Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
4.1. Định hướng triển khai và phát triển thị trường BHTDXK tại Việt Nam
4.1.2. Định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm TDXK Nhà nước
Về hình thức tổ chức.
Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Là một cơ quan được Nhà nước bảo trợ, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc gia và thực hiện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một công cụ hỗ trợ xuất khẩu; có nhiều chi nhánh ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực có mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phối hợp nhịp nhàng, tạo được sự đồng bộ trong quá trình thực hiện.
- Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ bởi các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm thương mại, các tổ chức tái bảo hiểm cũng như tổ chức tín dụng xuất khẩu chính thức khác thông qua việc trao đổi cơ sở dữ liệu, thông tin trong quá trình thanh toán quốc tế của các hợp đồng xuất khẩu hoặc tham gia đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm trong những dự án cụ thể.
- Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ bổ sung mà thị trường đang thiếu, thực hiện chuyển giao rủi ro với các công ty tái bảo hiểm bằng kỹ năng
quản lý cũng như tiềm lực về vốn, qua đó cân đối cơ cấu rủi ro, hạn chế gánh nặng cho các doanh nghiệp tham gia và Ngân sách Nhà nước.
Ngoài công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước còn có các thành phần kinh tế khác tham gia vào mô hình tín dụng xuất khẩu như Ngân hàng VDB, các ngân hàng thương mại trong nước, các DNBH, các tổ chức tín dụng xuất khẩu hoặc tổ chức tái bảo hiểm tùy theo phạm vi, tính chất hợp đồng xuất khẩu hoặc dựa vào phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu thống nhất ghi trong hợp đồng.
Về cơ chế tài chính.
Nguồn vốn chủ yếu của công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước được hỗ trợ bởi Ngân sách Nhà nước thông qua Ngân hàng VDB.Hiện nay, VDB nhận từ Ngân sách Nhà nước một nguồn kinh phí hàng năm và coi đây là nguồn vốn chính, để từ đó tiến hành thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.Ngân hàng VDB có thể dùng nguồn kinh phí này để hỗ trợ công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước vì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng là một hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu nên cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách tín dụng xuất khẩu. Ngược lại, doanh thu thu được từ việc cung cấp loại hình bảo hiểm này cho DNXK trong nước sẽ được công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước đóng góp vào Ngân sách.
Về sản phẩm cung cấp.
Loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước đưa ra phải coi như một sản phẩm của mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước thông qua chính sách bảo hiểm minh bạch, cụ thể, rõ ràng, thể hiện ở những góc độ sau:
- Về rủi ro được bảo hiểm: phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là giúp các DNXK hạn chế được rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Bên cạnh đó, có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với hai loại rủi ro phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế là rủi ro sản xuất và rủi ro tín dụng.
- Về phạm vi bảo hiểm: bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu hoặc những khoản vay trung – dài hạn do các ngân hàng cấp khi có các rủi ro chính trị hay kinh tế.
- Đối tượng khách hàng tham gia: chủ yếu la doanh nghiệp lớn, hoạt động trung và dài hạn. Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là thành phần kinh tế tiềm năng có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như quá trình hội nhập kinh tế thế giới nói riêng.
- Về kỳ hạn bảo hiểm: đối với các doanh nghiệp hoạt động trong thời gian ngắn, có thể quy định thời hạn thanh toán trong vòng 1 đến 2 năm. Còn đối với những doanh nghiệp hoạt động trung và dài hạn, kì hạn bảo hiểm có thể kéo dài từ 2 đến 7 năm theo tính chất mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu hoặc năng lực xuất khẩu cũng như vòng quay thu hồi vốn của doanh nghiệp đó trong quá trình sản xuất và xuất khẩu.
- Về cơ chế tính phí: mức phí sẽ được xác định dựa trên mức độ rủi ro của khả năng thanh toán. Khả năng xảy ra rủi ro càng lớn, phí bảo hiểm càng cao. Ngoài ra, cũng cần xem xét các yếu tô ảnh hưởng đến phí bảo hiểm như: tình hình nước nhập khẩu, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán và mức
độ bồi thường so với giá trị của hợp đồng mua bán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cần đưa ra mức phí ưu đãi.
- Về cơ chế bồi thường: cần phải có cơ chế bồi thường hợp lý, đa dạng với các gói bảo hiểm và tỉ lệ bảo hiểm hấp dẫn tùy mức độ rủi ro của hợp đồng xuất khẩu.