Mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 42 - 46)

Sứ mệnh: là những định hướng rõ ràng về mục tiêu cũng như phương hướng

hoạt động dài hạn. Yếu tố này rất quan trọng trong việc giúp xác định xem liệu doanh nghiệp có đang ở trong tình trạng nguy hiểm hay đã được trang bị đầy đủ những chiến lược và phương hướng hoạt động có hệ thống. Sứ mệnh thì gồm có:

Tầm nhìn: là vị trí doanh nghiệp trong tương lai, và quan điểm đó được đồng

Định hướng chiến lược: doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch để tạo nên bản

sắc riêng của mình trong thời đại hiện nay. Kế hoạch có sự rõ ràng và bao gồm những mục tiêu cùng khả năng đóng góp của các cá nhân trong tổ chức.

Hệ thống mục tiêu: hệ thống mục tiêu rõ ràng và có sự nối liền với sứ mệnh,

tầm nhìn, chiến lược luôn hiện hữu để nhân viên có thể nhìn vào và thực thi.

Tính nhất quán: Được xác định sự vững chắc và kết cấu trong nội bộ của văn

hóa doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi: doanh nghiệp có một hệ thống các giá trị chung để tạo nên bản

sắc riêng cũng như đáp ứng được nguyện vọng của nhân viên.

Sự đồng thuận: các nhà lãnh đạo có đủ uy tín và năng lực để có được sự tín

nhiệm cũng như khả năng giải quyết các vấn đề trái chiều trong kinh doanh.

Hợp tác và hội nhập: các phòng ban trong doanh nghiệp có sự tổ chức và hợp

tác chặt chẽ trong mỗi kế hoạch làm việc của công ty.

Sự tham chính:Thể hiện ở sự xây dựng năng lực của nhân viên, quyền sở hữu

và trách nhiệm. Doanh nghiệp thường tập trung vào việc phát triển và thu hút nhân viên.

Phân quyền: nhân viên được làm chủ tính sáng tạo và tư duy trong công việc. Định hướng làm việc nhóm: nhân viên dựa vào một nhóm để có thể hoàn thành

được công việc lớn.

Phát triển năng lực: doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển kỹ năng của

nhân viên để tăng hiệu suất làm việc cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Khả năng thích ứng: Yếu tố này trong mô hình văn hóa doanh nghiệp

Denison thể hiện khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường bên ngoài bao gồm thị trường và những yếu tố cư bản như: khách hàng, đối thủ, pháp luật,..Khả năng thích ứng bao gồm:

Đổi mới: có sự chủ động quan sát môi trường kinh doanh, có sự tiên đoán về

khả năng thay đổi trong quá trình, chính sách, thủ tục.

Định hướng khách hàng: doanh nghiệp chi phối được phần lớn khách hàng,

hiểu doanh nghiệp muốn gì, làm họ hài lòng và dự đoán được nhu cầu của họ trong tương lai.

Tổ chức học tập: doanh nghiệp có thể xác định được những dấu hiệu từ môi

trường để dẫn đến những cơ hội sáng tạo mới.

Sau khi nghiên cứu mốt số lý thuyết và mô hình của các tác giả cùng với nhận định của tác giả, tác giả lựa chọn mô hình lý thuyết văn hóa doanh nghiệp của Edgar Shein để làm cơ sở lý luận thực hiện luận văn này. Tuy nhiên mô hình lý thuyết của Edgar Shein không nhận biết và đánh giá các yếu tố văn hóa ngầm định của doanh nghiệp vì vậy tác giả sử dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp của Denison để đánh giá các yếu tố văn hóa ngầm định của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả dựa trên mô hình thuyết về 3 cấp độ VHDN của Schein - (2004)để nhận biết và phân tích VHDN của công ty TNHH New Hope Hà Nộitheo các giá trị văn hóa hữu hình và vô hình.Theo Schein, có 3 cấp độ VHDN tồn tại trong mỗi doanh nghiệp gồm: Cấu trúc văn hóa hữu hình: bao gồmnhững hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận khi lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp; Những giá trị được thống nhất: bao gồm những giá trị, chiến lược, triết lý chung được thống nhất, tán thành trong đông đảo người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp và Những ngầm định cơ bản: bao gồmnhững nhận thức, niềm tin, suy nghĩ, tình cảm chung được chia sẻ, ăn sâu trong tiềm thức, tâm lý của các thành viên doanh nghiệp và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.Tuy nhiên, lý thuyết của Schein khó giúp nhận biết được các giá trị văn hóa ngầm định. Do đó tác giả đã áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp Denison với hệ thống câu hỏi được ông đề xuất để tìm hiểu những giá trị văn hóa ngầm định này. Đây là mô hình văn hóa được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng để xây dựng cũng như định hướng thay đổi văn hóa của mình nhằm đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

(Nguồn tác giả tự thiết kế)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)