Khung giá trị cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 37 - 42)

Theo hai tác giả Quinn và Cameroon, mỗi loại hình văn hóa sẽ đại diện cho những giả định cơ bản, những quan niệm chung và niềm tin khác nhau của văn hóa tổ chức. Các xu hướng trên được phân tích và nhận dạng theo sáu yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp được các tác giả sử dụng để phân biệt mô hình văn hóa giữa các doanh nghiệp gồm: Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo, đặc điểm nhân viên, chất keo gắn kết tổ chức, chiến lược phát triển và tiêu chuẩn xác định thành cônghai yếu tố để nghiên cứu phân biệt văn hóa doanh nghiệp: Phân biệt cơ cấu ngang bằng và cơ cấu có thứ bậc, nghiên cứu định hướng con người và nhiệm vụ.

Văn hóa gia đình

Mô hình này chú trọng đến việc tạo dựng một môi trường thân thiện giữa tất cả các cấp quản trị, từ lãnh đạo tới nhân viên; để cao các nhóm làm việc, ở đây, người lãnh đạo đóng vai trò như một người thầy, người cha trong gia đình; tổ chức được

gắn kết bằng những yếu tố truyền thống, bằng mục tiêu chung và sự trung thành của các thành viên.

Văn hóa gia đình phản ánh một nền văn hóa gần gũi, thân thiện và đầy tính nhân văn. Tất nhiên trong nền văn hóa này vẫn có một sự phân chia cấp bậc nhất định nhưtrong gia đình. Môi trường này thân thiện giữa tất cả các cấp quản trị từ lãnh đạo tớinhân viên thấp nhất. Người lãnh đạo phải làm gương, có tiếng nói, tạo được mẫu hìnhriêng, có vị thế và mong muốn cấp dưới có cùng chí hướng với mình. Người lãnh đạotồn tại trong doanh nghiệp như một người thầy, một người cha trong gia đình, họ đóngvai trò là chất xúc tác, tạo nguồn năng lượng dồi dào đến từng nhân viên của mình đểthúc đẩy họ lao động làm việc hăng say.

Đặc trưng của văn hóa gia đình là không quan tâm nhiều đến cơ cấu và kiểm soát khi nó chú trọng đến sự linh hoạt và tự do. Thay vì đặt ra các thủ tục và quy định chặt chẽ, người lãnh đạo điều khiển hoạt động trong công ty thông qua tầm nhìn, quản trị theo mục tiêu, chỉ quan tâm đến đầu ra và kết quả. Trái ngược với văn hóa cấp bậcnhân viên và đội nhóm trong văn hóa gia đình được nhiều tự chủ trong công việc. Trong doanh nghiệp có nền văn hóa gia đình thì phần thưởng lớn nhất đối với từng thành viên chính là được sự yêu mến từ đồng nghiệp. Mọi người cố gắng làm việc tận tụy để được tôn trọng và yêu thương. Các nhân viên mới thì được hỗ trợ, hướng dẫn còn đối với những nhân viên có thâm niên thì được kính trọng. Quan hệ trong nền văn hóa này rất tận tụy và trung thành. Doanh nghiệp còn được gắn kết bởi những yếu tố truyền thống từ các thế hệ truyền lại cho nhau, bằng mục tiêu chung và cả sự trung thành từ các thành viên. Văn hóa gia đình có các đặc điểm sau:

 -Đặc điểm nổi trội: Thiên về cá nhân, giống như một gia đình

 Lãnh đạo, tổ chức: Ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, là người cố vấn dày dạn kinh nghiệm của nhân viên

 -Quản lý nhân viên: Dựa trên sự nhất trí tham gia và làm việc nhóm.

 Chất keo kết dính của tổ chức: Sự trung thành, quan tâm tin tưởng lẫn nhau, truyền thống.

 -Chiến lược nhấn mạnh: Phát triển con người, tín nhiệm cao.

 -Tiêu chí của sự thành công: Nhân viên trung thành, ủng hộ.

Văn hóa sáng tạo

Loại hình văn hóa sáng tạo có sự tự do cao hơn và linh hoạt hơn văn hóa gia đình. Đây là điều cần thiết trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay. Khi thành công trên thị trường gắn liền với những thay đổi và thích ứng nhanh chóng thì tổ chức có văn hóa sáng tạo sẽ nhanh chóng hình thành đội nhóm để đối mặt với thử thách từ đó tạo ra được sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu đó, các công ty cần khuyến khích nhân viên sáng tạo không ngừng nghỉ, bên cạnh đó, họ còn tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và tự do, trong đó các nhà lãnh đạo được coi như người dẫn đầu đoàn thám hiểm. Ở các doanh nghiệp này, quá trình quản trị không tập trung nhiều vào luật lệ hay những quy tắc, quy chế cố định. Các dự án mới dù có tính rủi ro cao vẫn được doanh nghiệp ủng hộ và sẵn sàng đầu tư. Loại hình này có đặc điểm như sau:

- Đặc điểm nổi trội: Năng động, sáng tạo, chấp nhận rủi ro - Lãnh đạo, tổ chức: Sáng tạo, mạo hiểm, nhìn xa, trông rộng

- Quản lý nhân viên: Cá nhân chấp nhận rủi ro, đổi mới, tự do và độc đáo - Chất keo kết dính của tổ chức: Cam kết về sự đổi mới và phát triển - Chiến lược nhấn mạnh: Tiếp thu các nguồn lực, tạo ra thách thức mới.

- Tiêu chí của sự thành công: Các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, mới mẻ, sản phẩm tiên phong.

Văn hóa cạnh tranh

Văn hóa cạnh tranh cũng kiếm tìm sự kiểm soát nhưng hướng ra bên ngoài tổchức.Phong cách tổ chức dựa trên sự cạnh tranh, mọi người luôn ở trong trạng tháicạnh tranh và tập trung vào mục tiêu. Trong tổ chức, danh tiếng và thành công là quantrọng nhất. Tổ chức tập trung dài hạn và các hoạt động cạnh tranh và đạt

được mụctiêu. Tổ chức không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh với các công ty đối thủ mà còn cósự cạnh tranh giữa các đơn vị con, giữa các nhóm làm việc và thậm chí là giữa từng cánhân trong công ty. Chính điều này sẽ thúc đẩy các thành viên trong công ty làm việchết mình để luôn dành vị trí dẫn đầu trong công ty và đưa doanh nghiệp vượt lên trênđối thủ.

Trong doanh nghiệp, hệ thống đánh giá thực hiện công việc được đặt ra rất rõ ràng,hoàn thành nhiệm vụ, đạt và vượt lên những chỉ tiêu này là những ưu tiên hàng đầu.Trong doanh nghiệp các vị lãnh đạo không quá quan tâm đến hình thức triển khai,phương thức làm việc, những khó khăn hay vấn đề bất cập mà chỉ chú trọng đến kếtquả cuối cùng. Loại hình văn hóa này có những đặc điểm như sau:

- Đặc điểm nổi trội: Cạnh tranh hưởng thành tích

- Tổ chức lãnh đạo: Tích cực, phong cách quản lý định hướng kết quả - Quản lý nhân viên: Dựa trên năng lực thành công và thành tích - Chất keo kết dính của tổ chức: Tập trung vào mục tiêu và thành quả - Chiến lược nhấn mạnh: Cạnh tranh và chiến thắng

- Tiêu chí của sự thành công: Chiến thắng trên thị trường và gia tăng khoảng cách với đối thủ, dẫn đầu thị phần.

Văn hóa thứ bậc

Đây là mô hình làm việc có tổ chức và được quản lý một cách chặt chẽ, mọi người phải tuân thủ theo các chính sách, thủ tục, quy định được ban hành một cách nghiêm ngặt. Văn hóa cấp bậc tôn trọng quyền và địa vị. Quyền lực thường được thể hiện bởi những người có kiến thức rộng. Mọi hoạt động trong tổ chức được kiểm soát chặt chẽ, các quyết định thì được đưa ra sau khi phân tích thực tế đã tiến hành và người lãnh đạo cũng thể hiện khá bảo thủ và thận trọng. Các thành viên trong tổ chức duy trì sự tích cực dựa vào sự giám sát và kiểm tra của doanh nghiệp. Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của nhà quản trị chính là đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được sản xuất theo đúng tiêu chí, kế hoạch đã đặt ra và thống nhất. Các nguyên tắc trong các

mối quan hệ ở doanh nghiệp cần được tôn trọng và giữ gìn. Mô hình này có đặc điểm như sau:

- Đặc điểm nổi trội: Cấu trúc và kiểm soát

- Lãnh đạo tổ chức: Phối hợp tổ chức theo định hướng hiệu quả

- Quản lý nhân viên: Tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của lãnh đạo - Chất keo kết dính của tổ chức: Các chính sách và quy tắc của tổ chức - Chiến lược nhấn mạnh: Thường xuyên và ổn định

- Tiêu chí của sự thành công: Tin cậy, hiệu quả, chi phí thấp.

Trong một doanh nghiệp có thể tồn tại đồng thời bốn loại hình văn hóa doanh nghiệp nêu trên. Tuy nhiên trong đó sẽ nổi bật lên một loại hình văn hóa chủ đạo. Để định vị được loại hình văn hóa nào là nổi trội cần quá trình nghiên cứu lâu dài.

1.2.4.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Denison

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH new hope hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)