Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần liên doanh đầu tư quốc tế KLF (Trang 51 - 56)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phân tích dữ liệu

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, nguồn dữ liệu đƣợc tác giả phân loại theo nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp để lựa chọn phƣơng pháp phân tích hợp klys đối với từng loại dữ liệu.

Nguồn dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu đƣợc tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu thu tập đƣợc từ các tài liệu báo cáo của Đại hội

đồng Cổ đông Công ty, các quy trình, quy định về quản lý cán bộ nhân viên, tiền công, lƣơng thƣởng chính sách cũng nhƣ những ta ̣p chí, tài liệu thống kế, websites... của Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tƣ Quốc tế KLF.

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả đã đọc và tổng hợp số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra đƣợc nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng SPSS phiên bản 16 để phân tích. Các thông số mà đề tài lựa chọn là số liệu phần trăm ( Frequence), số liệu trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) để đánh giá. Theo đó, tác giả đặt tên các biến cho từng yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc nhƣ sau :

Bảng 2.2: Các biến quan sát trong từng nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc Biến số Mục hỏi YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

DK1 - Trang thiết bị làm việc đƣợc đáp ứng đầy đủ DK2 - Môi trƣờng làm việc an toàn vệ sinh

DK3 - Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đƣợc đảm bảo DK4 - Không khí làm việc thoải mái vui vẻ

QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP

QH1 - Mọi ngƣời luôn có cảm giác đƣợc đối xử công bằng

QH2 - Đƣợc đóng góp ý kiến của mình lên ban lãnh đạo công ty

QH3 - Đƣợc đồng nghiệp giúp đỡ, hỗ trợ trong công việc QH4 - Nhân viên mới đƣợc tạo điều kiện hòa nhập với công ty

ĐÀO TẠO VÀ CƠ HỘI

THĂNG TIẾN

DT1 - Đƣợc đào tạo thêm về chuyên môn khi vào làm việc

DT2 - Nội dung đào tạo bổ ích cho công việc đang đảm nhận

DT3 - Đƣợc định hƣớng thăng tiến nghề nghiệp trong công việc

DT4 - Có cơ hội đƣợc bổ nhiệm khi đạt thành tích tốt

LƢƠNG VÀ PHÚC LỢI

PL1 – Cách thức trả lƣơng của công ty là hoàn toàn hợp lý

PL2 – Thời gian thanh toán lƣơng phù hợp

PL3 – Đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ đúng quy định PL4 – Công ty đảm bảo công tác thăm hỏi ốm đau

THƢỞNG

TH1 – Nhận đƣợc đầy đủ tiền thƣởng trong các dịp lễ tết TH2 – Chế độ thƣởng kịp thời

TH3 – Chế độ thƣởng đảm bảo công bằng TH4 - Thƣởng xứng đáng đúng quy định BẢN THÂN

CÔNG VIỆC

CV1 – Công việc đang đảm nhận phù hợp với trình độ chuyên môn

CV2 – Công việc có tính nhạy cảm, dễ va chạm CV3– Thƣờng xuyên phát sinh công việc ngoài giờ CV4 - Công việc đòi hỏi sáng tạo cải tiến

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

DL1 – Tôi luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc đƣợc giao

DL2 – Tôi yêu thích công việc của mình đang làm

DL3 –Tôi luôn phấn đấu nâng cao trình độ để làm việc tốt hơn

DL4 –Tôi hài lòng với vị trí công việc hiện tại của mình DL5 –Tôi luôn xem các vấn đề của công ty là vấn đề của bản thân

DL6 –Tôi muốn làm việc lâu dài trong công ty

Thang đo: Với mỗi mục hỏi đƣợc đánh giá trên thang đo Likert 5 mức độ: 1: Hoàn toàn không đồng ý

2: Không đồng ý 3: Không ý kiến 4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý.

Số liệu đƣợc tiến hành xử lý lần lƣợt nhƣ sau:

Thứ nhất, thông qua công thức Frequence – Tần suất: Với công thức này tác giả tính đƣợc chính xác số lƣợng lựa chọn của từng giả thiết thuộc từng biến đƣa ra. Thông qua công thức này, tác giả thu có thể nắm bắt đƣợc với từng giả thiết số đông trong công ty lựa chọn đang đánh giá ở nào, chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số ngƣời trả lời hợp lê.

Thứ hai, thông qua công thức tính Mean – Giá trị trung bình: Với công thức này tác giả tính đƣợc chính xác số điểm trung bình tính trên tất cả số phiếu hợp lệ của từng biến. Nếu công thức Frequence chỉ cho thấy đáp án đƣợc số đông lựa chọn

thì giá trị trung bình cho phép thu đƣợc kết quả là giá trị trung bình tính trên tất cả những ngƣời đƣợc hỏi mà không chỉ là những ngƣời đa số. Khi giá trị trung bình vƣợt quá ngƣỡng 3 (Phân vân) đồng nghĩa với việc đánh giá của ngƣời lao động về giả thiết đƣa ra nghiêng về phía Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý. Ngƣợc lại khi giá trị này dƣới mức 3 đồng nghĩa với việc đánh giá thiên về tiêu cực là Không đồng ý và Hoàn toàn không đồng ý.

Thứ ba, thông qua chỉ số Std. Deviation - Độ lệch chuẩn: Giá trị trung bình phản ánh đƣợc giá trị chung mà tất cả ngƣời lao động chọn tuy nhiên cũng có một hạn chế nhất định. Ví nhƣ một ngƣời chọn 5 và một ngƣời chọn 1 với một ngƣời chọn 4 và một ngƣời chọn 2 hay cả hai đều chọn 3 thì giá trị trung bình Mean thu về đều bằng 3. Tuy nhiên ở cả ba ví dụ trên độ mâu thuẫn giữa các ý kiến là khác nhau. Do đó độ lệch chuẩn là thông số cho phép tác giả biết đƣợc mức độ thống nhất trong lựa chọn của từng giả thiết. Theo đó, độ lệch chuẩn càng thấp ( <1) thì độ thống nhất giữa các ý kiến càng cao, ngƣợc lại độ lệch chuẩn càng cao thì bất đồng càng lớn. Do đó, độ tin cậy của từng giả thuyết cần phải đƣợc kiểm chứng.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2 tác giả đã thể hiện rõ các bƣớc tiến hành nghiên cứu đề tài, thực hiện quy trình nghiên cứu. Sử dụng 2 phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp các dữ liệu thứ cấp để có đƣợc các thông tin chính xác.

- Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Thu thập các thông tin thực tế về điều kiện làm việc và các nhân tố ảnh hƣởng

Tiếp đó tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi , tổng hợp dữ liệu và tiến hành xử lý thông tin theo phần mềm chuyên dụng SPSS phiên bản 16 để khảo sát và tiến hành phân tích trong chƣơng 3.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

LIÊN DOANH ĐẦU TƢ QUỐC TẾ KLF

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần liên doanh đầu tư quốc tế KLF (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)