Thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 47 - 51)

2 .Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp thu thập bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả đã tiến hành quan sát, phân tích các giá trị văn hóa của

công ty TNHH New Hope Hà Nội qua các biểu hiện hữu hình như. Cấp độ thứ nhất:Kiến trúc và cách thức trình bày trang trí; Ngôn ngữ, khẩu hiệu, biểu tượng, logo…Cấp độ thứ hai là: Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh công ty, Slogan, các quy tắc quy định của công ty…Cấp độ thứ 3 là những quan niệm như: quan niệm phát triển, giá trị cốt lõi, giá trị ngầm định.

Để hiểu hơn các giá trị văn hóa ngầm định, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến của người lao động qua phiếu khảo sát. Phương pháp này có thể giúp lấy được ý kiến của nhiều người, giúp tác giả có thể hiểu hơn những biểu hiện văn hóa ngầm định.

Nội dung của bảng khảo sát gồm 2 phần

Phần I: Thông tin chung : Các đối tượng điều tra được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân về: vị trí cấp bậc hiện tại trong tổ chức, giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, thời gian công tác tại đơn vị để giúp phân loại phiếu theo các đối tượng cần thiết.

Phần II: Thông tin về văn hóa doanh nghiệp: Phần này bao gồm các câu hỏi trong bộ công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp theo Mô hình văn hóa Denison. Mô hình này cho phépđánh giá các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là các biểu hiện văn hóa ngầm định. Bốn nhóm yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp theo mô hình Denison được tác giả sử dụng để nhận biết các giá trị văn hóa này là:

1-Sứ mệnh (Định hướng dài hạn) 2-Tính nhất quán

3-Sự tham chính 4-Khả năng thích ứng

Các đối tượng tham gia khảo sát sẽ phải trả lời các câu hỏi trong mỗi nhóm được tác giả sắp xếp theo thứ tự A;B;C;D trong phiếu khảo sát được trình bày tại phụ lục.

Phiếu đươc hỏi nhằm tìm hiểu ý kiến của người tham gia khảo sát bằng cách “tích” vào các nhận định với các các mức độ: (1) hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) đồng ý (5): hoàn toàn đồng ý.

Chọn mẫu khảo sát nghiên cứu

Tổng thể:Những đối tượng tham gia khảo sát gồm: cán bộ lãnh đạo, nhân viên

phòng ban và công nhân sản xuất tại công ty.

Phương pháp lấy mẫu: trong phần này tác giả sử dụng hai cách chọn mẫu là:

thuận tiện và phi sắc xuất.

Cách thức chọn mẫu:chọn mẫu thuận tiện hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối

tượng, ở những nơi mà người điều tra không có nhiều khả năng gặp được đối tượng khảo sát. Việc chọn mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng, hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Tác giả thực hiện 150 phiếu khảo sát phát ra kết quả thu về 150 phiếu trong đó có 142 hiếu hợp lệ còn 8 phiếu không hợp lệ đạt 94,67% và 5,33% với 120 nam và 30 nữ (trong đó có 114 phiếu nam hợp lệ đạt 95% và 28 phiếu nữ hợp lệ 93,33%) bao gồm hầu hết các bộ phận trong công ty từ người có thâm niên dưới 1 năm đến trên 5 năm, từ ban lãnh đạo đến các phòng và cuối cùng là công nhân, và các tạp vụ.Cuộc khảo sát được thực hiện trực tiếptại trụ sở công ty Khu công nghiệp Sài Đồng B quận Long Biên, Hà Nội.

Sau khi khảo sát bằng phiếu câu hỏi dựa trên mô hình Denison tác giả thu thập được 142 phiếu trả lời hợp lệ của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH New Hope Hà Nội. Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn tác giả tiến hành thống kê số liệu từ bảng hỏi thu thập được kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

Bảng 2. 1: Đối tƣợng tham gia khảo sát theo thâm niên

Đối tượng tham gia khảo sát theo thâm niên công tác

Số lượng % Giá trị % % cộng dồn Dưới 1 năm 11 7.33 7.75 7.75 Từ 1-3 năm 73 48.67 51.41 59.15 Từ 3-5 năm 35 23.33 24.65 83.80 Trên 5 năm 23 15.33 16.20 100.00 Tổng phiếu đạt 142 94.67 100.00 Số phiếu không đạt 8 5.33 Tổng 150 100

. ( Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả)

Bảng 2. 2: Đối tƣợng tham gia khảo sát theo đơn vị công tác

Đối tượng tham gia khảo sát theo đơn vị công tác

Số lượng % Giá trị % % cộng dồn Phòng Hành chính kế toán 5 3.33 3.52 3.52 Phòng sản xuất 50 33.33 35.21 38.73 Phòng kinh doanh 73 48.67 51.41 90.14 KCS 3 2.00 2.11 92.25 Kỹ Thuật 3 2.00 2.11 94.37 Kiểm kho 3 2.00 2.11 96.48 Nhà ăn 5 3.33 3.52 100.00 Tổng phiếu đạt 142 94.67 100 Số phiếu không đạt 8 5.33 Tổng 150 100

Bảng 2. 3: Đối tƣợng tham gia khảo sát theo chức vụ

Đối tượng tham gia khảo sát theo chức vụ Số lượng % Giá trị % % cộng dồn Ban giám đốc 2 1.33 1.41 1.41 Quản lý 21 14 14.79 16.20 Nhân viên 63 42 44.37 60.56 Công nhân 45 30 31.69 92.25 Bảo vệ 3 2 2.11 94.37 Nhà ăn 5 3.33 3.52 97.89 Lái xe 3 2 2.11 100.00 Tổng phiếu đạt 142 94.67 100 Phiếu không đạt 8 5.33 Tổng 150 100

. ( Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)