Thực trạng hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 66 - 81)

Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu

3.2. Tổng quan về hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu của Việt Nam

3.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu tại Việt Nam

3.2.2.1. Về phía nhà cung cấp bảo hiểm.

Hiệp hội cao su Việt Nam là tổ chức đầu tiên áp dụng hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng quy mô còn nhỏ. Cao su là một trong ba mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Trước tình hình giá cả thường xuyên biến động lớn, nhằm giúp hội viên giảm thiểu rủi ro về giá, Hiệp hội cao su Việt Nam đã thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cao su từ tháng 12/2006. Ngồn thu của Quỹ là từ 1% doanh thu xuất khẩu của các hội viên tham gia vào Quỹ. Quỹ đã thu được 50 tỷ đồng vào năm 2007 và 56 tỷ đồng năm 2008 và khoảng 62 tỷ đồng năm 2009. Mục đích của Quỹ là khắc phụ và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su do thay đổi giá, thị trường mới chưa ổn định, rủi ro trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Quỹ còn hỗ trợ cho hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cao su, cũng như hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, ngành cao su có khoảng hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp xuất hẩu lớn. Trong tương lai, sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu dự kiến tăng lên đến 1 – 1,2 triệu tấn vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu mở rộng thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống, tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, ngành cao su cần áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu nước ngoài

mua sản phẩm Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm ra thị trường mới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cần cho các nhà đầu tư ra nước ngoài vì hiện nay ngành cao su đầu tư rất nhiều vào các nước Lào và Campuchia.Cho nên, bên cạnh việc nhận được tín dụng từ các ngân hàng, các nhà đầu tư cũng cần bảo hiểm tối thiểu trong vòng ba năm để không bị rủi ro về vốn.

Nếu những năm trước, thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở bước đầu sơ khai nhất là mô hình Quỹ bảo hiểm xuất khẩu của Hiệp hội cao su Việt Nam thì giờ đây, trên thị trường đã có thêm các nhà cung cấp mới. Trong thời gian qua, một số hiệp hội, doanh nghiệp đã triển khai dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp, Công ty TNHH Bảo Việt Tokio Marine…nhưng vẫn ở quy mô nhỏ.

Năm 2008 mới chỉ có 03 doanh nghiệp bắt đầu triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đó là Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Công ty TNHH Bảo hiểm QBE (Việt Nam). Cả 03 doanh nghiệp trên chưa có đội ngũ chuyên gia về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do vậy họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tái bảo hiểm nước ngoài từ khâu khai thác, đánh giá rủi ro, thẩm định bảo hiểm,.. và tái phần lớn dịch vụ nhận được cho nhà tái bảo hiểm nước ngoài. Kết quả triển khai rất hạn chế, QBE có 02 hợp đồng với doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hơn 4 tỷ đồng, Bảo Minh có 06 hợp đồng với doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là 3 tỷ đồng, PVI chưa ký được hợp đồng bảo hiểm nào. Ngoài ra, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) đang nghiên cứu để triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đạt 3 triệu đô la Mỹ, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ đô Mỹ, một tỉ lệ quá thấp.

Năm 2011 là năm Bộ Tài chính đẩy mạnh quá trình triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Theo như Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011- 2013, có 07 DNBH được lựa chọn triển khai thí điểm (gồm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, QBE, UIC, Bảo Việt Tokio Marine và AIG).

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là thị trường mới, việc triển khai giai đoạn đầu có nhiều khả năng không thành công như mong muốn.Chính vì vậy, không chỉ doanh nghiệp, mà Chính phủ phải nỗ lực hơn nữa và có những điều chỉnh cho phù hợp.Các doanh nghiệp bảo hiểm dù nhận định không dễ phát triển trong phân khúc này, nhưng cũng đang quyết tâm triển khai, thậm chí, một số doanh nghiệp khác muốn được tham gia triển khai Đề án BHTDXK. Bên lề hội nghị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính vừa tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Bảo Long đã đề xuất mở rộng các doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai Đề án.(1)

Có thể thấy việc triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2011- 2013 bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực. Các DNBH tham gia thí điểm đã chủ động trong việc xây dựng quy tắc, điều khoản sản phẩm; tăng cường tiếp cận và quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Về hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các công ty bảo hiểm đều thành lập nhóm chuyên phát triển sản phẩm với các thành viên là từ nhiều phòng ban khác nhau của công ty. Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm mới nên các DNBH đều phải hợp tác với các tổ chức tín dụng xuất khẩu hàng đầu thế giới để xây dựng sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ví dụ như: PVI hợp tác với tập đoàn bảo hiểm Euler Hermes

(1) Tin thị trường bảo hiểm, Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, khó nhưng vẫn muốn tham gia, xem tại: https://mic.vn/NewDetail.aspx?id=97

thông qua chi nhánh của họ tại Singapore; Bảo Minh và UIC kí kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tài chính Coface; BVTM hợp tác với Tập đoàn Artradius… Các sản phẩm bảo hiểm này đều mang tính chất chuyển giao, theo đó các công ty bảo hiểm sẽ nghiên cứu tài liệu, quy trình và các điều kiện có thể triển khai sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, các DNBH cũng tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà tái bảo hiểm trong nước và quốc tế như Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE); các nhà tái bảo hiểm quốc tế Swiss Re, Munich Re, New Hampshire …; các nhà môi giới bảo hiểm hàng đầu thế giới như môi giới Aon, môi giới Mash & Mc Lennan, môi giới Gras Savoye Willis…

Về tỷ lệ phí bảo hiểm: Mức phí bảo hiểm được dựa trên việc đánh giá mức độ rủi ro thông qua uy tín của khách hàng, khả năng tài chính lịch sử tín dụng, tổn thất trong quá khứ, kì hạn tín dụng…

Về kênh phân phối sản phẩm: Sản phẩm được phân phối chủ yếu sử dụng mạng lưới chi nhánh các công ty thành viên và đối tác ngân hàng. Các công ty bảo hiểm nội địa có ưu thế hơn so với các công ty bảo hiểm nước ngoài và các công ty bảo hiểm liên doanh do mạng lưới chi nhánh nhiều, rộng khắp đất nước. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm nội địa có có đối tác chiến lược là các ngân hàng. Việc sử dụng tốt kênh phân phối này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí nhân lực, có thể sử dụng nguồn nhân viên ngân hàng – am hiểu về các giao dịch quốc tế và kết hợp thông tin về khách hàng để đánh giá rủi ro tín dụng.

Về công tác truyền thông: Các công ty bảo hiểm phối hợp với các bộ, hiệp hội các doanh nghiệp tổ chức hội thảo về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ví dụ: Bảo Việt tham gia thuyết trình về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Hội thảo

“Xuất khẩu xi măng hướng tới tăng trưởng bền vững do Bộ Công thương phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức; BVTM phối hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Lợi ích tài chính của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”… Ngoài ra, các công ty bảo hiểm cũng sử dụng các công cụ truyền thông khác như website của công ty, đăng quảng cáo trên báo, marketing trực tiếp đến các ngân hàng, hiệp hội thương mại xuất khẩu…

Ngày 31/12/2013, chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) do Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thực hiện theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm BHTDXK đã kết thúc. Chương trình được thực hiện trong giai đoạn 2011- 2013 với mục tiêu thí điểm, đưa ra sản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Qua 3 năm thực hiện, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, cùng các công ty bảo hiểm, các công ty xuất khẩu, chương trình đã đạt được những kết quả nhất định.

Kết thúc thời gian thí điểm, các doanh nghiệp đã cấp được tổng số 46 hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, kết thúc thời gian thí điểm, các DNBH đã cấp được tổng số 46 hợp đồng bảo hiểm (Bảo Minh 13 hợp đồng, QBE 11 hợp đồng, Bảo hiểm PVI 8 hợp đồng, UIC 7 hợp đồng, AIG 5 hợp đồng, BVTM 2 hợp đồng), trong đó có 23 hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và 23 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp bảo hiểm cho cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu bán hàng nội địa với tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng, phí bảo hiểm thu được là 17,23 tỷ đồng, bồi thường 13,33 tỷ đồng (một số hợp đồng hỗn hợp do

đặc thù kinh doanh của khách hàng nên không thể tách riêng doanh số cũng như phí bảo hiểm của phần xuất khẩu).

Bảng 3.3: Kết quả chƣơng trình thí điểm BHTDXK giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số lượng hợp

đồng cấp được

HĐBHTDXK 7 6 10

HĐBH hỗn hợp 5 9 9

Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 5,27 4,35 7,61

Số tiền bồi thường (tỷ đồng) 6,44 6,89 0

Tỷ lệ bồi thường/ doanh thu (%) 122,20 158,39 0

(Nguồn: Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm)

- Năm 2011: các DNBH cấp được 12 hợp đồng (trong đó có 07 hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, 05 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp), tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 2.328 tỷ đồng, phí bảo hiểm thu được là 5,27 tỷ đồng, bồi thường 6,44 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tham gia BHTDXK đạt 0,12%.

- Năm 2012: 15 hợp đồng (trong đó có 06 hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, 09 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp), tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm là 3.485 tỷ đồng, phí bảo hiểm thu được là 4,35 tỷ đồng, bồi thường 6,89 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tham gia BHTDXK đạt 0,14%. - Năm 2013: 19 hợp đồng (trong đó có 10 hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, 09 hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp), kim ngạch xuất khẩu được bảo

hiểm là 6.779 tỷ đồng, phí bảo hiểm thu được là 7,61 tỷ đồng, chưa phát sinh bồi thường. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tham gia BHTDXK đạt 0,26%.

Nói về tiềm năng của nghiệp vụ này, ông Lê Văn Thành, Tổng giám đốc Bảo Minh cho rằng, cơ hội còn rất nhiều cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2014, doanh thu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đạt khoảng 17 tỷ đồng.(2)Các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là con số khá ấn tượng, tuy nhiên, so với tiềm năng của thị trường thì doanh thu này còn rất nhỏ bé.

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra DNBH

STT Tên chỉ tiêu Số lƣợng DNBH

1 Doanh nghiệp bảo hiểm Đã biết BHTDXK và đưa vào danh mục sản phẩm

6

Đã biết BHTDXKvà chưa đưa vào danh mục sản phẩm

9

Chưa biết đến BHTDXK 0

2 Doanh thu phí thu được từ BHTDXK

Trên 1 tỷ đồng 2

Từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng 3

Dưới 500 triệu đồng 1

3 Tỷ lệ bồi thường của BHTDXK Trên 70% 4

(2) Đầu tư chứng khoán, Khơi thông “dòng chảy” bảo hiểm tín dụng thương mại, xem tại: http://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/khoi-thong-dong-chay-bao-hiem-tin-dung- thuong-mai-124511.html

Từ 50% đến 70% 2

Dưới 50% 0

4 Chiến lược dự định áp dụng để thu hút khách hàng

Phí bảo hiểm cạnh tranh và chú trọng vào dịch vụ bồi thường khi xảy ra tổn thất

2

Mở rộng rủi ro được bảo hiểm và chú trọng vào dịch vụ bồi thường khi xảy ra tổn thất

5

Chú trọng vào dịch vụ bồi thường khi xảy ra tổn thất

8

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả đối với công ty bảo hiểm)

Như vậy, có thể thấy các DNBH tham gia khảo sát đều đã biết đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, nhưng chỉ mới có 6 doanh nghiệp đưa loại hình bảo hiểm này vào danh mục sản phẩm (chiếm 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát). Doanh thu phí thu được từ loại hình bảo hiểm này cũng còn khá khiêm tốn. Trong số 6 doanh nghiệp triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, có 2 doanh nghiệp (tương đương với 33,33%) có phí bảo hiểm thu về trên 1 tỷ đồng, 3 doanh nghiệp thu được phí bảo hiểm từ 500 triệu đến 1 tỷ (chiếm 50%), và 1 doanh nghiệp có phí bảo hiểm dưới 500 triệu đồng (tương ứng với 16,67%). Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này cũng khá cao, trong đó 4 doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường trên 70%, chiếm 66,67% DNBH tham gia khảo sát có triển khai sản phẩm, 2 doanh nghiệp có tỷ lệ bồi thường từ 50% đến 70%, và không có doanh

nghiệp nào có tỷ lệ bồi thường dưới 50%. Như vậy là với một thị trường tiềm năng như Việt Nam mà mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp bắt đầu đi vào tìm hiểu và thực hiện thí điểm chứ chưa thực sự đi vào hoạt động kinh doanh. Khó khăn mà hầu hết các DNBH tham gia khảo sát vấp phải khi triển khai loại hình bảo hiểm này đó là do Chính phủ vẫn chưa thành lập hay ban hành một quy chế nào quy định một cơ quan hay tổ chức chịu trách nhiệm điều hành quản lý và thực hiện mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, chưa có một văn bản pháp lý hoàn chỉnh nào quy định cụ thể về việc hướng dẫn chuẩn bị để tiến hành thực hiện hoạt động bảo hiểm tín dung xuất khẩu, mà mới chỉ có quy định bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong bảy nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các DNBH phi nhân thọ được chủ động trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm (theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007), chỉ cần đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm với Bộ Tài Chính trước khi áp dụng. Các công ty bảo hiểm tham gia khảo sát cũng bày tỏ mong muốn có sự tham gia điều tiết của Chính phủ trên thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Qua đó tạo nên sự liên kết thống nhất trong hoạt động quản lý cũng như trong quản lý đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu này. Chính phủ ngoài việc tham gia điều tiết thị trường còn phải có những can thiệp nhằm hỗ trợ thị trường phát triển như: đầu tư ban đầu về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính cho doanh nghiệp triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Mặt khác, các công ty bảo hiểm cũng hi vọng Chính phủ sẽ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho thị trường về các công cụ hạn chế rủi ro khác. Về chiến lược dự định áp dụng để thu hút khách hàng tham gia loại hình bảo hiểm này, có 2 công ty bảo hiểm (tương đương với 13,33% doanh nghiệp tham gia khảo sát) lựa chọn phương án phí bảo hiểm cạnh tranh và chú trọng vào dịch vụ bồi

thường khi xảy ra tổn thất; 5 công ty bảo hiểm (tương đương với 33,34%) lựa chọn phương án mở rộng rủi ro được bảo hiểm và chú trọng vào dịch vụ bồi thường khi xảy ra tổn thất; 8 công ty bảo hiểm còn lại (tương đương với 53,33%) chỉ lựa chọn phương án chú trọng vào dịch vụ bồi thường khi xảy ra tổn thất làm chiến lược cạnh tranh.

3.2.2.2. Về phía người được bảo hiểm.

Do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhiều ngân hàng trên thế giới đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, điều này tác động mạnh mẽ đến thanh toán quốc tế, khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho nhà xuất khẩu ngay khi nhận hàng như trước đây. Nhiều doanh nghiệp tìm đến dịch vụ bảo hiểm cho các loại rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải nhưng hình thức này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)