Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 39)

1 .Tổng quan nghiên cứu

2.4 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.4.1 Nguồn dữ liệu

Do việc nghiên cứu đề tài chỉ trong phạm vi chi nhánh, các thông tin không đƣợc công bố rộng rãi trên mạng thông tin nhƣ quy mô toàn hệ thống. Do vậy, việc thu thập số liệu chỉ đƣợc lấy từ phòng tổng hợp của chi nhánh, các báo cáo tổng kết nhằm thống kê các chỉ tiêu cần đánh giá. Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm các thông tin về quy trình tín dụng, chính sách tín dụng,kế hoạch kinh doanh, định hƣớng phát triển thông qua các văn bản hƣỡng dẫn của chi nhánh.

Đối với dữ liệu sơ cấp, là loại dữ liệu đƣợc thu thập bằng bảng hỏi thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng và đƣợc sử dụng để tiến hành các phân tích cần thiết nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.4.2.1 Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các sách, tạp chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học.

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Luận văn chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thƣờng sử dụng nhƣ: Biểu diễn dữ liệu bằng các

bảng biểu, đồ thị, so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

Phân tích là phƣơng pháp dùng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề.

Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê dựa trên các số liệu hiện có của Vietinbank Phú Tài trên các sổ sách, báo cáo và một số thông tin, số liệu thu thập đƣợc trên internet, sách báo. Các phƣơng pháp thống kê thu thập số liệu, tài liệu và các thông tin có liên quan là những phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, đƣợc áp dụng xuyên suốt quá trình phân tích.

2.4.2.2 Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

- Kỹ thuật so sánh đƣợc sử dụng:

So sánh về số tuyê ̣t đối : là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sƣ̣ biến đô ̣ng về số tuyê ̣t đối của hiê ̣n tƣợng đang nghiên cƣ́u.

So sánh bằng số tƣơng đối : là xác định số % tăng giảm giƣ̃a thƣ̣c tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính.

2.4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên cơ sở nhiều biến đơn.

Công thức của hệ số Cronbach’s alpha là: α = Np/[1 + p(N – 1)]

Trong đó p là hệ số tƣơng quan trung bình giữa các mục hỏi.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các biến quan sát cùng đo lƣờng một biến tiềm ẩn phải có tƣơng quan với nhau, vì vậy phƣơng pháp đánh giá tính nhất quán nội tại sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để thể hiện tính đáng tin cậy của thang đo. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, p.350) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s alpha biến thiên trong khoảng từ 0,7 đến 0,8. Tuy nhiên, nếu Cronbach’s alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy, nhƣng không đƣợc lớn hơn 0,95 vì bị vi phạm trùng lặp trong đo lƣờng. Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận đƣợc. Tính toán Cronbach’s alpha giúp ngƣời phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu.

2.4.2.4 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Đƣợc sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tƣơng quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ rất cần thiết trong việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Mức độ thích hợp của tƣơng quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng hệ số Kaiser-Myer- Olkin (KMO) đo lƣờng sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp trong khoảng từ 0,5 đến 1.

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích đƣợc phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích đƣợc phần lớn biến thiên còn lại, và không có tƣơng quan với nhân tố thứ nhất.

2.4.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Phân tích hồi qui đa biến: là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1X1i + β2 X2i + ... + βp Xpi + ei

Mục đích của việc phân tích hồi qui đa biến là dự đóan mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trƣớc giá trị của biến độc lập. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) các tham số quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến bao gồm:

Hệ số hồi quy riêng phần B: là hệ số đo lƣờng sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi X thay đổi một đơn vị, khi các yếu tố khác đƣợc giữ nguyên.

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN VIETINBANK – CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1 Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định

3.1.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển của VietinBank Phú Tài

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài tiền thân là chi nhánh cấp II, trực thuộc Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Bình Định. Ngày 01/11/2006 VietinBank Phú Tài đƣợc thành lập và nâng cấp thành chi nhánh cấp I, trên cơ sở tách khỏi sự quản lý của VietinBank Bình Định, trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam (VietinBank) theo quyết định số 64/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 13/10/2006.

- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Phu Tai Branch.

- Tên giao dịch Việt Nam: Ngân hàng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh KCN Phú Tài.

- VietinBank Phú Tài đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh số 0100111948133 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định cấp ngày 14/11/2003 có trụ sở tại 218 Lạc Long Quân, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. VietinBank Phú Tài hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cho vay, tài trợ thƣơng mại, dịch vụ chuyển tiền chuyển tiền, mua bán ngoại tệ.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.

- Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài gồm có: Ban giám đốc (gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc), Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán – Điện toán, Tổ tiền tệ kho quỹ, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ và các Phòng giao dịch.

3.1.2.1 Ban giám đốc:

- Giám đốc chi nhánh: Là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Hội sở chính .Là ngƣời điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phù hợp với quy định của pháp luật.

Phó giám đốc chi nhánh: Là ngƣời giúp giám đốc trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, bộ phận, thực hiện các công việc do giám đốc phân công.

3.1.2.2 Phòng tổng hợp:

- Tổng hợp báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, lƣu trữ số liệu hoạt động chung của toàn chi nhánh nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành; Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng khác tại chi nhánh nhƣ: theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục, chấn chỉnh sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại chi nhánh;

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch cho các phòng ban; Tham mƣu cho giám đốc chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay một cách linh hoạt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh;

3.1.2.3 Phòng tổ chức hành chính:

- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh

tại chi nhánh; Nghiên cứu đề xuất với giám đốc phƣơng án đào tạo, sắp xếp bộ máy tổ chức của chi nhánh theo đúng chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và quy định của VietinBank; Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý bảo quản tài sản, bảo vệ an ninh toàn chi nhánh theo đúng chế độ và một số nhiệm vụ khác.

3.1.2.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh

nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn

của VietinBank; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tổng hợp báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh

hàng tháng, quý, năm của chi nhánh. Tham mƣu cho Ban giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.

- Tổ Tài trợ thƣơng mại (thuộc phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp): Thực

hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của VietinBank.

3.1.2.5 Phòng Bán lẻ:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, để khai thác vốn; thực hiện các nghiệp

vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của VietinBank; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tổng hợp báo cáo, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng, quý, năm của chi nhánh. Chủ động thực hiện các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thị trƣờng, đánh giá khách hàng tại các địa bàn tiềm năng, phân khúc trong phạm vi hoạt động của chi nhánh.

3.1.2.6 Phòng kế toán giao dịch:

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ

ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán liên quan đến giao dịch theo quy định của NHNN và của VietinBank; Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khách hàng từ phòng khách hàng

doanh nghiệp và Phòng Bán lẻ để thực hiện kiểm soát, hạch toán giải ngân, thu nợ, thu lãi, tất toán khoản vay và quản lý, lƣu giữ hồ sơ theo quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý

tài chính và thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định. Tham mƣu cho Ban giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lƣơng hàng quý, năm.

- Tổ điện toán (thuộc phòng Kế toán giao dịch): Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

3.1.2.7 Phòng Tiền tệ kho quỹ:

- Quản lý toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; thực hiện thu, chi,

giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch; kiểm kê tiền mặt, tài sản, giám sát kiểm tra việc tuân thủ các quy định về Tiền tệ kho quỹ.

3.1.2.8 Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh:

- Thực hiện các nghiệp vụ huy động huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng công thƣơng, ủy quyền của tổng giám đốc ngân hàng công thƣơng.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý ở VietinBank - Chi nhánh Phú Tài.

( Nguồn: VietinBank Phú Tài )

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KHD N P. BÁN LẺ P. TCHC P. TỔNG HỢP TỔ TTTM PGD ĐẬP ĐÁ PGD PHÙ CÁT PGD PHÙ MỸ PGD HOÀI NHƠN PGD AN NHƠN TỔ ĐIỆN TOÁN P. KẾ TOÁN GIAO DỊCH P. TIỀN TỆ KHO QUỸ GIÁM ĐỐC

3.1.3 Đặc điểm nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài

Đối với bất kỳ một công ty hay tổ chức kinh tế nào thì lực lƣợng lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ điều đó, ngân hàng đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học, không ngừng đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của ngân hàng.

Bảng 3.1: Đặc điểm nhân sự tại chi nhánh VietinBank Phú Tài ST T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 1 Theo giới tính Nam 41 55,41 52 60,47 55 59,78 57 60,64 Nữ 33 44,59 34 39,53 37 40,22 37 39,36 2 Theo trình độ Sau đại học 9 12,16 11 12,79 15 16,30 15 15,96 Đại học 52 70,27 62 72,09 66 71,74 69 73,40 Cao đẳng, trung cấp 13 17,57 13 15,12 11 11,96 10 10,64 3 Theo độ tuổi Dƣới 30 tuổi 50 67,57 59 68,60 64 69,57 68 73,91 Từ 30-40 tuổi 17 22,97 20 23,26 22 23,91 21 22,34 Trên 40 tuổi 7 9,46 7 8,14 6 6,52 5 5,32 Tổng số lao động 74 100 86 100 92 100 94 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)

Căn cứ vào bảng trên có thể thấy thấy: Trong 4 năm gần đây, số lƣợng lao động của chi nhánh VietinBank Phú Tài không ngừng tăng lên từ 74 nhân viên năm 2011

lên 94 nhân viên năm 2014.

- Đánh giá về cơ cấu cán bộ theo giới tính:

Chi nhánh có số lƣợng cán bộ, nhân viên nam chiếm đa số. Trong 4 năm từ 2011-2014. Số lƣợng nhân viên năm chiếm xếp xỉ 60%. Sự phân chia giới tính cán bộ phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng. Khi cán bộ cần chịu nhiều áp lực công việc, di chuyển nhiều để giao dịch và gặp gỡ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)