Chƣơng 2 : Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểmtín dụng xuất khẩu
3.1.2. Các chính sách điều chỉnh và cơ quan quản lý hoạt động bảo hiểm
3.1.2.1. Các chính sách và văn bản pháp luật điều chỉnh.
Một trong những văn bản pháp luật được coi là cơ sở điều chỉnh các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là Luật Kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 và Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010 với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân
dân và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm có chỉ rõ các loại nghiệp vụ bảo hiểm được điều chỉnh trong phạm vi của Luật, trong đó có bảo hiểm tín dụng và các rủi ro tài chính. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa có quy định cụ thể đối với loại hình bảo hiểm này mà mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quy định chung, áp dụng đối với nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trong phạm vi điều chỉnh. Như vậy, chưa xét đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chỉ mới xét đến hoạt động bảo hiểm tín dụng nói chung cũng có thể thấy hệ thống văn bản pháp lý còn khá nhiều thiếu sót, không đồng bộ dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn còn là hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam. Do vậy, chưa có một văn bản dưới luật nào như thông tư, nghị định, quyết định…được ban hành nhằm điều chỉnh cụ thể và trực tiếp hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đưa ra những quy định rõ về phạm vi bảo hiểm, nguyên tắc tính phí, kì hạn bảo hiểm, các điểm loại trừ…Trong tương lai, muốn phát triển loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh đầy đủ và cụ thể về hoạt động bảo hiểm này.
Ngày 05/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thời gian thí điểm trong 3 năm, từ năm 2011 đến cuối năm 2013; Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là 3%; ngành hàng được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là 21 ngành hàng thuộc 2 nhóm hàng:
- Nhóm 1: khuyến khích bảo hiểm cho các mặt hàng là thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, sắn và sản phẩm từ sắn (đây là những mặt hàng chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước).
- Nhóm 2: khuyến khích bảo hiểm cho các mặt hàng là dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, gốm sứ, thuỷ tinh, mây tre cói và thảm, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng, túi xách vali, mũ, ô dù, các loại sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Thiết kế sản phẩm và vai trò của DNBH được phép triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ thiết kế sản phẩm bảo hiểm với các thông tin cơ bản như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm:Theo đề xuất của Bộ Công thương,
đối tượng tham gia bảo hiểm là các thương nhân xuất khẩu thuộc 21 ngành hàng của 2 nhóm hàng đã nêu ở phần trên. Rủi ro được bảo hiểm tập trung vào các rủi ro thương mại liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh toán giữa người mua và người bán, bảo vệ người xuất khẩu khỏi rủi ro không thu hồi được tiền hay hàng hoá đã xuất khẩu. Ngoài ra, có thể xem xét bảo hiểm thêm rủi ro chính trị, nhưng loại trừ một số quốc gia có tình hình chính trị không ổn định như Irắc, Somali,..
Phí bảo hiểm:Về nguyên tắc, phí bảo hiểm tương xứng với rủi ro; đủ bù
đắp tổn thất dự kiến và chi quản lý. Có một số ý kiến đề nghị hỗ trợ phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm vì họ đã quen dùng hình thức thanh toán thư tín dụng và họ cho rằng việc mua bảo hiểm sẽ làm tăng thêm chi phí hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế đã bỏ ưu đãi về phí bảo hiểm, ngoài ra cam kết WTO của Việt Nam cũng không cho phép hỗ trợ đối với các thương nhân xuất khẩu.Đề
án này không xem xét hỗ trợ về phí bảo hiểm, mà khoản phí sẽ được tính toán theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế thì mới được các tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài chấp nhận.
Đặc biệt, Nhà nước hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩucủa các doanh nghiệp bảo hiểm do Bộ Tài chính lựa chọn.
Phương án triển khai:Để triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
hiệu quả và tập trung nhất, các nước thường thành lập một tổ chức chuyên thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, với điều kiện của Việt Nam, việc thành lập riêng một tổ chức này không khả thi do đòi hỏi đầu tư rất lớn về ngân sách (riêng vốn cấp ban đầu tối thiểu 400 tỷ đồng, tương ứng với khả năng thanh toán của 1% tổng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm, chưa kể các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng khác) và cần tối thiểu 3 năm để nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thiết lập bộ máy, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, xây dựng toàn bộ các quy trình nghiệp vụ và tài chính… Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ, do đó, để thực hiện được các mục tiêu và yêu cầu nêu trên, Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn một số DNBH phi nhân thọ đủ điều kiện triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Các điều kiện bao gồm:
- Nằm trong 5 doanh nghiệp phi nhân thọ đứng đầu thị trường về quy mô vốn chủ sở hữu (>1000 tỷ đồng), tổng dự phòng nghiệp vụ (>650 tỷ đồng) và mạng lưới hoạt động trên cả nước; hoặc là DNBH phi nhân thọ có cổ đông sáng lập hoặc chiếm trên 10% vốn điều lệ là 1 trong 10 ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu hoặc số lượng khách hàng là tổ chức lớn nhất tại Việt Nam; hoặc là
DNBH phi nhân thọ có công ty mẹ hoặc cổ đông lớn của công ty mẹ là DNBH chuyên về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
- Có tình hình tài chính lành mạnh, có lãi trong 3 năm gần đây;
- Chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do vi phạm các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quy trình nghiệp vụ.
- Có quy trình khai thác, giám định, bồi thường đối với sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu;
- Có Hợp đồng tái bảo hiểm đối với các dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, theo đó nhà tái bảo hiểm đứng đầu đáp ứng quy định tại Thông tư 155/2007/TT-BTC;
- Quy tắc, điều khoản, biểu phí minh bạch, rõ ràng, công bằng, đáp ứng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo hiểm cho các rủi ro tối thiểu nêu tại Đề án này;
- Cam kết triển khai thí điểm BHTDXK và có trách nhiệm báo cáo đánh giá tình hình thực hiện.
3.1.2.2. Cơ quan thực hiện quản lý và nhà cung cấp bảo hiểm.
Cùng với việc ban hành các chính sách và văn bản cụ thể điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cần có một cơ quan Quản lý Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và văn bản liên quan, đồng thời quản lý và giám sát hoạt động của loại hình bảo hiểm này. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Mặt khác, ở nước ta hiện nay cũng chưa
có được một nhà cung cấp loại hình bảo hiểm này chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp thiết của thị trường xuất khẩu nhiều biến động. Do vậy, cần triển khai thành lập một tổ chức bảo hiểm chịu trách nhiệm cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Trong đề án Đẩy mạnh xuất khẩu 2009-2010, Bộ Công thương cũng đã đề cập đến giải pháp thành lập Công ty Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước, tuy nhiên các giải pháp này đến nay vẫn chưa dược thực hiện. Việc tìm ra cơ quan quản lý Nhà nước cũng như đối tượng cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo hiểm này trong thời gian tới.