều có xu hƣớng tăng lên theo thời gian.
Thể lực và tầm vóc của nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đã đƣợc cải thiện và từng bƣớc đƣợc nâng cao, rõ nhất là tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, các trung tâm huyện, thị và các khu vực đô thị. Trong những năm gần đây, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời lao động đƣợc nâng lên. Thói quen làm việc tuân thủ những quy định và kỷ luật đã có bƣớc tiến bộ nhất định, nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó có nguyên nhân tăng cƣờng công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời dân nói chung và ngƣời lao động nói riêng.
Tuy nhiên, phần lớn lao động đang làm việc trong các DNNVV, xuất thân từ nông thôn, quen với lối sản xuất nông nghiệp nên khi làm việc trong DNNVV lao động chƣa thể thích nghi ngay với môi trƣờng làm việc mới. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc chấp hành ý thức tổ chức, kỷ luật, pháp luật lao động còn hạn chế, cần thời gian để thích nghi.
Tóm lại, những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo cho tỉnh vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát triển DNNVV của tỉnh trong thời gian tới.
3.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1 Số lƣợng và loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc
Nền kinh tế của tỉnh chịu nhiều ảnh hƣởng từ các biến động kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhƣng số lƣợng DNNVV đăng ký kinh doanh vẫn tăng nhanh qua các năm, năm 2007 tăng 26,46%; năm 2008 tăng 31,82%; năm 2012 tăng 20,85%. Bình quân 2007-2012, tăng 28,5%. Hết 2013 trên địa bàn tỉnh có 5.206 DNNVV (chiếm 97% so tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh), bao gồm: doanh nghiệp trong nƣớc: 5.141 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 65 doanh nghiệp. Các DNNVV đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp chủ yếu là Công ty TNHH: 3.282 doanh nghiệp (chiếm 63,02%); Công ty cổ phần: 1.273 doanh nghiệp (chiếm 24,45%); Doanh nghiệp tƣ nhân: 586 doanh nghiệp (chiếm 11,28%). Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có 65 doanh nghiệp (chiếm 1,25%).
Bảng 3.1: Số lƣợng, loại hình DNNVV đăng ký kinh doanh hàng năm
Đơn vị tính: doanh nghiệp, %
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Tổng số DNNVV 1.386 1.82 7 2.398 3.078 4.024 4.863 5.20 6 - Tốc độ tăng (%) 26,46 31,8 2 31,25 28,36 30,73 20,85 7,05 II Chia ra
1.1 Doanh nghiệp trong
nƣớc 1.386 1.82 7 2.375 3.047 3.976 4.799 5.14 1 (1) Công ty TNHH 897 1.17 3 1.520 1.977 2.638 3.158 3.28 2 - % so tổng số 64,72 64,2 0 63,39 64,23 65,56 64,94 63,0 2 (2) Công ty Cổ phần 168 271 431 605 837 1.094 1.27 3 - % so tổng số 12,12 14,8 3 17,97 19,66 20,80 22,50 24,4 5 (3) Doanh nghiệp Tƣ nhân 321 383 424 465 501 547 586 - % so tổng số 23,16 20,9 6 17,68 15,11 12,45 11,38 11,2 8 1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI - - 23 31 48 64 65 - % so tổng số - - 0,96 1,01 1,19 1,29 1,25