Thực trạng hoạt động tín dụng xuấtkhẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 58 - 66)

Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu

3.2. Tổng quan về hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu của Việt Nam

3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuấtkhẩu tại Việt Nam

3.2.1.1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của VDB

Với vai trò là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, VDB được phép thực hiện các nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Bảng 3.1: Kết quả cho vay tín dụng xuất khẩu từ năm 2007 đến 2012

Đơn vị: Tỷ đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh số cho vay 9.544 27.275 28.142 20.153 15.453 9.272 2 Thu nợ 6.987 19.496 27.011 18.122 15.742 6.171 3 Thu lãi 183 764 787 1.153 922 4 Tỷ lệ thu lãi 67,56% 78,45% 48,38% 85,21% 78,92% 5 Dư nợ đến 31/12 5.557 13.336 14.467 16.498 16.227 12.800

Doanh số cho vay có sự tăng trưởng qua các năm, trong đó năm 2008 là năm có nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu phát triển nhanh, mạnh, điều này được thể hiện qua số liệu tình hình thực hiện nghiệp vụ năm 2008 so với năm 2007: doanh số cho vay tăng mạnh gấp 3 lần, dư nợ tăng gấp 2,4 lần. Năm 2009, bất chấp những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 gây ra, doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu đạt 28.142 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2008, xuất sắc hoàn thành vượt mức kế hoạch dự nợ bình quân do Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, trong năm này, do khó khăn kinh tế đã làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Điều này thể hiện ở tỷ lệ thu lãi chỉ đạt 48,38%. Từ năm 2010 đến 2012, VDB thực hiện hạn chế tín dụng nên doanh số cho vay đạt thấp. Doanh số cho vay năm 2010 là 20.153 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2009 và tiếp tục giảm trong năm 2011 khi doanh số cho vay chỉ còn ở mức 15.453 tỷ đồng. Năm 2012 là năm có doanh số cho vay thấp nhất kể từ năm 2007, doanh số cho vay chỉ còn 9.272 tỷ đồng.

Tín dụng xuất khẩu là lĩnh vực mà VDB luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm. Trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2010, VDB đã giải ngân tín dụng xuất khẩu gần 106.000 tỷ đồng để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế. Tổng mức đóng góp của tín dụng xuất khẩu so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng từ 1,5% năm 2007 lên 3,2% năm 2008, lên 9,4% năm 2009, đạt 4,6% năm 2010 và khoảng 5% năm 2011. Với vai trò là công cụ của Chính phủ, VDB đã có những đóng góp tích cực để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu, phát triển kinh tế.

Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào các mặt hàng truyền thống như: thủy sản chiếm 60% danh số (riêng cá tra và cá basa chiếm 22% doanh số), cà phê chiếm 13% doanh số, đồ gỗ xuất khẩu chiếm 5% doanh số, gạo chiếm 8,5%

doanh số…Theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn thay đổi hàng năm thể hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm nông sản, sản phẩm thô sang các sản phẩm công nghiệp và chế biến. Do vậy, doanh số cho vay đối với các mặt hàng thủy sản, điều, cà phê…có xu hướng giảm dần, các sản phẩm công nghiệp như cơ khí trọng điểm (đóng tàu biển), máy tính nguyên chiếc, dây điện, cáp điện…doanh số cho vay tăng dần.

Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại VDB được thực hiện thống nhất tại tất cả các chi nhánh của VDB trên toàn quốc và áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Thủ tục, thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB đơn giản hơn nhiều so với trước, thể hiện ở việc số lượng giấy tờ, văn bản cần cung cấp giảm, trình tự duyệt vay được quy định cụ thể, có quy định trách nhiệm của từng bộ phận trong từng khâu hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, duyệt vay và giải ngân nhằm giảm tối đa phiền hà cho khách hàng. Tỷ lệ tài sản đảm bảo tiền vay được xác định linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và quan hệ tín dụng giữa khách hàng và VDB.Đối với một số trường hợp cụ thể, VDB có thể xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Đây là một lợi thế lớn của VDB so với các ngân hàng thương mại bởi hiện nay tỷ lệ tài sản đảm bảo tại các Ngân hàng thường ở mức cao, có thể lên tới 100% giá trị khoản vay.

Lãi suất tín dụng xuất khẩu luôn được điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô cũng như hoàn cảnh thị trường. Có thể thấy, trong khi mức lãi suất bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tương đối ổn định, mức lãi suất bằng đồng Việt Nam lại chịu sự điều chỉnh lãi suất rất lớn, tăng từ 8,7%/ năm vào tháng 8/2007 lên đến 11,4%/ năm vào năm 2012. Ngày 11/12/0214, Bộ Tài chính ban hành

thông tư số 189/2014/TT-BTC để điều chỉnh lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Nhà nước. Lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 9,6%; lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam giảm còn 7,2%. Ngày 19/05/2015, Bộ Tài chính cũng ban hành thông tư số 76/2015/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư bằng đồng Việt Nam là 8,55%/ năm; lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam là 6,9%/ năm.

3.2.1.2. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng khác.

Cùng với VDB, có nhiều ngân hàng thương mại khác cũng tham gia vào hoạt động tín dụng xuất khẩu với tư cách là chủ thể cho vay tín dụng.Tuy nhiên, số lượng và quy mô các khoản vay này chưa cao.

Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu.Có thể nói, từ năm 2011 đến nay, hoạt động tín dụng xuất khẩu của Vietcombank đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Nhìn vào kết quả cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2013, cho thấy, năm 2011, doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu của Vietcombank đạt 618 tỷ đồng. Năm 2012, doanh số cho vay tăng 65%, đạt 1.020 tỷ đồng. Năm 2013, doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu của Vietcombank là 1.122,4 tỷ đồng , tăng 12% so với năm 2012. Các khoản tín dụng xuất khẩu của Vietcombank đã và đang tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản (tôm, cá tra…), may mặc, gạo, thực phẩm, giày dép, vải sợi, đồ gỗ và cao su,… Đây là những lĩnh vực ngành hàng mà thời gian qua được Chính phủ tập trung chỉ đạo ưu tiên tín dụng… Song song việc thực hiện các chương trình tín dụng lớn theo chủ trương của Chính phủ cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng ưu tiên, trong đó bao gồm các doanh nghiệp xuất

khẩu có hoạt động sản xuất, kinh doanh được đánh giá hiệu quả với lãi suất thấp nhất có thể là 6,5%; các chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc gạo vụ đông xuân và hè thu, cho vay thu mua cá tra/ cá basa.. Vietcombank đã chủ động triển khai các chương trình cho vay ưu đãi cho các đối tượng được ưu tiên với lãi suất VND thấp nhất có thể là 5,0%/ năm.

Về phía ngân hàng Vietinbank, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng đã ban hành những chính sách riêng đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể như sau: Về tín dụng USD, đối với những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, Vietinbank thiết kế riêng chương trình cho vay USD với việc giảm lãi suất cho vay từ 2-3%/ năm so với mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu không có cam kết ngoại tệ, Vietinbank cũng áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất với mức lãi suất thấp hơn từ trung bình 0,5-1%/ năm so với mặt bằng lãi suất chung của thị trường. Về tín dụng VND, Vietinbank đã ban hành hàng loạt các chính sách cũng như sản phẩm, dịch vụ để phục vụ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi sử dụng các chương trình này của Vietinbank, các doanh nghiệp còn được miễn/ giảm phí và giá các sản phẩm bán chéo như: Phí thanh toán, phí bảo hiểm, ngân hàng điện tử…Bên cạnh đó, Vietinbank cũng xây dựng các sản phẩm tín dụng dành cho từng ngành nghề chuyên biệt như: Sản phẩm cho vay làng nghề truyền thống, cho vay tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền từ các hợp đồng xuất khẩu, chuỗi thủy sản, nông nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu với thủ tục nhanh gọn, tài sản bảo đảm là chính hàng hóa luân chuyển hay các khoản phải thu của doanh nghiệp…

Là ngân hàng chuyên phục vụ cho các nhà xuất-nhập khẩu, Eximbank luôn có những khoản vay phù hợp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó,

Eximbank đưa ra mức lãi suất cho vay USD hấp dẫn chỉ từ 2,5%/ năm và lãi suất cho vay VND chỉ từ 6,5%/ năm cùng với nhiều mức lãi suất ưu đãi theo từng kỳ hạn (01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và 12 tháng). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được giảm giá thanh toán lên đến 35%.Đây cũng là điểm nhấn của chương trình, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm và quản lý tốt các chi phí giao dịch.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), cũng đã triển khai chương trình “Chung sức cùng doanh nghiệp xuất khẩu”.SHB đã giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn. Hiện tại, ngân hàng dành 2.000 tỷ đồng triển khai tiếp theo chương trình này. Theo đó, các doanh nghiệp có nguồn thu bằng USD muốn vay vốn phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu sẽ được ngân hàng tài trợ mức lãi suất USD từ 2,5%/ năm.

Ngân hàng Sacombank cũng bắt đầu khai thác các sản phẩm tín dụng xuất khẩu.Hiện Sacombank đã có sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu cho các DNXK qua thị trường các quốc gia mà Sacombank có chi nhánh (trước mắt là Lào và Campuchia) dưới hình thức mua lại khoản phải thu của khách hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Đến hạn thanh toán, Sacombank chi nhánh nước ngoài sẽ tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng. Ngân hàng này dự báo nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với định hướng chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động sang thị trường quốc tế cùng với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Nhìn chung, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nhiều từ những biến động bất ngờ của nền kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam cũng như việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp

trong nước với bạn hàng nước ngoài gặp không ít khó khăn do phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nói cách khác, những rủi ro không được phòng ngừa xuất hiện trong hoạt động tín dụng xuất khẩu chính là trở ngại kìm hãm tốc độ phát triển của hoạt động xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam mà biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra Ngân hàng.

STT Tên chỉ tiêu Số lƣợng ngân hàng

1 Hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Ngân hàng

Cho vay dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu và cho vay TDXK

5

Cho vay TDXK và bảo lãnh vay vốn TDXK

10

2 Doanh thu của Ngân hàng từ hoạt động TDXK

Trên 2 tỷ đồng 3

Từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng 12

Dưới 1 tỷ đồng 0

3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thu được từ hoạt động cho vay TDXK

Trên 50% 4

Từ 20% đến 50% 11

4 Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng từ hoạt động cho vay TDXK

Trên 70% 2

Từ 50% đến 70% 4

Từ 20% đến 50% 9

Kết quả thu được từ bảng câu hỏi điều tra dành cho ngân hàng cho thấy, hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu mà các ngân hàng thường sử dụng là cho vay tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh vay vốn tín dụng xuất khẩu. Theo đó, có 10 ngân hàng lựa chọn hai phương án trên là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Số các lựa chọn phương án cho vay dự án đầu tư phục vụ xuất khẩu và cho vay tín dụng xuất khẩu là 5 ngân hàng, chỉ chiếm 1/3 số lượng ngân hàng tham gia điều tra. 80% ngân hàng tham gia khảo sát có doanh thu từ hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu chiếm từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng, và 20% ngân hàng tham gia khảo sát có doanh thu thu được từ hoạt động TDXK trên 2 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng doanh thu,11 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 20%-50% (chiếm 73,33%), và 4 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 50%. Về tỷ lệ nợ quá hạn từ hoạt động cho vay TDXK, có 2 ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên 70% (chiếm 13,33%), 4 ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn từ 50% đến 70% (chiếm 26,67%), và 9 ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn từ 20% đến 50% (chiếm 60%). Nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu là do doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh yếu kém nên không có khả năng trả nợ, dẫn tới việc các tổ chức tín dụng và Nhà nước không thể thu hồi vốn đúng hạn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tài chính vốn được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Tuy nhiên, cuộc điều tra khảo sát có một điểm hạn chế đó là các phiếu điều tra mới chỉ được gửi tới chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng. Do vậy, chưa thể cho thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như các số liệu thống kê chính xác về hoạt động tín dụng xuất khẩu của các Ngân hàng hiện nay. Điều này một lần nữa cho thấy cần phải có một công cụ hỗ trợ xuất khẩu giúp các doanh nghiệp và ngân hàng cho vay yên tâm hơn trước các rủi ro trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Trước nhu cầu trên, bảo hiểm tín dụng

xuất khẩu được coi là giải pháp kịp thời đáp ứng được mong mỏi của không chỉ doanh nghiệp trong nước, các tổ chức tín dụng, mà còn của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tăng cường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)