Hệ số ROE của các NHTM năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 71 - 75)

(Đơn vị tính: %) Năm Ngân hàng 2014 2015 2016 Vietcombank 12,61 10,33 10,61 Techcombank 2,15 1,18 3,78 ACB 5,6 6,2 6,81 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng 1,56 1,68 4,31 Vietabank 1,1 2 1,53 Kienlongbank 3,15 1,17 3.62

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2014-2016 - Từ website: http:// cafef.vn)

Biểu đồ 3.5. Hệ số ROE của các NHTM năm 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM từ năm 2014-2016 - Từ website: http:// cafef.vn)

Số liệu ở bảng cho thấy, hệ số ROE của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong nhóm 6 NH TM đƣợc sử dụng để so sánh, có nghĩa là ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng vẫn còn dƣ địa để nâng cao hơn nữa.

3.2.2.2. Nguồn nhân lực, năng suất lao động

Năng lực quản trị luôn đƣợc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng đặc biệt chú trọng, làm tốt công tác bồi dƣỡng, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp, các cán bộ đƣợc bổ nhiệm cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Làm rõ vai trò quản trị chiến lƣợc và quản trị rủi ro của Hội đồng quản trị. Vai trò điều hành của Tổng giám đốc và các cấp điều hành, thực hiện tách bạch và làm rõ chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, cán bộ, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phục vụ khách hàng, hạn chế rủi ro.

Đến cuối năm 2016, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng phần lớn đều là những ngƣời có trình độ thạc sỹ kinh tế và quản trị kinh doanh trở lên, đƣợc đánh giá là nhạy bén với những cơ hội thị trƣờng, có tầm nhìn chiến lƣợc, có tƣ duy linh hoạt và uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Đội ngũ CBCNV hầu hết là những nhân viên trẻ tuổi, năng động, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, luôn gắn bó với sự phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu so sánh với kinh nghiệm quản trị hàng năm của các ngân hàng thƣơng mại khác thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng vẫn còn khá khiêm tốn. Đó cũng là điều tất yếu, nhƣng với nỗ lực học tập, điểm yếu này sẽ đƣợc khắc phục. Hơn nữa, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng cần có ý thức đổi mới, ý thức về áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh, quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay.

Qua nhiều năm, cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đƣợc củng cố tăng cƣờng, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc đổi mới nhƣng công tác quản lý điều hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng vẫn còn một số hạn chế sau:

- Công tác quản lý điều hành chƣa theo kịp yêu cầu của một NHTM hiện đại trong khu vực.

- Bộ máy quản lý còn quá cồng kềnh, kém linh hoạt, chậm thay đổi theo môi trƣờng kinh doanh.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, chƣa theo kịp với tốc độ phát triển mạng lƣới và sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ yêu cầu quản trị điều hành ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

- Hệ thống thông tin quản trị còn yếu, chƣa cung cấp, phản ảnh kịp thời các báo cáo cần thiết cho Ban lãnh đạo.

- Chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và bền vững trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực hiện có gắn với sự biến đổi nhanh chóng của môi trƣờng kinh doanh và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, trong thời gian tới, khi khả năng phát huy tối đa các nguồn lực của Ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, các điểm yếu trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng là vấn đề đƣợc ƣu tiên khắc phục hàng đầu. Việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận và bổ sung các phẩm chất mới của lãnh đạo phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng là yêu cầu đặt ra với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng trong việc giữ vững lợi thế cạnh tranh này.

3.2.2.3. Nợ xấu và an toàn vốn

* Nợ xấu

Để thể hiện trực tiếp hơn và rõ nét hơn ở việc phân loại nợ và ở tỷ lệ nợ xấu trong các bảng và biểu dƣới đây.

Bảng 3.10. Phân loại nợ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng từ năm 2014-2016

(Đơn vị tính: Tỷ đồng, %)

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Tỷ lệ (%) Năm 2015 Tỷ lệ (%) Năm 2016 Tỷ lệ (%) Tổng dƣ nợ (tỷ VND) 11.950 100 11.740 100 12.360 100

1-Nợ đủ tiêu chuẩn 10.952 91,65 10.558 89,93 11.459 92,71

2-Nợ cần chú ý 646 5,4 915 7,8 640 5,18

3-Nợ dƣới tiêu chuẩn 40 0,33 11 0,09 8 0,06

4-Nợ nghi ngờ 56 0,47 22 0,19 34 0,28

5-Nợ có khả năng mất

vốn 254 2,13 230 1,96 215 1,74

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2014-2016)

Các khoản từ 3 đến 5 trong bảng trên gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn trong bảng trên đây đƣợc tổng hợp chung lại và đƣợc gọi là nợ xấu.

Trong ba năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng đều ở mức từ 2,93 % trở xuống và có xu hƣớng giảm rõ rệt xuống 2,24%, rồi 2,07%. Trong nợ xấu này thì tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng đang giảm dần từ 2,13% năm 2014 xuống còn 1,74% năm 2016. Rõ ràng đây là thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo các cấp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng cũng nhƣ sự cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ nhân viên làm tín dụng.

Bảng 3.11. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng các năm 2014-2016

(Đơn vị tính:%)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,93 2,24 2,07

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2014-2016)

Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng luôn đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 2,93%. Để có kết quả đó là nhờ vào công tác quản lý chất lƣợng cho vay và công tác xử lý nợ xấu luôn đƣợc chú trọng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng luôn tìm kiếm và giữ mối quan hệ tín dụng với những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, tìm mọi cách để giảm nợ xấu hiện hữu trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng luôn kiểm tra, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, theo dõi và bám sát những khách hàng mới giao dịch để phát hiện kịp thời và từ đó có biện pháp phù hợp để tái cơ cấu nợ cũng nhƣ xử lý nợ quá hạn. Vì vậy nợ xấu của ngân hàng đến thời điểm 31/12/2016 còn ở mức 2,07%.

Có thể nói là lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng đã khá thành công trong việc kiến tạo một Ngân hàng có độ an toàn cao về nhiều phƣơng

diện trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều biến động. Dĩ nhiên, mỗi vấn đề đều có tính hai mặt của nó. Khi chú trọng vào khía cạnh an toàn thì sự bứt phá có thể kém phần ngoạn mục.

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ở mức trung bình năm 2014 và có xu hƣớng giảm tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)