Giải pháp phát triển công tác quản lý và nâng cao nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 108 - 110)

4.2. Các giải pháp nâng cao nănglực cạnh tranh củaNgân hàng TMCP Sài Gòn

4.2.4. Giải pháp phát triển công tác quản lý và nâng cao nguồn lực

4.2.4.1.Tiêu chuẩn hoá và đào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ nhân viên

Cùng với việc đầu tƣ hiện đại hoá công nghệ, giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng không thể thiếu đó là tiêu chuẩn hóa và đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Rất cần có một chiến lƣợc kinh doanh trung hạn và dài hạn về nhân sự. Đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực với những tiêu chí nhƣ năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt. Để nâng cao chất lƣợng và phát triển nguồn nhân lực, cần quan tâm, xem xét đến những giải pháp sau:

Cần xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự chuẩn, toàn diện, và thống nhất toàn hệ thống từ giai đoạn tuyển dụng đến khi tiếp nhận, đào tạo, đánh giá nhân viên qua hệ thống tiêu chuẩn trình độ nhân viên và kể cả tạo động lực làm việc cho nhân viên. hoàn chỉnh. Tạo sự lan truyền kinh nghiệm lẫn nhau và bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ kế thừa.

Tạo điều kiện hơn nữa để cán bộ thƣờng xuyên đƣợc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, đồng thời không ngừng bồi dƣỡng trình độ lý luận, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.

Tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng và năng lực của bản thân với môi trƣờng làm việc luôn thể hiện sự đoàn kết và hợp tác tốt giữa các đồng nghiệp với nhau. Nhân viên có trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng lãnh đạo phải có những cơ hội để thăng tiến trong tƣơng lai.

Nên kiểm tra nghiệp vụ hàng năm hoặc kiểm tra định kỳ vào mỗi đợt xét nâng lƣơng, nhằm đảm bảo có đƣợc lực lƣợng lao động tinh thông nghiệp vụ chung, đồng thời cần áp dụng triệt để cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý KD, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trƣờng. Ngoài ra, nên chú ý tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời Lao động với quyền lợi chung, bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo; tạo điều kiện và môi trƣờng lao động thật tiện lợi, thoải mái; xây dựng chế độ tiền lƣơng và thƣởng theo hƣớng khuyến khích ngƣời lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung; đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng

thích ứng của ngƣời lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động, biện pháp này sẽ giúp NH có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm đƣợc chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

4.2.4.2. Cải tiến thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ

Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng các dịch vụ tài chính, ngƣời tiêu dùng ngày nay càng có nhiều sự lựa chọn các dịch vụ phù hợp hơn cho mình và vì thế mức độ trung thành của khách hàng cũng thay đổi theo chiều hƣớng giảm dần. Vì vậy vấn đề thu hút và giữ chân khách hàng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của khách hàng. Bên cạnh việc nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng cũng phải quan tâm đến chất lƣợng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng, đảm bảo khách hàng hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng không chỉ là chất lƣợng sản phẩm mà còn là chất lƣợng phục vụ. Vì vậy những giải pháp để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng có thể kể đến:

- Trang bị kiến thức bao quát các nghiệp vụ đến tất cả các nhân viên để giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhanh nhất, tránh hƣớng dẫn khách hàng đi lòng vòng.

- Cử cán bộ hƣớng dẫn khách hàng đến tận nơi giải quyết nghiệp vụ. - Trang bị đầy đủ các tờ rơi, hƣớng dẫn quy trình nghiệp vụ.

- Nâng cấp đƣờng truyền, tốc độ xử lý nhanh tránh bị nghẽn mạch.

- Bộ phận thẻ phải trực và xử lý sự cố 24/24 để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tránh để máy ATM hết tiền khi khách rút tiền.

4.2.4.3. Mở rộng uỷ quyền điều hành tại các chi nhánh trực thuộc

Để nâng cao năng lực cạnh tranh tại các chi nhánh trong điều kiện hội nhập, quyền điều hành nên mở rộng hơn tại các chi nhánh (nhất là mức ủy quyền phán quyết cho vay và bảo lãnh), đối với các phòng giao dịch thì không nhất thiết áp dụng chung một nguyên tắc cho tất cả phòng giao dịch, nên căn cứ những đặc thù và đối tƣợng hoạt động từng phòng để có các mức ủy quyền phù hợp, nhất là các

phòng giao dịch hoạt động trên tại trung tâm TP, tỉnh, thị xã...luôn đối mặt với áp lực cạnh tranh với các NHTM lớn (cấp 1).

Để giám sát, quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng là việc thẩm định cho vay tại phòng giao dịch phải có sự kiểm tra giám sát lại của ban lãnh đạo tại chi nhánh cũng nhƣ các bộ phận chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn công thương (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)