Giải pháp nâng cao quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 87 - 90)

1 .Tổng quan nghiên cứu

4.2.2 Giải pháp nâng cao quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp lớn nhất đến chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh. Trong đó, công tác thẩm định đánh giá tài sản của chi nhánh chƣa đƣợc khoa học, chính xác và có nhiều phản ảnh từ phía khách hàng. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần:

Nâng cao hiệu quả thẩm định trước khi cho vay

Công tác thẩm định có thể đƣợc coi là một khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng vì thông qua đó ngân hàng thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về khách hàng, để đƣa ra quyết định có cho vay hay không.

Trong trƣờng hợp cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh có thể thu thập thông tin từ các doanh nghiệp nhƣ báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thông tin này khá đa dạng nhƣng mang tính chủ quan từ phía khách hàng, nên chi nhánh cần thu thập thêm từ các nguồn khác nhƣ: từ các doanh nghiệp bạn hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc, qua các ngân hàng khác hoặc từ chính các thông tin lƣu trữ của chi nhánh. Mặt khác, chi nhánh cũng nên thiết lập một bộ phận thông tin tín dụng riêng,

không chỉ phục vụ cho khâu thẩm định mà còn giúp ích cho cả quá trình tín dụng của chi nhánh hạn chế đƣợc những rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án vay vốn:

Chi nhánh cần coi trọng hơn nữa khả năng tạo ra dòng tiền trả nợ của phƣơng án, đây là điều kiện quan trọng để chi nhánh xét duyệt cho vay. Đánh giá chính xác hiệu quả của phƣơng án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế nhƣ: IRR, NPV, thời gian hoàn vốn và những hiệu quả đem lại cho xã hội. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của dự án để đƣa ra những quyết định chính xác.

Chi nhánh cần phải phân tích và dự báo các ảnh hƣởng của môi trƣờng đến dự án kinh doanh: Mỗi một phƣơng án kinh doanh khi lập đều đã tính đến tác động của môi trƣờng. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các yếu tố bất ngờ làm cho thực tế hoạt động có những sai khác so với tính toán. Chính vì vậy, Chi nhánh cần chú trọng đến công tác phân tích và dự báo các ảnh hƣởng của môi trƣờng đến kết quả kinh doanh của dự án.

Cán bộ thẩm định cần tăng cƣờng khai thác, xử lý thông tin từ nhiều nguồn. Bên cạnh nguồn thông tin hồ sơ khách hàng gửi đến, phỏng vấn khách hàng, thông tin từ CIC, cán bộ thẩm định cũng cần tiến hành nhiều biện pháp thu thập thông tin khác nhƣ: phỏng vấn các thành viên liên quan trong gia đình, hàng xóm, địa phƣơng, bạn hàng.v.v…Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng nên tiếp cần nguồn thông tin từ báo chí, internet và các kênh truyền thông khác…để học hỏi thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực phát sinh tín dụng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả thẩm định, tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát cũng là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Công tác này cần đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ và thƣờng xuyên giúp sớm phát hiện những doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích hay gặp khó khăn gây cản trở việc trả nợ để kịp thời có những biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn vay, mức độ tín nhiệm của khách hàng cần đƣợc đánh giá cao. Đặc biệt khách hàng, là các doanh nghiệp trên thực tế vẫn còn những trƣờng hợp vi phạm quy định cho vay của chi nhánh. Điều này là rất cần thiết vì quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phải sau một thời gian mới bộc lộ những khuyết điểm. Vì vậy, nếu phát hiện những trƣờng hợp tƣơng tự, chi nhánh phải kiên quyết thực hiện xử lý bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Có nhƣ vậy, khoản vốn cho vay mới đƣợc sử dụng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn vay khách hàng và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Mặt khác, khuyến khích khách hàng vay vốn mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Qua đó chủ động đƣa ra những biện pháp đúng đắn khi có sự cố xảy ra, hạn chế rủi ro cho chi nhánh.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Chất lƣợng hoạt động tín dụng đối với khác hàng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dự báo và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Thế nhƣng, việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Chi nhánh không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro nhƣng có thể đƣa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam nói chung và chi nhánh VietinBank Phú Tài nói riêng cần sử dụng các công cụ khác nhau để hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng, trong đó nên có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng cần đƣợc xây dựng cần phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng, đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của chi nhánh, vận hành trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Kết quả của quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ đƣợc sử dụng để xác định giới hạn tín dụng , tính đƣợc xác suất rủi ro và trích lập mức dự phòng hợp lý. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, giúp họ quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)