Hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

quick Reference for U .S Exporters, America

1.2. Cơ sở khoa học của Bảo hiểmtín dụng xuất khẩu

1.2.2. Hoạt động bảo hiểmtín dụng xuấtkhẩu trên thế giới

Các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới luôn luôn phải đối mặt với một vấn đề: Tìm người mua ở nước ngoài để bán sản phẩm của họ và đảm bảo rằng họ được trả tiền cho hàng hóa mà họ xuất khẩu theo các điều kiện tín dụng. Đó là lý do bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể là họ sẽ không phải lo lắng về rủi ro thanh toán, bởi công ty bảo hiểm đã đảm nhận việc này. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp tăng tính thanh khoản, thanh toán trong giao dịch. Nhờ đó, độ rủi ro, khả năng dễ vỡ trong cán cân thanh toán, cán cân thu nhập…cũng sẽ được giảm đi.

Tại các nước Châu Âu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển rất nhanh, chiếm 80% thị phần bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên toàn thế giới. Các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đầu tiên được thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1919, tiếp theo đó,các tổ chức tương tự lần lượt ra đời ở các quốc gia Châu Âu khác. Năm 1934, nhà nước và tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tư nhân thành lập Liên minh Berne để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại qua biên giới bằng cách thúc đẩy việc chấp nhận điều kiện tín dụng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Liên minh Berne, hay nói một cách khác chính là Liên minh Bảo

hiểm tín dụng và đầu tư quốc tế, bao gồm 55 tổ chức bảo hiểm tín dụng và đầu tư lớn nhất từ các nước phát triển và đang phát triển. Ở Hy Lạp, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECIO) được thành lập năm 1988, nó là một thực thể pháp lý độc lập trong luật pháp Hy Lạp. ECIO là một tổ chức phi lợi nhuận được điều hành bởi 9 thành viện Hội đồng quản trị, được giám sát bởi Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính.

Ở nhiều nước Châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc…bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được triển khai từ lâu. Tại Malaysia, tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ra đời năm 1978, trước khi thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia (năm 1995). Ấn Độ thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1957, đến năm 2008 đã bảo hiểm được khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Năm 2001, Trung Quốc thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với tên gọi Tổng Công ty Sinosure. Tính đến tháng 12/2009, Sinosure đã bảo hiểm cho trên 75 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều có tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chuyên biệt như NEXI, KEIC, ECICS. Tại đất nước mặt trời mọc, hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã được sử dụng từ rất lâu, chính thức ra đời vào năm 1950 và ngay trong tháng 3 năm đó họ đã ban hành luật cho loại hình bảo hiểm này. NEXI của Nhật Bản là một trong mười tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngoài lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, tổ chức này còn cung cấp bảo lãnh đầu tư và bảo hiểm tín dụng đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài.

Ban đầu, các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đều do Nhà nước bỏ vốn thành lập và hỗ trợ theo cơ chế bù lỗ hòa vốn dài hạn. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu còn phải đảm bảo « không mang tính ưu đãi/ hỗ trợ phát triển » phù hợp với nguyên tắc của WTO, nên mô hình hoạt động của các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từng bước có sự tham gia của khu vực tư nhân để có thể vận hành theo cơ chế thị trường. Các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới như Atradius của Hà Lan, Coface của Pháp, Euler Hemmes của Đức…đều khẳng định rằng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, và được nhiều nước sử dụng thường xuyên. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được xếp vào loại bảo hiểm phi nhân thọ. Có những lĩnh vực trong xuất khẩu mà các dịch vụ bảo hiểm khác không làm còn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại đảm nhận. Trong các trường hợp có biến động chính trị, chiến tranh, bắt cóc…các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thông thường sẽ không chấp nhận bảo hiểm, nhưng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chấp nhận thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)