Hỗ trợ đổi mới và nâng cao năng lực khoa học công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83 - 85)

3.3 Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tỉnh VĩnhPhúc

3.3.6 Hỗ trợ đổi mới và nâng cao năng lực khoa học công nghệ sản xuất

Giai đoạn 2007-2013, khen thƣởng và hỗ trợ cho 726 doanh nghiệp về áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến trong quản lý chất lƣợng theo quyết định của UBND tỉnh và đổi mới, nâng cao năng lực khoa học công nghệ: 4.172,9 triệu đồng; kinh phí chƣơng trình nâng cao năng suất chất lƣợng: 7.297 triệu đồng.

Bảng 3.17a Đáng giá của doanh nghiệp về hỗ trợ đổi mới và nâng cao năng lực khoa học công nghệ sản xuất

Số lƣợng % Lựa chọn Tốt 6 6,0 Bình thƣờng 14 14,0 Không tốt 62 62,0 Không nhận đƣợc sự hỗ trợ nào 18 18,0 Total 100 100,0

Đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Nhận thức rõ vấn đề trên tỉnh vĩnh phúc đã thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp để đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó thực hiện. Qua kết quả đánh gía từ phía các doanh nghiệp cho rằng không thực hiện tố chính sách này trong hỗ trợ doanh nghiệp với tỷ lệ là 62%; 18% doanh nghiệp không nhận đƣợc bất kỳ sự hỗ trợ nào về vấn đề này của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó chỉ có 20 % cho rằng thực hiện tốt và chấp nhận đƣợc.

Bảng 3.17b Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về hỗ trợ đổi mới và nâng cao năng lực khoa học công nghệ sản xuất

Doanh nghiệp Số lƣợng % Lựa chọn Hơi hƣớng mắc 8 8,0

Đang tìm hƣớng giải quyết 7 7,0 Rất khó giải quyết 70 70,0 Không thể tự giải quyết 15 15,0

Total 100 100,0

Nguồn tác giả khảo sát tháng 10/2014

Đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh là vấn đề hết sức phức tạp trong quá trình kinh doanh không những của nƣớc ta, mà ngay chính các doanh nghiệp của các nƣớc có trình độ khoa học công nghệ phát triển. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Vĩnh Phúc có đến 85% doanh nghiệp không tự giải quyết đƣợc vấn đề này nếu không có sự hỗ trợ.

Nhìn chung, Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phƣơng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc; thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc cho các doanh nghiệp. HĐND tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết nhƣ: Nghị quyết số 10/2005/NQ-HĐND ngày 22/7/2005 về

HĐND ngày 30/8/2010 về hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015,... Trên cơ sở thể chế các Nghị quyết đó, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định quan trọng và chủ yếu nhƣ: Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 29/6/2007 về ban hành Quyết định thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong giải quyết các thủ tục đầu tƣ tại tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030... Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại cũng đƣợc tăng cƣờng; từng bƣớc đổi mới nội dung, phƣơng thức và nâng cao chất lƣợng công tác xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại; thành lập các Ban: Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ, Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất để tạo điều kiện cho các DNNVV có mặt bằng kinh doanh và cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ của tỉnh thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

Tuy nhiên, nhận thức của các cấp, ngành và sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát triển DNNVV trong thời gian qua vẫn còn hạn chế. Vì vậy, chƣa phát huy hết đƣợc các lợi thế, tiềm năng của các DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặt khác, trong công tác hỗ trợ DNNVV ở địa phƣơng hiện nay còn phân tán, mỗi Sở quản lý ngành có chƣơng trình riêng để thực hiện, các trung tâm, các trƣờng đào tạo...chƣa có kế hoạch dài hạn để hỗ trợ đào tạo các chƣơng trình phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo quản trị doanh nghiệp.

3.4 Kết quả, tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của chính sách phát triển DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)