1 .Tổng quan nghiên cứu
3.1 Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Ch
3.1.4 Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2010-2014
3.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Hình 3.1: Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của VietinBank Phú Tài giai đoạn 2010 - 2014
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)
Dựa trên hình 3.1, thể hiên tốc độ tăng trƣởng và giá trị tuyệt đối của tổng vốn huy động, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2014, hoạt động huy động vốn của
VietinBank Phú Tài gia tăng nhanh chóng.Năm 2010, chi nhánh huy động đƣợc 871 tỷ đồng. Sang năm 2011, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhƣng tổng vốn huy động vẫn tăng lên đến 978 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng so với năm 2010 tƣơng ứng với mức tăng là 12,24%. Đến cuối năm 2012, chi nhánh đã huy động đƣợc 1.130 tỷ đồng, tăng 152 tỷ đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với mức tăng là 15,52%. Năm 2013, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động có giảm sút khi tốc độ tăng trƣởng còn 14,71% so với năm 2012, số vốn huy động đƣợc là 1.290 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, số vốn huy động là 1.420 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2013, tƣơng ứng với mức tăng 10,06%. Đây là mức tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2014. Sự sụt giảm về tốc độ tăng trƣởng một phần do chính sách khách hàng của chi nhánh, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cuộc đua thị phần.
Cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh VietinBank Phú Tài đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động của VietinBank Phú Tài giai đoạn 2010 – 2014
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) - Các TCKT 223 25,60 259 26,48 200 17,76 270 20,93 280 19,72 - Cá nhân 552 63,38 602 61,55 803 71,06 906 70,23 1.047 73,73 - Các TCTD 95 10,91 116 11,86 126 11,18 114 8,84 92 6,48 Tổng vốn huy động 871 100 978 100 1.130 100 1.290 100 1.420 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cƣ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế. Từ năm 2010 đến 2014, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy đồng. Vốn huy động từ các cá nhân trong năm
2010 là 552 tỷ đồng, chiếm 63,38% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Sang năm 2011, huy động vốn của cá nhân tăng lên 602 tỷ đồng, tƣơng ứng với mức tăng 9,06% so với năm 2010 và chiếm 61,55% tổng nguồn vốn huy động, qua năm 2012 có sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn cá nhân, khi tổng huy động vốn từ cá nhân tại chi nhánh là 803 tỷ đồng, tăng 201 tỷ đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với mức tăng 33,39% và đã nâng cao tỷ trọng huy động cá nhân tại chi nhánh lên mức 71,06%. Trong 2 năm 2013 và 2014, huy động vốn từ khu vực cá nhân lần lƣợt là 906 tỷ đồng và 1047 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng huy động cá nhân vẫn ổn định trên 10% và chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 70,23% và 73,73% trong tổng vốn huy động. Đây là kết quả của việc áp dụng mạnh mẽ các hoạt động marketing nhằm tạo hình ảnh tốt, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm của ngân hàng đến với các tầng lớp dân cƣ. Tiền gửi từ dân cƣ đa phần là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn tuy không ẩn chứa nhiều rủi ro nhƣng tính ổn định của nguồn vốn huy động không cao. Ngân hàng cần có biện pháp phòng tránh những rủi ro xảy đến đối với nhóm đối tƣợng trên.
Tuy nhiên, tiền gửi của tổ chức kinh tế tại chi nhánh có tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2010, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 223 tỷ đồng, chiếm 25,6% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2011, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng thêm 36 tỷ đồng đạt 259 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 26,48% trong năm 2011. Nhƣng qua năm 2012 có sự sút giảm mạnh về tiền gửi các tổ chức kinh tế khi tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm xuống còn 200 tỷ đồng và chỉ chiếm 17,76% tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2013, nguồn vốn huy động đƣợc từ các tổ chức tín dụng có sự gia tăng trở lại, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 270 tỷ đồng tuy tốc độ tăng trƣởng cao (35%) nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu tổng vốn huy động vẫn chỉ ở mức xấp xỉ 21%. Năm 2014, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế là 280 tỷ đồng, chiếm 19,72% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh. Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm xuống nhƣ vậy là do doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tài chính khi nền kinh tế chƣa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều
khó khăn. Tuy đã đƣa ra những chính sách ƣu đãi và các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với từng đối tƣợng, nhƣng sự gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức kinh tế vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Do đó, ngân hàng cần tập trung nhiều hơn nhằm huy động tối đa nguồn tài chính từ các doanh nghiệp địa phƣơng.
Đối với các khoản tiền gửi khác nhƣ tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi kho bạc, tiền gửi khác. Trong 5 năm 2010 – 2014 thì cũng có biến động nhƣng không đáng kể trên tổng nguồn vốn huy động vì tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu tổng nguồn vốn luôn ở mức thấp.
Qua những đánh giá trên có thể nhận xét, công tác huy động vốn tại chi nhánh VietinBank Phú Tài qua 5 năm đƣợc thực hiện khá tốt khi tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm điều đó đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
3.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong các hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động tín dụng cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, VietinBank Phú Tài luôn quan tâm và chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng cho vay tại chi nhánh. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ VietinBank Phú Tài đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lƣợng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lƣợng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. VietinBank Phú Tài đã đạt đƣợc một số những thành quả đáng khích lệ thể hiện qua bảng tình hình dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2010 - 2014 sau:
Bảng 3.3: Tình hình tín dụng tại VietinBank Phú Tài giai đoạn 2010-2014
ĐVT: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)
Qua 5 năm, dƣ nợ hằng năm của ngân hàng tăng lên từ 779 tỷ đồng lên 1275 tỷ đồng. Năm 2011 dƣ nợ đạt 877 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng so với năm 2010 với mức tăng là 12,58%. Đến năm 2012, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đạt mức 15,74% ứng với mức tăng là 138 tỷ đồng, tổng dƣ nợ tín dụng ở mức 1.015 tỷ đồng. Năm 2013, tổng dƣ nợ là 1.160 tỷ đồng, tăng 145 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đạt 14,29% so với năm 2012. Năm 2014, dƣ nợ tăng thêm 115 tỷ động, tổng dƣ nợ đạt 1.257 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng 9,91%. Đây là tốc độ tăng trƣởng thấp
nhất trong giai đoạn 2010-2014.Trong năm 2012-2014, thực hiện chủ trƣơng ngăn
chặn suy thoái kinh tế với nhiều giải pháp của chính phủ, NHNN và của VietinBank, chi nhánh đã tập trung vốn cho năm lĩnh vực ƣu tiên, tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh cũng đã thực hiện chuyển đổi toàn diện mô hình, cơ cấu tổ chức theo chỉ đạo của VietinBank, kiện toàn về tổ chức, nhân sự cho các phòng ban, từ đó thực hiện quản lý theo chiều dọc đối với từng phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm chuyên môn hóa sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng nhân sự đồng thời đảm bảo mọi hoạt động kinh
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Khách hàng TCKT 464 59,56 553 63,06 598 58,92 645 55,60 657 51,53 Khách hàng cá nhân 315 40,44 324 36,94 417 41,08 515 44,40 618 48,47 NỢ XẤU 6 0,77 8 0,91 9 0,89 13 1,12 12 0,94 TỔNG DƢ NỢ 779 100 877 100 1.015 100 1.160 100 1.275 100
doanh luôn hƣớng đến khách hàng, đáp ứng và thỏa mãn tất cả các nhu cầu tài chính của từng phân khúc khách hàng, là cơ sở và tiền đề cho quá trình tăng trƣởng.
Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ và nợ xấu tại VietinBank Phú Tài giai đoạn 2010-2014.
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh)
Từ năm 2010 đến 2014, tỷ lệ nợ xấu tại VietinBank Phú Tài có sự biến động tăng giảm trong 5 năm qua. Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng VietinBank Phú Tài rơi vào khoảng xấp xỉ 1%. Đặc biệt trong năm 2013 nợ xấu vƣợt quá 1% lên đến 1,12%. Có thể nói chi nhánh VietinBank Phú Tài đã thực hiện tốt các quy định về hoạt động tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu dƣới mức 1%. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của nợ xấu vẫn gia tăng trong 5 năm 2010-2014. Nợ xấu tăng từ 6 tỷ đồng vào năm 2010 lên 12 tỷ đồng trong năm 2014. Tăng 100% qua 5 năm với mức tăng 6 tỷ đồng. VietinBank Phú Tài tăng cƣờng mở rộng quy mô để giảm tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh. Đây là biện pháp ngắn hạn khi chi nhánh mới đƣợc thành lập, cần thị phần phát triển và uy tín trên địa bàn. Nhƣng bên cạnh đó, chi nhánh cần cải thiện về sự gia tăng nợ xấu, cũng nhƣ có biện pháp xử lý nợ xấu tồn đọng tại chi nhánh.
3.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận chính là mục tiêu mà họ theo đuổi, nhƣng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
đƣợc phải dựa trên cơ sở an toàn và uy tín. VietinBank Phú Tài nói riêng và tất cả các ngân hàng nói chung, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên cơ sở tiền tệ, đây là yếu tố nhạy cảm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhƣng mục đích cuối cùng của nó cũng không nằm ngoài mục đích thu lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh của ngân hàng đƣợc xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, với sự cố gắng và nổ lực trong công tác quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi của mình, VietinBank Phú Tài đã có đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng khẳng định vị thế, hình ảnh của mình trên thị trƣờng.
Nhờ chính sách kinh doanh phù hợp mà hoạt động của chi nhánh trong bốn năm gần đây phát triển với tốc độ cao: thị phần đƣợc mở rộng, thu nhập đƣợc nâng cao. Bảng số liệu sau đây thể hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh VietinBank Phú Tài trong 5 năm gần đây:
Bảng 3.4:Kết quả kinh doanh của VietinBank Phú Tài từ 2010-2014
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng doanh thu 211,4 267,9 353,8 414,4 486,1
Doanh thu từ hoạt động tín dụng 189,1 242,7 325,1 383,5 451,2
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ 9,6 11,5 13,2 14,5 16,8
Doanh thu khác 12,7 13,7 15,5 16,4 18,1
Tổng chi phí 197,6 250,8 334,1 392,5 459,6
Chi phí hoạt động tín dụng 178,5 229,6 309,5 365,4 431,5
Chi phí hoạt động dịch vụ 8,3 9,5 11,7 13,9 13,4
Chi phí khác 10,8 11,7 12,9 13,2 14,7
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 10,6 13,1 15,6 18,1 19,7
Lợi nhuận từ hoạt động dịch
vụ và hoạt động khác 3,2 4,0 4,1 4,8 6,8
Lợi nhuận trƣớc khi trích lập
phòng ngừa rủi ro 13,8 17,1 19,7 21,9 26,5
Dự phòng RRTD 1,1 2,8 3,9 5,4 6,8
Lợi nhuận trƣớc thuế 12,7 14,3 15,8 16,5 19,7
Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận
trƣớc thuế 12,60% 10,49% 4,43% 19,39%
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh VietinBank Phú Tài là khả quan trong 5 năm 2010 - 2014. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc, kết quả đó đƣợc thể hiện rõ qua tình hình tổng doanh thu và tổng chi phí.
Về tình hình doanh thu: Nhìn chung doanh thu của chi nhánh tăng lên qua các năm. Năm 2010, tổng doanh thu đạt đƣợc là 211,4 tỷ đồng. Qua 5 năm, con số này đã lên đến 486 tỷ đồng vào năm 2014. Khoản thu nhập này tăng cao là do chi nhánh đã tăng cƣờng khuyến khích khách hàng vay vốn, chính vì vậy mà đem lại một khoản thu rất cao từ lãi vay, đẩy thu nhập của chi nhánh lên cao. Ngoài ra có thể thấy nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh với tỷ trọng luôn xấp xỉ 90%. Bên cạnh đó, các dịch vụ thu ngoài lãi nhƣ là thu từ dịch vụ, thu kinh doanh ngoại hối và thu khác cũng tăng đều các năm.
Đối với chi phí, cũng nhƣ thu nhập số tiền mà ngân hàng phải chi ra nhiều nhất là cho hoạt động huy động tiền gửi, chi trả lãi luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì để nguồn vốn huy động của ngân hàng đảm bảo đƣợc nhu cầu vay vốn ngày càng tăng nên ngân hàng đã thúc đẩy việc huy động nguồn vốn từ dân cƣ, tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng. Tổng chi phí năm 2010 đạt 197,6 tỷ đồng và đến năm 2014 là 459,6 tỷ đồng. Có thể thấy, tốc độ tăng của chi phí trong 5 năm 2010-2014 lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chi phí của chi nhánh quá lớn làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, dẫn dến những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng quy mô. Chi nhánh cần phải quản lý tốt hoạt động kinh doanh, thắt chặt kiểm soát nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động.
Lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng có giá trị tăng trong giai đoạn 2010- 2014. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận có sự biến động mạnh trong 5 năm. Năm 2011, 2012 tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế ổn định ở mức trên 10%. Tuy nhiên,việc tăng nợ xấu năm 2013 ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của chi nhánh nhiều đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2013 đạt 16,5 tỷ đồng, tăng 4,43% so với năm 2012 tƣơng ứng với 0,7 tỷ đồng. Qua năm 2014, lợi nhuận trƣớc thuế có sự phục hồi mạnh mẽ, lợi nhuận trƣớc thuế năm 2014
đạt 19,7 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2013 tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng 19,39%. Tuy có sự sụt giảm về tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận trong năm 2013, nhƣng giá trị lợi nhuận vẫn tăng đều qua hằng năm. Đây đƣợc coi là một dấu hiệu tích cực cho chi nhánh VietinBank Phú Tài. Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tín dụng cho vay, tăng doanh thu. Giám sát chặt chi phí để giảm thiểu các chi phí không cần thiết.